Những nước nào đã cấm TikTok?

时间:2025-01-24 03:27:50 来源:NEWS

Từ khi ra mắt tháng 9/2016,ữngnướcnàođãcấlich bong da anh ngoai hang TikTok trở nên vô cùng phổ biến. Ứng dụng chia sẻ video ngắn thu hút hơn 1,5 tỷ người dùng tích cực mỗi tháng tại hơn 150 quốc gia. Nhiều “ông lớn” công nghệ khác cũng phải bắt chước TikTok để không bị bỏ lại phía sau như Facebook hay YouTube.

Dù vậy, đi cùng với thành công rực rỡ là các tranh cãi chưa có điểm dừng của TikTok. Thậm chí, một số nước còn ban hành lệnh cấm nền tảng, trong khi số khác đang tìm cách chặn hoàn toàn.

TikTok gây tranh cãi tại nhiều nước trên thế giới

Các nước đã cấm TikTok

Năm 2020, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump cố gắng ban hành lệnh cấm TikTok tại Mỹ nhưng thất bại. Tuy nhiên, một vài nước đã làm được điều đó.

1. Ấn Độ

Nhà chức trách Ấn Độ trấn áp mạnh mẽ các ứng dụng Trung Quốc trong năm 2020 và TikTok nằm trong số bị chặn vào mùa hè năm ấy. Nguyên nhân được Ấn Độ đưa ra là lo ngại an ninh quốc gia. TikTok vô cùng phổ biến trước khi bị cấm với hơn 200 triệu người dùng tại đây.

Cho đến nay, lệnh cấm vẫn chưa được thu hồi và TikTok cũng rút khỏi Ấn Độ.

2. Afghanistan

Taliban kiểm soát Afghanistan vào mùa hè năm 2021 và đầu năm 2022 đã ra lệnh cấm TikTok. Taliban được cho là không muốn giới trẻ bị dẫn dắt sai đường. Tuy nhiên, đến nay, lệnh cấm vẫn chưa được thực hiện.

Cấm rồi lại tha

Ngoài hai nước nói trên, trước đây TikTok cũng bị cấm tại một số nơi nhưng hầu như đều được “tha bổng” sau đó. Dưới đây là các nước như vậy:

1. Pakistan

Trong khoảng thời gian từ tháng 10/2020 đến tháng 11/2021, TikTok bị cấm không dưới 4 lần tại Pakistan. Lần cấm đầu tiên là vào tháng 10/2020, kéo dài 10 ngày. Tháng 3/2021, TikTok lại bị cấm đến tháng 4. Hai tháng sau, TikTok dính lệnh cấm thứ ba nhưng chỉ trong 3 ngày. Lệnh cấm thứ tư là vào tháng 7/2021 và diễn ra trong 4 tháng.

2. Bangladesh

Bangladesh cũng là một nước TikTok dính vào tranh cãi. Truy cập ứng dụng bị hạn chế vào tháng 11/2018 nhưng đến năm 2020, người dân nước này được phép sử dụng TikTok trở lại.

Mùa hè 2021, một tòa án trong nước ra lệnh ứng dụng – cùng với một số cái tên khác – phải bị cấm trong 3 tháng.

3. Indonesia

Tháng 7/2018, nhà chức trách Indonesia quyết định hạn chế người dân truy cập TikTok vì các nội dung khiêu dâm và không phù hợp. Lệnh cấm chỉ kéo dài hơn 1 tuần. Sau khi gỡ bỏ nội dung theo yêu cầu, TikTok được hoạt động lại.

(Theo MUO)

Mỹ cấm TikTok, Đức đề nghị EU giám sát Twitter

Mỹ cấm TikTok, Đức đề nghị EU giám sát Twitter

Mỹ cấm TikTok trên thiết bị công; Đức đề nghị EU giám sát Twitter;... là những thông tin nổi bật trong bản tin Công nghệ thứ 7 tuần này.
推荐内容