您现在的位置是:Giải trí >>正文
Nhận định, soi kèo Cerezo Osaka vs Urawa Red Diamonds, 17h00 ngày 28/3: Theo dòng lịch sử
Giải trí112人已围观
简介 Hồng Quân - 27/03/2025 21:34 Nhật Bản ...
Tags:
相关文章
Soi kèo góc Strasbourg vs Lyon, 2h45 ngày 29/3
Giải tríPhạm Xuân Hải - 28/03/2025 06:22 Kèo phạt góc ...
【Giải trí】
阅读更多FPT đặt cược vào chip bán dẫn, công nghệ ô tô và trí tuệ nhân tạo
Giải tríChủ tịch FPT Trương Gia Bình đã chia sẻ nhiều thông tin ấn tượng về FPT trong buổi tiếp đoàn công tác Bộ TT&TT. Ảnh: Lê Anh Dũng Một trong những điểm nhấn của FPT năm 2023 là việc lần đầu tiên tập đoàn này ghi nhận mức doanh thu 1 tỷ USD từ việc cung cấp dịch vụ CNTT tại các thị trường nước ngoài.
Kết quả này có được là nhờ sự tích lũy trong nhiều năm của FPT. Từ nhiều năm trước, FPT đã tập trung vào việc phát triển trí tuệ nhân tạo (AI), chào mời các nhân tài AI trong nước và trên thế giới về Việt Nam.
“Chúng tôi đã tập hợp được đội ngũ nhân sự làm AI đông đảo, chọn Quy Nhơn là thủ phủ, xây dựng đại học, phát triển thành phố AI tại đó. Chúng tôi cũng phát triển nền tảng AI với cả trăm triệu lượt người dùng thường xuyên, các công ty khởi nghiệp được trải nghiệm miễn phí. FPT cũng phát triển về ngôn ngữ, thị giác máy tính và mô hình AI tạo sinh”, ông Trương Gia Bình nói.
Theo ông Trương Gia Bình, AI, bán dẫn và công nghệ ô tô là ba hướng đi mà khối công nghệ FPT sẽ tập trung hướng tới. Đây cũng là 3 xu hướng công nghệ được FPT đặt cược suốt nhiều năm qua.
Về trí tuệ nhân tạo, FPT đã tham gia sáng lập Liên minh AI thế giới do IBM và Meta khởi tạo. Đây là cộng đồng của những công ty hàng đầu thế giới về trí tuệ nhân tạo, có mong muốn phát triển AI một cách minh bạch và an toàn. FPT cũng đã đầu tư vào Landing AI - startup do Andrew Ng - nhân vật số 1 về thị giác máy tính sáng lập.
Ở lĩnh vực chip bán dẫn, FPT Semiconductor là công ty Việt Nam đầu tiên thiết kế chip thương mại hóa, có đơn đặt hàng 70 triệu chip cho Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… FPT cũng đã hợp tác với nhiều tổ chức, công ty tại Nhật Bản, Mỹ trong việc phát triển chip bán dẫn.
Ở mảng công nghệ phần mềm cho ô tô, tập đoàn FPT hiện đang sở hữu đội ngũ 4.000 chuyên gia cùng nhiều đối tác, khách hàng là các hãng tên tuổi lớn toàn cầu và thành lập công ty FPT Automotive.
Chủ tịch FPT Trương Gia Bình. Ảnh: Lê Anh Dũng Nói về mục tiêu trong năm Giáp Thìn, ông Trương Gia Bình khẳng định: “Thiên can của năm nay là Giáp – Mộc dương. Phần Mộc là công nghệ. Năm nay được dự báo là năm công nghệ phát huy, chuyển động mạnh. Thìn là năm Rồng, con Rồng trong văn hóa Á đông là biểu tượng của sức mạnh. Như vậy, thiên thời là công nghệ, địa lợi là sức mạnh hóa rồng, vấn đề chỉ còn là nhân hòa”. Đó là lý do FPT hiện đang đoàn kết và tập trung phát triển nguồn nhân lực.
Theo ông Trương Gia Bình, trong năm 2024, tập đoàn FPT đặt mục tiêu doanh thu dự kiến tăng 17,5%, lợi nhuận trước thuế tăng 18,2%. Sau đại dịch Covid-19, điều mà tập đoàn FPT muốn hướng tới là dùng dữ liệu, kết hợp với AI để làm cuộc sống của mọi người trở nên hạnh phúc.
Nhà mạng Việt mở rộng vùng phủ 5G, lao vào “cuộc chiến” xuyên biên giớiCác nhà mạng viễn thông lớn như Viettel, VNPT, MobiFone đều tự đặt ra nhiều mục tiêu tham vọng cho năm mới 2024.">...
【Giải trí】
阅读更多Nhiều trường đại học hỗ trợ 50
Giải tríTại Trường ĐH Bách khoa Hà Nộihiện có khoảng 300 sinh viên đến từ các tỉnh miền Trung bị thiệt hại nặng do lũ lụt. Trước tình hình đó, để góp phần chia sẻ với những khó khăn tới người dân miền Trung, nhà trường quyết định sẽ hỗ trợ 50% học phí học kỳ 1 cho các đối tượng sinh viên này. Tuy nhiên, nhiều sinh viên cho biết, vì gia đình không bị ảnh hưởng nặng do mưa lũ nên các em đã đề nghị tập trung sự hỗ trợ cho các sinh viên khác khó khăn hơn.
Bên cạnh việc hỗ trợ học phí, để góp phần chia sẻ với những khó khăn của người dân miền Trung, trước đó, các cán bộ viên chức công đoàn trường cũng đã triển khai nhiều đợt quyên góp, ủng hộ.
Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nộicũng đã quyết định hỗ trợ trực tiếp cho các sinh viên có gia đình bị ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai, lũ lụt với các mức hỗ trợ tương đương miễn 100% hoặc 50% mức học phí hệ chuẩn học kỳ 1.
Hiện Trường ĐH Khoa học Tự nhiên đang thống kê sơ bộ số lượng sinh viên có gia đình ở các tỉnh ở khu vực miền Trung từ Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế. Nhà trường cũng đã gửi thư điện tử để các em sinh viên đăng ký thông tin.
Theo số liệu thống kê hiện tại, nhà trường có khoảng 100 sinh viên thuộc diện gia đình gặp khó khăn đang bị ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai, lũ lụt.
Còn tại Trường ĐH Thương mại, ban lãnh đạo nhà trường cũng quyết định hỗ trợ mỗi sinh viên miền Trung đang chịu thiệt hại nghiêm trọng bởi lũ lụt với số tiền là 10 triệu đồng.
Nhà trường cho biết, đây là mức hỗ trợ ban đầu của trường với hy vọng có thể giúp các em vượt qua được khó khăn trước mắt. Nhà trường sẽ tiếp tục kêu gọi các hình thức hỗ trợ khác trong thời gian tới để hỗ trợ sinh viên và người dân vùng lũ.
Có hàng trăm sinh viên đến từ các tỉnh miền Trung, Trường ĐH Thủy Lợicũng quyết định sẽ triển khai việc hỗ trợ trực tiếp như miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho các sinh viên có gia đình chịu ảnh hưởng của thiên tai trong thời gian qua. Ngoài ra, nhà trường cũng triển khai các hoạt động chia sẻ, tổ chức ủng hộ, quyên góp khác nhằm hỗ trợ bà con vùng lũ, trong đó có gia đình các sinh viên nhà trường.
Trường ĐH Giao thông Vận tảicũng đang rà soát danh sách sinh viên các tỉnh miền Trung đang theo học tại trường để có chính sách hỗ trợ kịp thời. Sau khi có số liệu thống kê, nhà trường sẽ đưa ra phương án hỗ trợ cụ thể để chia sẻ gánh nặng với gia đình sinh viên, động viên tinh thần giúp sinh viên yên tâm học tập.
Một người dân ở Quảng Bình ngồi trên mái nhà chờ ứng cứu. (Ảnh: Trương Thanh Tùng)
Không chỉ tại Hà Nội, nhiều trường đại học khu vực TP.HCM cũng đồng loạt đưa ra chính sách hỗ trợ chi phí cho sinh viên các tỉnh miền Trung đang chịu ảnh hưởng bởi bão lũ.
Mới đây, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCMđã đưa ra thông báo về việc hỗ trợ sinh viên có hoàn cảnh khó khăn do chịu ảnh hưởng nặng nề của lũ lụt.
Theo đó, tuỳ từng hoàn cảnh cụ thể, nhà trường sẽ xem xét giảm 25%, 50% hoặc 100% học phí học kỳ 1. Điều này nhằm động viên kịp thời và tạo điều kiện cho sinh viên an tâm học tập.
TạiTrường ĐH Kinh tế TP.HCM, trước ngày 3/11, nhà trường cũng sẽ tiếp nhận hồ sơ đăng ký hỗ trợ của sinh viên có gia đình khó khăn, bị ảnh hưởng trực tiếp do lũ lụt năm nay. Sau đó, nhà trường sẽ xem xét hỗ trợ 50% học phí học kỳ cuối dựa trên mức học phí chương trình đại trà.
Trường ĐH Công nghiệp TP.HCMcũng đang lập danh sách số sinh viên ở các tỉnh miền Trung có gia đình bị thiệt hại do bão lũ để hỗ trợ giảm 50% học phí. Dự kiến, tổng số tiền học phí miễn giảm cho đối tượng này lên đến 3 tỷ đồng.
Trường ĐH Ngân hàng TP.HCMdự định sẽ hỗ trợ 250 suất học bổng (1 triệu đồng/ suất) cho sinh viên có cha, mẹ hoặc người giám hộ ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế bị thiệt hại do thiên tai, lũ lụt. Thời gian nhà trường nhận nộp hồ sơ đến hết ngày 5/11.
Tại Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM,nhà trường cũng đã thống kê những tân sinh viên đến từ vùng bị bão lũ bị ảnh hưởng nặng để có phương án hỗ trợ kịp thời. Như mọi năm, trường sẽ hỗ trợ các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn và học giỏi theo các tiêu chí của nhà tài trợ.
Tuy nhiên năm nay, trong thời điểm này, nhà trường sẽ ưu tiên các sinh viên có gia đình bị ảnh hưởng bởi bão lụt ở miền Trung trước. Qũy học bổng nhà trường dự kiến sẽ trao cho hai đối tượng này khoảng 700 triệu đồng.
Thúy Nga
Thầy hiệu trưởng lội nước mang cơm cho sinh viên bị cô lập vì mưa lũ
Trong những ngày miền Trung mưa lớn, gây ngập sâu nhiều vùng, hiệu trưởng và nhiều thầy cô giáo của Trường ĐH Nông Lâm, ĐH Huế đã chèo đò đến tiếp tế lương thực cho sinh viên đang bị cô lập vì mưa lũ.
">...
【Giải trí】
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo nữ Fomget Genclik vs nữ Cekmekoy, 18h00 ngày 27/3: Kết quả dễ đoán
- Thạc sĩ 'nghiện' nuôi tôm, gà
- Thanh Hằng, Hà Hồ hoá công chúa, Lý Nhã Kỳ khoe ngực đầy gợi cảm
- Hoa vui ca tập 34: Trình chiếu nhiều clip ấn tượng của khán giả nhí
- Nhận định, soi kèo Navbahor Namangan vs Andijan, 21h30 ngày 28/3: Tiếp đà bất bại
- Sếp Nvidia, TSMC bàn cách tháo gỡ vấn đề nguồn cung chip AI
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Everton Vina del Mar vs Universidad Chile, 06h30 ngày 28/3: Thời của khách
-
TS Trương Đình Thăng (sinh năm 1975) đã có trên 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục. Anh là thành viên Hội đồng khoa học liên ngành Tâm lý học – Giáo dục học của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (Nafosted) và nghiên cứu viên của Trung tâm nghiên cứu Châu Á – Thái Bình Dương về Lãnh đạo (trực thuộc Trường ĐH Sư phạm Hongkong). Anh tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục tại Trường ĐH Sư phạm Dunedin, ĐH Otago (New Zealand) năm 2003-2004 và tốt nghiệp Tiến sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục tại Trường ĐH Vitoria thành phố Wellington (New Zealand) năm 2013.
Nghiên cứu của TS Thăng tập trung vào các lĩnh vực: lãnh đạo và quản lý trường học, phát triển chuyên môn, lãnh đạo chuyên môn, văn hóa và lãnh đạo. Anh đã công bố nhiều bài báo trên các tạp chí quốc tế thuộc danh mục SSCI, Scopus và các chương sách trên các nhà xuất bản quốc tế có uy tín…
Với bản lý lịch khoa học như trên, TS Thăng khiến khá nhiều người ngỡ ngàng khi biết nơi công tác hiện nay là Trường CĐ Sư phạm Quảng Trị, ở vị trí hiệu trưởng.
"11 năm học dưới ánh đèn dầu mà còn đi du học được…"
TS Thăng nói sau hơn 4 năm làm tiến sĩ ở New Zealand, có khá nhiều người khuyên anh ở lại.
“Tôi đi bằng học bổng 322, nên tất nhiên là có điều khoản ràng buộc là phải về nước làm việc. Tuy nhiên, nói thật là tôi biết một số người cũng du học bằng học bổng này và họ vẫn tìm cách ở lại bằng được, nên nếu muốn, tôi cũng có thể…”.
Khi đó, công việc của vợ anh Thăng cũng đang rất thuận lợi – chị làm quản lý tiệm nail khá lớn cho một người bạn. Người này cũng khuyên vợ anh suy nghĩ, nếu muốn họ sẽ thuê luật sư lo thủ tục ở lại cho.
“Vợ tôi băn khoăn lắm. Con tôi khi đó đã học được một học kỳ ở lớp 1. Mọi thứ có thể nói là khá thuận lợi nếu tôi quyết định không về” – anh Thăng nhớ lại.
“Vì vậy, về hay ở cốt lõi là sự lựa chọn. Có một số yếu tố khiến tôi không cần phải suy tính quá nhiều, mà trước hết, tôi tự thấy mình là người nặng tình".
TS Trương Đình Thăng (ngoài cùng bên phải) ngày tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục tại Trường ĐH Sư phạm Dunedin, ĐH Otago (New Zealand) Tôi xuất thân từ nông thôn, ở một vùng rất nghèo của huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Nơi tôi sinh ra nghèo khó tới mức đến tận năm lớp 12, tôi mới được học dưới ánh đèn điện. Nhưng không hiểu sao, chính sự nghèo khó này lại khiến tôi gắn bó với quê hương. Tôi nghĩ quê tôi cần những người con được học hành quay về.
Hơn nữa, đến thời điểm đó, tôi cảm thấy mình xa nhà đã quá lâu rồi, bố mẹ đã đến tuổi già, tôi muốn ở gần để tiện chăm sóc”.
Anh Thăng nhìn nhận rằng đa phần những người chọn ở lại thực chất mong muốn một môi trường tốt hơn cho con cái chứ không phải cho bản thân.
“Các cụ có câu “hy sinh đời bố, củng cố đời con”. Ở lại vì con, thì bản thân mình – thẳng thắn mà nhìn nhận – sẽ chỉ là “công dân hạng 2”, trừ khi mình đủ khả năng trở thành giáo sư, giảng viên trong các trường đại học lớn của nước bạn.
Trở về cũng có cái hay. Bản thân tôi học trường làng, làm bài dưới ánh đèn dầu mà vẫn có cơ hội du học như ai. Vì vậy, con cái mình mà có ý chí thì vẫn có cơ hội đi tiếp.
Đến bây giờ, với những người bạn mong con em du học sớm tôi vẫn có lời khuyên nếu không thực sự cần thiết thì cứ từ từ. Cứ để con ở bên mình trong giai đoạn niên thiếu, khi con cần sự quan tâm của cha mẹ trước những thay đổi về tâm sinh lý. Ở đây, con vẫn có môi trường học tập tốt và hoàn toàn có cơ hội du học sau này".
Và còn một điều quan trọng khác khiến anh Thăng không mất nhiều thời gian suy tính ở hay về.
“Tôi nghĩ rằng Nhà nước đã cho mình bao nhiêu tiền ăn học đến chừng này, thì việc của mình – dù nói thì có vẻ sách vở - phải là trở về để tham gia đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Tôi không mong ước lớn lao, chỉ muốn trở thành một tác nhân cho những thay đổi tốt đẹp hơn trong giáo dục”.
Trở về với ngôi trường “dưới đáy”
Khi mới về Việt Nam, ĐH Huế, ĐH Đà Nẵng và một số trường đại học ở Hà Nội, TP.HCM đều sẵn sàng tiếp nhận vị tiến sĩ này. Nhưng rốt cuộc, anh Thăng lại chọn về ngôi trường có vị trí rất khiêm tốn trong hệ thống các trường ĐH, CĐ của Việt Nam.
Đảm nhiệm vị trí phó hiệu trưởng rồi hiệu trưởng từ năm 2018, anh Thăng nói 3 năm qua đã dành mọi tâm huyết cho sự phát triển của nhà trường.
TS Thăng và GS Clive Dimmock - ĐH Glasgow (Scotland) TS Thăng chia sẻ rằng lúc mới về, anh đã mong Trường CĐ Sư phạm Quảng Trị sẽ phát triển thành một trường đại học địa phương. Quả thực, với 15 tiến sĩ, 74 thạc sĩ, nhà trường có một đội ngũ giảng viên mạnh trong nhóm các trường cao đẳng. Tuy nhiên, mong muốn này đã không thành hiện thực.
Bên cạnh đó, vị tân hiệu trưởng còn phải đối mặt với thực trạng khắc nghiệt: “Tôi đảm nhận vị trí hiệu trưởng khi trường đã trong tình trạng “thủng đáy” - cơ sở khang trang, giáo viên chất lượng cao nhưng không tuyển được người học. Trường từng “được” lên báo khi khó khăn đến mức 1 khoa chỉ tuyển được... 5 sinh viên. Câu chuyện éo le này xảy ra với nhà trường trong suốt 5 năm qua".
Theo TS Trương Đình Thăng, dùng từ "dưới đáy", "thủng đáy" với hàm ý trường ở tình thế vô cùng khó khăn. Nguyên nhân là hiện nay từng bước tiến tới việc giáo viên mầm non, tiểu học, trung học và dạy nghề phải có trình độ đại học trở lên. Điều này có nghĩa là sứ mệnh của các trường cao đẳng sư phạm gần như đã hết.
“Tháng 10/2019, trong ngày khai giảng, nhìn 200 sinh viên năm cuối, tôi tự hỏi nếu năm sau mà không được tuyển học sinh phổ thông, ngôi trường này sẽ ra sao?”.
Câu trả lời là nếu cứ tiếp tục tình trạng này, hoặc phải giải tán trường, hoặc đưa giảng viên sang các trường khác giảng dạy để giải quyết vấn đề đội ngũ. Chỉ có hy vọng là đề án thành lập Trường phổ thông liên cấp nằm trong Trường CĐ Sư phạm Quảng Trị được UBND tỉnh thông qua. Và hy vọng này đã trở thành hiện thực khi đề án được phê duyệt.
“Dù có thể nói đây là một bước lùi so với mong muốn nâng cấp lên đại học, nhưng chúng tôi phải tự cứu lấy mình. Nếu không làm, trường sẽ “chết”. Có câu ngạn ngữ rằng “Thà thắp lên một que diêm còn hơn ngồi nguyền rủa bóng tối”" - anh Thăng trầm tư.
Năm học 2020-2021, Trường Phổ thông liên cấp CĐ Sư phạm Quảng Trị tuyển sinh được 200 học sinh khối 6 và khối 10 (mỗi khối 3 lớp). Đây là trường công lập đầu tiên tại Quảng Trị cho các em học 2 buổi/ngày, có bán trú hoặc nội trú. Nếu mọi việc thuận lợi, trong 3 năm nữa, trường sẽ có từ 800-1.000 học sinh phổ thông. Bên cạnh đó, trường tiếp tục triển khai các đề án bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên trong tỉnh, nâng chuẩn giáo viên, đào tạo lại, đào tạo mới giáo viên…
“Ngày khai giảng vừa qua đã diễn ra trọn vẹn. Thú thực, nếu năm nay còn chưa được tuyển học sinh phổ thông, có lẽ tôi “dẹp” luôn lễ khai giảng khi chỉ tuyển được 40 sinh viên theo học ngành mầm non".
Trong những năm qua, chỉ có một điều khiến cựu du học sinh này tiếc là không được làm việc ở một môi trường có thể phát huy nhiều hơn về năng lực nghiên cứu khoa học. "Ngoài ra, tôi không hề ân hận vì đã là nhân tố giúp nhà trường ổn định và sẽ phát triển trong tương lai”.
Điều tâm đắc nhất khi làm hiệu trưởng, theo anh Thăng, chính là sức ì ít hơn, chủ động, tìm tòi hơn trong công việc. “Tôi thay đổi được chính bản thân mình”.
Làm thầy là "làm gương"
Trở lại với câu chuyện nhận giữ "ghế" hiệu trưởng một ngôi trường đang gặp quá nhiều khó khăn, anh Thăng kể rằng khi biết tin này, một trong những người thầy có ảnh hưởng lớn nhất tới anh đã gửi thư khuyên. Đó là GS Philip Hallinger, hiện đang làm việc tại ĐH Mahidol (Thái Lan).
Trong thư, GS Philip Hallinger viết rằng: “Anh suy nghĩ kỹ rồi hãy lựa chọn. Trước đây, tôi từng có những sinh viên xuất sắc trong nghiên cứu khoa học nhưng khi làm quản lý thì năng lực nghiên cứu của họ lụi tàn”.
Với GS Philip Hallinger - người có ảnh hưởng rất lớn tới TS Thăng Tuy nhiên, anh Thăng đã không “nghe lời” thầy, bởi theo anh, dù mất thời gian với công tác quản lý nhưng tầm ảnh hưởng trong công việc nghiên cứu lại tốt hơn.
Và có lẽ, đây chỉ là một trong số ít lần anh Thăng “cãi” thầy như vậy. Còn lại, những gì anh được học và nhận từ những người thầy khi đi du học, anh đều áp dụng đối với học trò của mình.
“Đó chính là sự “làm gương”. Khi tôi đi học, các thầy cô giúp đỡ tôi không đòi hỏi, nề hà.
Vì vậy, tôi muốn đưa sự tử tế mình từng nhận được tới sinh viên, học viên và hy vọng sau này các em sẽ hành xử phù hợp”.
Ngân Anh
Phim ngắn về cô giáo người Mường lọt top 10 giáo viên toàn cầu
Tổ chức Varkey Foundation vừa công bố phim ngắn về cô Hà Ánh Phượng, giáo viên Tiếng Anh của Trường THPT Hương Cần, Thanh Sơn, Phú Thọ - người vừa lọt top 10 giáo viên xuất sắc toàn cầu.
" alt="Tiến sĩ du học nước ngoài về làm hiệu trưởng ngôi trường 'dưới đáy'">Tiến sĩ du học nước ngoài về làm hiệu trưởng ngôi trường 'dưới đáy'
-
Trong văn bản số 614/KL-TLĐ ngày 23/6/2020, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐLĐVN) đã xác minh về 2 nội dung tố cáo với ông Lê Vinh Danh. Thứ nhất là: Nghị quyết số 03/2020 Hội đồng trường do Hiệu trưởng Lê Vinh Danh ký ban hành là văn bản trái pháp luật và trái các quy định của Tổng Liên đoàn.
Thứ hai là: ông Lê Vinh Danh lạm dụng quyền trong việc tự ý ký Nghị quyết miễn nhiệm Hội đồng trường và Phó Hiệu trưởng, tự gia hạn cho mình dẫn tới việc trường không có Hội đồng trường, làm cho tổ chức của Nhà trường không vận hành theo đúng pháp luật…
Đoàn Chủ tịch TLĐLĐVN đã kết luận nội dung tố cáo thứ nhất là đúng, nội dung tố cáo thứ hai phần lớn là đúng.
Ban hành Nghị quyết Hội đồng trường trái luật
Về nội dung tố cáo Nghị quyết số 03/2020/HĐT-NQ là văn bản trái pháp luật, kết quả xác minh của TLĐ như sau:
Ngày 19/3/2020, ông Lê Vinh Danh ký giấy mời họp Hội đồng trường ĐH Tôn Đức Thắng vào ngày 26/3 với nội dung: “Thông qua báo cáo tình hình hoạt động nhà trường giữa hai kỳ họp; cùng một số nội dung cần xin chủ trương của Hội đồng trường trong thời điểm ứng phó với dịch Covid-19”.
Đoàn xác minh đã làm việc trực tiếp với 15 thành viên Hội đồng trường, xem xét trích xuất camera ghi hình và tiếng cuộc họp... Kết quả cho thấy: Ngày 26/3, Hội đồng trường ĐH Tôn Đức Thắng đã họp với sự chủ trì của ông Lê Vinh Danh. Có 13/15 thành viên dự họp. Tài liệu được phát tại cuộc họp gồm: Báo cáo về tình hình hoạt động của Trường từ ngày 19/10/2019 đến nay; Báo cáo về những công việc đã thực hiện để thành lập Hội đồng trường mới. Ngoài ra, ông Danh thông tin về các giải pháp của nhà trường ứng phó với hậu quả của dịch Covid-19; việc kéo dài nhiệm kỳ của hiệu trưởng.
Tại hội nghị, ông Lê Vinh Danh khẳng định Hội đồng trường và các Phó Hiệu trưởng đã kết thúc nhiệm kỳ. Ngay sau cuộc họp, ông Lê Vinh Danh ban hành một số nghị quyết, trong đó có Nghị quyết số 03/2020/HĐT-NQ.
TLĐLĐVN đã kết luận về nội dung "Hội đồng trường và các Phó hiệu trưởng chính thức kết thúc nhiệm kỳ và nhiệm vụ kể từ 17:00 ngày 31/3/2020" trong Nghị quyết này như sau: Hiệu trưởng không có tờ trình; Hội nghị không thảo luận, không biểu quyết về nội dung này; Không báo cáo cơ quan có thẩm quyền; Biên bản ghi chép cuộc họp không đúng với diễn biến cuộc họp.
Ngoài ra, cá nhân ông Lê Vinh Danh cũng khẳng định không có tờ trình và không thảo luận về nội dung này tại cuộc họp.
Như vậy, việc ông Lê Vinh Danh ký ban hành Nghị quyết số 03 ngày 26/3/2020 là vi phạm quy trình, thủ tục ban hành Nghị quyết, giả mạo ý kiến biểu quyết của các thành viên Hội đồng trường. Việc này cũng vi phạm quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng trường ĐH Tôn Đức Thắng…
TLĐLĐVN kết luận nội dung tố cáo là đúng.
Ông Lê Vinh Danh, Hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng vừa bị đình chỉ công tác Tự ý miễn nhiệm Hội đồng trường và 3 Phó Hiệu trưởng
Nội dung tố cáo thứ hai là về việc ông Lê Vinh Danh lạm dụng quyền trong việc tự ý ký Nghị quyết miễn nhiệm Hội đồng trường và Phó Hiệu trưởng, tự ý gia hạn nhiệm kỳ cho mình, dẫn tới việc trường không có Hội đồng trường làm cho tổ chức của nhà trường không vận hành theo đúng pháp luật. TLĐLĐVN kết luận nội dung tố cáo này phần lớn là đúng.
Cụ thể, kết quả xác minh của TLĐLĐVN cho thấy ông Lê Vinh Danh đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, giả mạo biểu quyết của tập thể, cố ý ban hành Nghị quyết của Hội đồng Trường trái pháp luật. Hành vi lợi dung chức vụ, quyền hạn của ông Lê Vinh Danh được cho là "nguy hiểm hơn hành vi lạm quyền".
Thông báo Hội đồng trường kết nhiệm kỳ trên website của trường TLĐLĐVN cũng kết luận theo quy định của pháp luật hiện hành, nhiệm kỳ của Hội đồng trường kết thúc do pháp luật quy định hoặc theo quy chế tổ chức và hoạt động của Nhà trường, không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trường.
Đối với các Phó Hiệu trưởng đã được bổ nhiệm bởi Đoàn Chủ tịch TLĐLĐVN, do Hội đồng trường chưa được thành lập theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, nên thẩm quyền quyết định đối với nhân sự Phó Hiệu trưởng thuộc Đoàn Chủ tịch TLĐLĐVN.
Về tự ý gia hạn nhiệm kỳ cho hiệu trưởng để xử lý các vấn đề theo đề nghị của các ngân hàng có được thảo luận và biểu quyết tại cuộc họp. Tuy nhiên, căn cứ quy định của pháp luật, việc Hội đồng trường nhiệm kỳ 2014-2019 gia hạn nhiệm kỳ cho hiệu trưởng là không có căn cứ pháp lý.
Trong bối cảnh nhà trường chưa thành lập được Hội đồng trường theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học, việc ông Lê Vinh Danh ký ban hành Nghị quyết trái quy định về kết thúc nhiệm kỳ đối với ba Phó Hiệu trưởng làm cho công tác điều hành, chỉ đạo hoạt động của nhà trường không đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, ảnh hưởng đến quyền lợi của người học và sự phát triển của nhà trường. Điều này dẫn tới việc vận hành của Nhà trường không đúng theo quy định của pháp luật.
Do đó, TLĐLĐVN cho rằng việc ban hành Nghị quyết số 03 của Hội đồng trường ĐH Tôn Đức Thắng do ông Lê Vinh Danh ký là trái với quy định của pháp luật cả về nội dung, quy trình thủ tục và thẩm quyền...
TLĐLĐVN yêu cầu ông Lê Vinh Danh, Hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng, chủ tọa cuộc họp Hội đồng trường ngày 26/3 thu hồi Nghị quyết ban hành trái quy định về nội dung, trình tự, thẩm quyền. Khôi phục chức danh Phó Hiệu trưởng cho các công Võ Hoàng Duy, Trần Trọng Đạo, Nguyễn Ngọc Sơn theo quy định.
Thông báo các Phó hiệu trưởng hết nhiệm kỳ trên website của trường Về trách nhiệm cá nhân, TLĐLĐVN kết luận rằng ông Lê Vinh Danh vi phạm Quy chế tổ chức và Hoạt động của Trường ĐH Tôn Đức Thắng, vi phạm Quy định 47 của Ban chấp hành TW Đảng về những điều Đảng viên không được làm, vi phạm Luật Viên chức.
Tuy nhiên, do trong quá trình Đoàn chủ tịch TLĐLĐVN đang xem xét, giải quyết tố cáo liên quan đến ông Lê Vinh Danh thì Đoàn kiểm tra của Ủy ban kiểm tra Thành ủy TP.HCM cũng đồng thời kiểm tra toàn diện cấp ủy và cá nhân liên quan ở Đảng bộ Trường ĐH Tôn Đức Thắng. Để thực hiện đúng nguyên tắc “một hành vi không xử lý hai lần”, Đoàn chủ tịch TLĐLĐVN quyết định chuyển kết luận này và hồ sơ vụ việc đến Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TP.HCM.
Thanh Huyền
Tạm đình chỉ chức vụ Hiệu trưởng ĐH Tôn Đức Thắng đối với ông Lê Vinh Danh
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vừa có Quyết định tạm đình chỉ công tác đối với ông Lê Vinh Danh, Hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng. Trước đó, ông Danh cũng đã bị đình chỉ chức vụ Bí thư Đảng ủy.
" alt="Những nội dung tố cáo đối với Hiệu trưởng ĐH Tôn Đức Thắng vừa bị đình chỉ">Những nội dung tố cáo đối với Hiệu trưởng ĐH Tôn Đức Thắng vừa bị đình chỉ
-
Thiên Ân viết tâm thư cảm ơn BTC Hoa hậu Hòa bình Quốc tế. Hoa hậu Hòa bình Việt Nam 2022 không quên gửi lời chúc mừng đến tân Hoa hậu Hòa bình Quốc tế 2022: “Tôi muốn gửi một tràng pháo tay cùng cái ôm thật chặt đến Isabella mặc dù chúng ta không có nhiều cơ hội nói chuyện cùng nhau, nhưng tôi luôn cảm thấy được sự tươi vui và năng lượng từ bạn". Thiên Ân hạnh phúc vì được chứng kiến giây phút đăng quang của Isabella và hy vọng cô sẽ có một hành trình tuyệt vời và tiếp tục tỏa sáng.
Thiên Ân gửi lời chúc mừng đến tân Hoa hậu Hòa bình Quốc tế 2022 - Isabella đại diện của Brazil. Dù phải dừng chân ở Top 20, Thiên Ân xúc động khi nhắc đến thành tựu của Top 10 Hòa hậu Hòa bình Quốc 2022: “Tôi cũng muốn gửi lời chúc mừng đến 5 cô gái xinh đẹp đã lọt vào Top 5 Hoa hậu Hòa bình Quốc tế 2022. Tôi biết, hành trình của các bạn chỉ mới bắt đầu, đây là lúc chứng minh với mọi người các bạn có thể nở rộ theo cách riêng của chính mình".
Đối với các cô gái nằm trong Top 10, Thiên An chia sẻ mọi người đã có khoảng thời gian đồng hành với nhau hơn 20 ngày nên hiểu rõ việc các thí sinh đã cố gắng ra sao trong hành trình thi đấu và chúc các bạn may mắn.
Top 10 Hoa hậu Hòa bình Quốc tế 2022. Một trong những kỷ niệm đẹp nhất của Đoàn Thiên Ân là 2 đại diện của Indonesia và Thái Lan. Cô xúc động và muốn gửi tình yêu đặc biệt dành cho 2 cô bạn châu Á thân thiết nhất là á hậu 2 Andina Juile và á hậu 1 Engfa.
Engfa đại diện của Thái Lan là bạn thân của Đoàn Thiên Ân. Cô cho biết đã có rất nhiều những ký ức vui vẻ bên 2 người bạn. Một người là bạn cùng phòng, một người là bạn tri kỷ. Hoa hậu Hòa bình Việt Nam 2022 bày tỏ sự xúc động khi 2 bạn đã đạt được thành tựu nhờ sự cố gắng không ngừng nghỉ và sẽ luôn ủng hộ các bạn.
Á hậu 2 Hoa hậu Hòa bình Quốc tế 2022 Andina là bạn cùng phòng của Đoàn Thiên Ân. Dưới bài biết viết đầy cảm xúc, Đoàn Thiên Ân nhận được sự hưởng ứng của nhiều người hâm mộ trong nước về thái độ ôn oà, bình tĩnh và thân thiện dù vô tình ở trong sự việc ồn ào vài ngày qua. Các khán giả Indonesia, Thái Lan cũng bình luận cảm ơn và động viên đại diện của Việt Nam. Dù không lọt vào Top 10 chung cuộc, đại diện của Việt Nam vẫn gửi thư chúc mừng đến hoa hậu và các thí sinh của cuộc thi được đánh giá là hành động văn minh.
Ngoài những ý kiến động viên, khích lệ Thiên Ân, nhiều khán giả cũng để lại bình luận lên tiếng chỉ trích ông Nawat – Chủ tịch Hoa hậu Hòa bình Quốc tế. Theo đó, các khán giả kêu gọi tẩy chay cuộc thi Hoa hậu Hòa bình Quốc tế vì một chủ tịch có những phát ngôn mang tính chất miệt thị, hạ bệ thí sinh.
Thắm Nguyễn
" alt="Thiên Ân viết tâm thư cho BTC Miss Grand giữa scandal bị miệt thị ngoại hình">Thiên Ân viết tâm thư cho BTC Miss Grand giữa scandal bị miệt thị ngoại hình
-
Soi kèo phạt góc Barca vs Osasuna, 03h00 ngày 28/3
-
Tôi vừa cưới ngày hôm qua mọi người ạ. Đêm qua chính là đêm tân hôn của vợ chồng tôi. Nhưng có một sự việc xảy ra cứ khiến tôi phải lăn tăn mãi. Tôi xin tâm sự ra đây, mong mọi người có thể chia sẻ với tôi vài điều để tôi vơi bớt nỗi lòng. Đêm qua vợ chồng tôi đều mệt lả sau cả ngày bận rộn lo tiệc cưới, đãi khách. Với lại chúng tôi đã “ăn cơm trước kẻng” rồi, vì vậy tôi và anh thống nhất ngủ sớm cho khỏe, không “làm ăn” gì cả.
Tôi không rõ mình ngủ được bao lâu thì bỗng cảm thấy cả người lạnh lạnh. Vì tôi ngủ khá tỉnh, chỉ một tiếng động nhỏ cũng khiến tôi tỉnh giấc. Tôi choàng mở mắt và lập tức phải hét lên kinh hãi. Trong ánh đèn ngủ lờ mờ, tôi thấy một bóng người đang đứng ở đầu giường. Chính người đó vừa lật chăn của vợ chồng tôi lên. Khi tôi tỉnh giấc và la lên thì người đó giật mình buông tay ra.
Thấy tôi làm ồn, chồng cũng tỉnh dậy. Vậy nhưng khi nhìn thấy bóng người kia thì anh chẳng lấy làm bất ngờ cho lắm. Anh bình tĩnh bật điện, tôi mới bàng hoàng biết bóng người kia là mẹ chồng mình. Nhìn rõ bà, tôi không khỏi hoang mang cùng cực. Tại sao đêm tân hôn bà lại vào phòng lật chăn của con trai với con dâu làm gì không biết?
Thấy ánh mắt đầy khó hiểu xen lẫn chất vấn của tôi, chồng tôi có phần lúng túng. Còn mẹ chồng lại bất ngờ bật khóc xin lỗi tôi khiến tôi càng không hiểu nổi. Tôi đã nói câu nào hay có phản ứng gì quá đáng mà khiến bà phải khóc ư?
Sau đó nghe hai người giải thích tôi mới được tường tận lý do. Hóa ra mẹ chồng tôi là mẹ đơn thân, một mình nuôi chồng tôi khôn lớn nhiều năm nay. Trong nhà chỉ có 2 mẹ con, bà và anh rất thân thiết với nhau. Ngày nhỏ anh ngủ thường đạp chăn, hay bị cảm lạnh. Vì thế đêm nào mẹ chồng cũng vào phòng kiểm tra xem con trai có đắp chăn tử tế hay không. Dần dần thành thói quen, kể cả anh đã trưởng thành song mẹ anh vẫn không từ bỏ việc làm ấy. Bản thân chồng tôi cũng coi đó là việc bình thường.
Và đêm nay, có vẻ mẹ chồng quên mất rằng lúc này con trai đã lấy vợ. Cũng may tôi và chồng vẫn mặc quần áo chỉnh tề, nếu không tình cảnh sẽ xấu hổ vô cùng. Sở dĩ mẹ chồng có thể vào phòng tân hôn của các con là vì chồng tôi không khóa cửa phòng. Căn phòng này chính là phòng anh ở trước khi kết hôn. Nhà có 2 mẹ con nên anh chẳng bao giờ khóa cửa, kể cả lúc đi ngủ.
Nhìn mẹ chồng khóc xin lỗi mà tôi thấy khó xử quá. Sau khi bà lau nước mắt, ôm mặt chạy ra ngoài thì chồng tôi lại đùng đùng trách tôi làm bà khóc. Tôi “đứng hình” không nói được gì. Tôi thật sự có trách cứ gì bà đâu cơ chứ!
Tôi biết bà đã sống bao năm trong hoàn cảnh chỉ có 2 mẹ con nương tựa vào nhau. Tự dưng có thêm người khác đến san sẻ 1 nửa tình cảm của con trai, hẳn bà sẽ buồn, hụt hẫng và chưa thể thích nghi ngay được. Nhưng dù thế nào thì tôi cũng không muốn chuyện như đêm nay lặp lại nữa. Tôi cảm thấy không thoải mái khi mẹ chồng có thể nửa đêm vào phòng ngủ của vợ chồng mình như vậy.
Tôi đề nghị chồng từ mai đi ngủ nên khóa trái cửa vào. Không ngờ anh kiên quyết phản đối. Anh bảo bao năm không khóa, giờ tự dưng có vợ vào lại khóa cửa, mẹ anh sẽ nghĩ ngợi mà buồn lòng. Anh không muốn mẹ nghĩ con trai có vợ thì quay sang “hắt hủi” mẹ như thế.
Tôi không thể hiểu nổi suy nghĩ của chồng. Khóa trái cửa phòng ngủ riêng - một việc làm rất bình thường lại bị anh quy kết thành “có vợ quên mẹ”. Chính hành vi vào phòng con trai, con dâu lúc nửa đêm của bà mới đáng lên án ấy chứ! Tôi biết để từ bỏ 1 thói quen đã ăn sâu vào tiềm thức sẽ rất khó. Nhưng dẫu thế nào thì mẹ chồng cũng phải từ bỏ thôi, nếu không vợ chồng tôi có thân mật cũng phải lo nơm nớp bà có thể ập vào bất cứ lúc nào ư?
Bên cạnh đó, tôi nhận ra mẹ chồng quá thương quý con trai còn chồng tôi thì lại sẵn sàng bênh chằm chặp và chiều lòng mẹ cả những điều vô lý. Với tình hình ấy, tôi sợ rằng cuộc sống của mình sau này sẽ chẳng hề suôn sẻ. Tôi phải làm thế nào đây?
Bỏ chạy sau lần đi siêu thị cùng bạn trai, dù đang yêu nhau mặn nồng
Mất 10 phút, anh mới rút ví ra trả tiền, cô thu ngân đưa lại tiền thừa, anh nhẩm tính rồi lên tiếng hỏi: 'Thế 600 tiền thừa của tôi đâu?'. Người đứng cạnh bắt đầu càm ràm hỏi: '600 trăm ngàn hay 600 trăm đồng thế'.
" alt="Đêm tân hôn mẹ chồng vào mở chăn của 2 vợ chồng, tôi sững sờ nhìn bà bật khóc">Đêm tân hôn mẹ chồng vào mở chăn của 2 vợ chồng, tôi sững sờ nhìn bà bật khóc