- Trong bài phát biểu tại hội nghị Ngoại giao sáng nay, 23/8, Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đã đưa ra 5 việc cần giải quyết để thúc đẩy ngoại giao giáo dục trong thời gian tới.![{keywords} {keywords}](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/2016/08/23/20/20160823201822-bo-truong-nha.jpg) |
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ. Ảnh: Lê Anh Dũng. |
Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, ngành giáo dục đã xác định hội nhập quốc tế về giáo dục đào tạo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành được thể hiện qua 3 khía cạnh:
Đầu tiênlà hội nhập quốc tế về đào tạo thông qua các hoạt động liên kết đào tạo, kiểm định chất lượng, công nhận văn bằng, tín chỉ... Theo ông Nhạ, thời gian tới ngành giáo dục sẽ tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế về đào tạo, không chỉ trong giáo dục đại học mà cả trong giáo dục phổ thông.
Về hội nhập quốc tế trong nghiên cứu khoa học, thông qua các đề tài, dự án, chương trình nghiên cứu hợp tác giữa các trường đại học, các viện nghiên cứu và các nhà khoa học của Việt Nam với các đối tác nước ngoài, ông Nhạ cho rằng đây là điểm còn hạn chế trong thời gian qua.
“Nếu làm tốt nhiệm vụ này thì sẽ tranh thủ được kinh nghiệm, công nghệ và khả năng sáng tạo của các nhà khoa học nước ngoài để giải quyết các bài toán thực tiễn đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời cũng sẽ góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu và chất lượng các hoạt động đào tạo của nước ta”– Bộ trưởng Nhạ nói.
Vềhội nhập quốc tế thông qua các hoạt động trao đổi giảng viên, sinh viên, ông Nhạ cho biết đây là hoạt động truyền thống, phổ biến song chưa có một kế hoạch tổng thể để quản lý hiệu quả và có được nguồn nhân lực chất lượng cao phù hợp với nhu cầu của đất nước.
Từ đây, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đề xuất 5 công việc mà ngành giáo dục cần sự hỗ trợ, phối hợp của ngành ngoại giao để thúc đẩy mạnh mẽ sự hợp tác, hội nhập quốc tế về giáo dục.
Một là, thường xuyên cung cấp thông tin cho Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhu cầu hợp tác của các cơ sở đào tạo, nghiên cứu nước sở tại sau khi đã thẩm định kỹ năng lực và tiềm năng phát triển của đối tác.
Hai là, giới thiệu các mô hình, chương trình giáo dục tiên tiến trên thế giới, các kinh nghiệm hay trong cải cách giáo dục; giới thiệu các nhà khoa học, chuyên gia nước ngoài có uy tín đến Việt Nam làm việc, đồng thời, vận động các nhà khoa học, giảng viên, lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài trở về Việt Nam làm việc.
Ba là, đôn đốc cơ quan quản lý giáo dục cũng như các đối tác của nước sở tại thực hiện có hiệu quả các hiệp định, thỏa thuận hợp tác đã ký giữa Chính phủ hoặc các cơ sở giáo dục và đào tạo của Việt Nam với Chính phủ, các cơ sở giáo dục và đào tạo của nước ngoài.
Bốn là, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc tổ chức các sự kiện, hội thảo, diễn đàn quốc tế lớn về giáo dục và đào tạo.
Năm là, hỗ trợ công tác quản lý lưu học sinh và bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài, nhất là những địa bàn không có cán bộ chuyên trách phụ trách hợp tác về giáo dục.
“Chúng tôi mong muốn Việt Nam quan hệ hợp tác ở đâu, giáo dục phải hiện diện ở đó. Chúng ta đã làm tốt ngoại giao về chính trị, tích cực triển khai ngoại giao về kinh tế, mong rằng thời gian tới sẽ thúc đẩy ngoại giao về giáo dục”.
" alt="5 kiến nghị thúc đẩy ngoại giao giáo dục của Bộ trưởng Nhạ"/>
5 kiến nghị thúc đẩy ngoại giao giáo dục của Bộ trưởng Nhạ
Trong Chương trình Truyền cảm hứng về áo dài tại Trường THPT Marie Curie (TP.HCM) sáng ngày 2.11 vừa qua, nghệ sĩ Kim Xuân đã đề nghị với Sở GD-ĐT TP.HCM, các trường THPT trên địa bàn thành phố khuyến khích học sinh nam mặc áo dài chào cờ vào sáng thứ hai hàng tuần."Tôi mong rằng đề nghị nam sinh mặc áo dài chào cờ sáng thứ hai sẽ được thực hiện vào năm sau", nghệ sĩ Kim Xuân nói.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/11/04/12/nghe-si-mong-nam-sinh-mac-ao-dai-nha-truong-noi-khong-can-thiet.jpg) |
Chương trình Truyền cảm hứng về áo dài là hoạt động nằm trong Lễ hội Áo dài TP.HCM 2020. Tham gia sự kiện còn có NSƯT Phi Điểu, Trịnh Kim Chi, Quốc Cơ, MC Hồng Phượng, Quỳnh Hoa, ca sĩ Nguyễn Phi Hùng, Kyo York… Các nghệ sĩ đã chia sẻ những kỷ niệm đặc biệt về áo dài và mong muốn các em học sinh sẽ yêu quý trang phục truyền thống này nhiều hơn nữa. |
Đề xuất của nghệ sĩ Kim Xuân đã khiến giới học sinh chú ý.
“Tưởng tượng mấy bạn nam mà mặc vậy thì nhìn dễ thương lắm” – nữ sinh Ngọc Mai nhận xét.
Theo nữ sinh này, áo dài rất đẹp. “Nam sinh mặc áo dài càng dễ che khuyết điểm, làm tăng vẻ thư sinh lên. Khi các bạn muốn “ngầu” thì phá cách vẫn được”.
Nam sinh Nguyễn Phan Tân cũng tán đồng: “Kể ra mặc một chút vào ngày đầu tuần cũng được, chứ quanh năm suốt tháng chỉ mặc đồng phục em thấy hơi chán. Thử hình dung đầu tuần nữ sinh mặc đồng phục áo dài trắng, nam sinh áo dài xanh hay xám gì đó cũng khá hay”.
"Ý tưởng cho nam sinh mặc áo dài cũng hay đấy. Ở Huế cứ thứ hai là nam công chức mặc áo dài đi làm rồi đó, em thấy rất trang nhã và lịch sự" - nữ sinh Lệ Hằng chia sẻ.
Trong khi đó, nữ sinh Nguyễn Thu Hương tỏ ra băn khoăn: “Con gái bọn em đi lại nhẹ nhàng hơn các bạn nam mà mặc áo dài còn thấy vướng víu khó chịu, thì không hiểu các bạn nam xoay sở cả ngày với bộ áo dài thế nào".
Lê Xuân Quang (Quận 3, TP.HCM) thì lo ngại: "Em mập như thế này mặc vào trông không đẹp".
Quang cho biết nhiều bạn của em cũng không đồng cảm với ý tưởng này. "Mỗi giới có một đặc điểm riêng, con trai bọn em đi học cần nhất là thoải mái".
Còn anh Sơn Nam (Quận Bình Thạnh, TP.HCM) có con trai đang học lớp 11 lại nhìn ở góc độ kinh tế: “Tôi thấy mặc cũng được, không mặc cũng được vì một tuần một buổi không đến nỗi quá ảnh hưởng đến việc học tập sinh hoạt trong nhà trường. Tuy nhiên, tôi biết một bộ áo dài của nam giới khá đắt so với áo nữ, khoảng gấp 3 lần. Nếu may loại rẻ tiền thì nhìn các con mặc vào lại chẳng ra sao. Chính vì vậy mà tôi thấy việc này khá tốn tiền”.
Thầy cô không mặn mà
Ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du, thẳng thắn cho biết không ủng hộ đề xuất này.
Theo ông Phú, việc nữ sinh mặc áo dài trong trường học vào ngày thứ 2 và các buổi lễ là hợp lý.
“Lâu nay, giáo viên cũng đã mặc áo dài lên lớp. Tuy nhiên, thời tiết hiện nay rất khắc nghiệt và diễn biến phức tạp. Tại các trường học, mật độ cây xanh che phủ không còn nhiều, trong khi đó, nhiệt độ ngoài trời đang nóng lên, nhiệt độ trung bình ở TP.HCM là khoảng 30 độ C. Bên cạnh đó, không phải trường học nào cũng có máy lạnh. Do đó, chỉ nên phát động mặc áo dài ở các cơ quan cho phái nữ, có thể một tuần 2-3 buổi.
Còn đối với nam sinh, yêu cầu mặc áo dài cho các em rất khó. Mặt khác, các em nhỏ người và năng động, luôn chạy giỡn hoặc chơi thể dục thể thao. Nếu mặc áo dài cả buổi, các em sẽ bị hạn chế và làm ảnh hưởng tới các hoạt động của nhà trường. Còn nếu chỉ mặc để chào cờ sáng thứ hai rồi thay ra thì quá lỉnh kỉnh, không cần thiết".
Còn thầy Nguyễn Đăng Khoa, Hiệu trưởng Trường THPT Marie Curie cho rằng đề xuất của nghệ sĩ Kim Xuân là rất khó để thực hiện.Thầy Nguyễn Viết Đăng Du, giáo viên Trường THPT Lê Quý Đôn, Quận 3 cũng không tán thành với đề xuất cho học sinh nam mặc áo dài.
"Thứ nhất, nếu thêm nam sinh mặc áo dài là tốn kém cho phụ huynh" - thầy Khoa phân tích.
"Thứ hai, áo dài để tôn vinh vẻ đẹp của phụ nữ với các đường nét quyến rũ chứ nam sinh thì không.
Thứ ba, từ trước tới nay, nam giới chỉ mặc áo dài ở những nơi tôn nghiêm như đình, chùa, miếu mạo, và vào các dịp cúng lễ. Mà khi đó cũng chỉ những cụ ông mới mặc áo dài. Hoặc nếu có mặc ở những chỗ khác thì cũng chỉ người mẫu, diễn viên, người trong giới showbiz mặc trong các sự kiện hoặc những hoạt động cần tôn vinh áo dài mà thôi”.
Do đó, thầy Khoa nhấn mạnh, "học sinh nam cứ áo trắng với quần, sơ vin vào là đẹp và lịch sự".
Ngân Anh – Lê Huyền
![Cô giáo chủ nhiệm ở Cần Thơ in tên học sinh lên áo dài](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2018/11/21/15/co-giao-chu-nhiem-o-can-tho-in-ten-hoc-sinh-len-ao-dai.jpg?w=145&h=101)
Cô giáo chủ nhiệm ở Cần Thơ in tên học sinh lên áo dài
Bức ảnh ghi lại một cô giáo trong chiếc áo dài đặc biệt in đậm tên tất cả các học sinh trong lớp và nở nụ cười hạnh phúc thu hút sự chú ý của giới học sinh.
" alt="Đề xuất nam sinh mặc áo dài ở TP.HCM"/>
Đề xuất nam sinh mặc áo dài ở TP.HCM