Chiang,êngiabándẫnĐàiLoanhốihậnvìlàmviệcchohãngđúcchipTrungQuốsong hye kyo năm nay đã 76 tuổi, từng là người dẫn dắt quá trình nghiên cứu và phát triển của TSMC đến năm 2006. Sau đó ông gia nhập SMIC, công ty đúc chip Trung Quốc trụ sở tại Thượng Hải, với vị trí giám đốc độc lập không giữ vai trò lãnh đạo trong giai đoạn từ tháng 12/2016 đến tháng 6/2019.
Tiếp đến, ông trở thành giám đốc điều hành Công ty sản xuất bán dẫn Hongxin (HSMC) trụ sở Vũ Hán, hiện đã bị giải thể dù từng là hi vọng trở thành một trong những công ty sản xuất chip hàng đầu quốc gia. Chiang mô tả trải nghiệm làm việc tại đây là “ác mộng” khi chỉ được chính quyền địa phương giải thích về mức độ khó khăn tài chính của công ty này vào tháng 7/2020.
Tháng 12/2020, Chiang nhận lời trở thành Phó Chủ tịch SMIC. Chỉ 3 ngày sau khi ông gia nhập hội đồng quản trị, Mỹ đưa ra biện pháp trừng phạt, cấm SMIC tiếp cận các thiết bị hiện đại để sản xuất vi xử lý quy trình 10 nanomet trở xuống.
“Việc mang quốc tịch Mỹ đã khiến tôi gặp nhiều vấn đề”, Chiang chia sẻ. Ông cũng nói thêm rằng mình không nhận được sự tin tưởng của chính quyền đại lục do là người Đài Loan mang quốc tịch Mỹ.
Lão tướng bán dẫn này cho biết, quyết định tham gia hội đồng quản trị SMIC, đối thủ trực tiếp của hãng đúc chip Đài Loan, là do nhận lời giúp đỡ Chiu Tzu-Yin, bạn thân và là đồng nghiệp cũ tại TSCM, đang giữ chức giám đốc SMIC vào thời điểm đó.
Chiang sinh ra ở Trùng Khánh, Trung Quốc nhưng lớn lên ở Đài Loan. Ông là một trong số những chuyên gia bán dẫn rất được kính trọng tại hòn đảo này và cũng là người giúp đại lúc phát triển lĩnh vực công nghiệp vi xử lý.
SMIC, được thành lập bởi Richard Chang, cựu nhân viên của Texas Instruments, đang là hi vọng lớn nhất của Bắc Kinh trong việc đạt khả năng tự cung tự cấp bán dẫn dành cho quốc gia.
Vinh Ngô(Theo SCMP)