Nhận định, soi kèo Gimnasia LP vs River Plate, 03h00 ngày 19/4: Chặn dòng Sông bạc


相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo PSG vs Le Havre, 22h00 ngày 19/4: Khó thắng tưng bừng -
"> iPhone an toàn hơn Android -
- Ông Sái Công Hồng, Phó Cục trưởng Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) cho rằng, lý do không công bố đề thi và đáp án kỳ thi THPT 2017 là để tiết kiệm nguồn lực và ngân sách. Đây cũng là xu hướng của thế giới. Bộ Giáo dục và Đào tạo lý giải việc không công bố đề thi THPT quốc gia 2017Trước thông tin Bộ GD-ĐT sẽ không công bố đề thi và đáp án kỳ thi THPT 2017 tới đây, nhiều phụ huynh, học sinh lo lắng về tính minh bạch, khách quan của kỳ thi, chiều 12/1, đại diện Bộ GD-ĐT cho rằng, có nhiều lý do để không công bố.
Theo ông Sái Công Hồng, quy trình xây dựng đề thi THPT quốc gia năm nay khác nhiều so với các kỳ thi quốc gia trước đây. Mục tiêu của toàn bộ quá trình này là xây dựng được ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa, mỗi thí sinh trong 1 phòng thi sẽ có 1 đề thi, chứ không phải chỉ xây dựng 1 đề chính thức, 1 đề dự phòng như trước.
Vì vậy, chỉ riêng chỉ riêng đội ngũ tham gia viết 60.000 câu hỏi thô cho ngân hàng đề thi đã huy động hơn 1.000 giáo viên với quy trình chặt chẽ và chi tiết trong suốt một thời gian dài.
Đội ngũ chuyên gia làm đề được lựa chọn từ 63 tỉnh, mỗi tỉnh, thành phố trong cả nước, mỗi tỉnh, thành phố chỉ chọn 2 giáo viên cốt cán/môn tham gia. Ngoài ra có ở 10 trường đào tạo sư phạm, mỗi bộ môn cũng có 2-3 giảng viên được chọn để tham gia viết câu hỏi thi.
Từ đó, ông Hồng cho rằng, việc không công bố đề thi, đáp án để có thể sử dụng lại vào các lần thi sau sẽ tiết kiệm được cả nguồn lực và ngân sách.
Thí sinh xem lại đề thi tại kỳ thi THPT quốc gia 2016. Ông Hồng cho biết, quy trình xây dựng câu hỏi thi được thực hiện theo 8 bước nghiêm ngặt. Mỗi bước lại bao gồm rất nhiều quy trình nhỏ để chuẩn hóa câu hỏi trong ngân hàng đề thi năm nay.
Để có 1.500 câu hỏi thi/môn, chúng tôi cần có ít nhất 6000 câu hỏi thô. Quy trình dẫn từ việc ra câu hỏi thô, rồi từ thô sang câu hỏi được chuẩn hóa, qua các vòng biên tập, thử nghiệm và đo lường bằng các phần mềm về thi rất mất công, vất vả.
Do đó, ông Hồng cho rằng, nếu phải công bố đề thi, đáp án, công khai 1.500 câu hỏi thi/môn năm nay, mặc dù các chuyên gia vẫn tiếp tục sản xuất các câu hỏi thô một cách liên tục thì bộ phận xây dựng ngân hàng thi cho kì thi THPT quốc gia vẫn không thể có đủ nguồn lực để làm xuể được.
“Đây cũng là lí do chính mà hầu hết các tổ chức xây dựng ngân hàng câu hỏi thi trắc nghiệm chuẩn hóa đều không công bố đề thi và đáp án đề thi sau khi tổ chức thi” – ông Hồng khẳng định.
Ông Hồng cho biết, kinh nghiệm quốc tế đối với các bài thi chuẩn hóa họ đều không công bố đề thi và đáp án sau khi tổ chức kỳ thi mà họ chỉ công bố đề thi minh họa, đề thi thử nghiệm, ví dụ như các bài thi chuẩn hóa: SAT, ACT, GMAT, TOEFL, IELTS...
"Trên thế giới có rất ít tổ chức dùng đề thi chuẩn hóa sau khi tổ chức thi công bố đề thi và đáp án" - ông Hồng cho hay.
Bên cạnh đó, ông Hồng cho rằng, việc công bố vài chục đề thi thì cộng đồng xã hội có thể dễ dàng phán đoán được độ bao phủ của đề thi. Việc này sẽ dẫn tới việc học tủ, học lệnh, gia tăng việc luyện thi.
Tuy rằng, đề thi trắc nghiệm cho phép đánh giá kiến thức, kĩ năng, năng lực trên diện rộng hơn so với đề thi tự luận nhưng không có nghĩa là phủ kín nội dung mà học sinh phổ thông được học. Nhất là các năm tiếp theo khi Bộ GD-ĐT quy định nội dung đề thi ở cả chương trình học các lớp 10,11,12 thì bắt buộc việc ra câu hỏi thi phải chọn lọc kiến thức trọng tâm.
“Nếu đề thi được công bố, những cơ sở luyện thi sẽ phán đoán điểm rơi trọng tâm của câu hỏi thi để luyện tủ. Việc này sẽ ảnh hưởng không tốt đến chất lượng dạy học và tính công bằng, khách quan của kì thi” – ông Hồng khẳng định.
Cuối cùng, ông Hồng cho rằng, việc tổ chức thi với ngân hàng câu hỏi thi được chuẩn hóa hiện nay do điều kiện cơ sở vật chất chưa đầy đủ nên thí sinh làm bài trên phiếu trả lời trắc nghiệm. Phiếu này sau đó sẽ được chấm bằng máy quét.
“Sau này có đủ điều kiện thì cũng với ngân hàng câu hỏi thi đó, thí sinh sẽ làm bài trực tiếp trên máy tính và có kết quả ngay. Rõ ràng khi thi trên máy tính thì không ai công bố đề thi và đáp án” – ông Hồng khẳng định.
Thử nghiệm đề thi vào cuối tháng 4
Ông Hồng cho biết, sau khi thẩm định câu hỏi được chuẩn hóa, 100% số câu hỏi đã biên tập, lựa chọn và thẩm định được tiến hành thử nghiệm.
Theo dự kiến việc thử nghiệm đề thi kỳ thi THPT quốc gia 2017 sẽ được thực hiện vào cuối tháng 4 khi các em học sinh đã hoàn thành chương trình học tập toàn khóa để phân tích đề thi và cân bằng độ khó giữa các đề thi, đảm bảo các đề thi có độ khó hoàn toàn tương đương nhay.
Đối với mẫu thử nghiệm sẽ được chọn đa dạng đối tượng, vùng miền.
Kết quả bài làm của học sinh qua các đợt thử nghiệm sẽ được phân tích phần mềm khảo thí chuyên dụng để phân tích các thông số định chuẩn của các câu hỏi và các đề thi.
“Những câu hỏi không đạt độ tin cậy (do quá sức thí sinh, do không nằm trong chương trình, do sai kiến thức không giải được….) sẽ được hiển thị trên kết quả phân tích và lập tức được xem xét lại hoặc loại bỏ” – ông Hồng cho hay.\
Bên cạnh đó, sau khi xây dựng ra ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa, khi tổ chức thi Bộ GD&ĐT còn thành lập hội đồng đề thi để rà soát, thẩm định các đề thi chính thức và dự phòng để phục vụ cho kỳ thi.
“Trong qui trình chúng tôi hay gọi là bước thứ9” – ông Hồng cho biết.
Trước đó, trao đổi với báo chí, ông Bùi Văn Ga cho biết, trong kỳ thi THPT quốc gia 2017, Bộ GD-ĐT sẽ không công bố đề thi và đáp án các môn thi, ngoại trừ môn ngữ văn.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, Bộ GD-ĐT nên công khai đề thi và đáp án để xã hội có thể giám sát tính minh bạch, khách quan cũng như chất lượng của đề thi. Việc không công bố có thể khiến xã hội nghi ngờ.
Bên cạnh đó, các ý kiến cũng cho rằng, việc công bố đề thi và đáp án cũng là quyền lợi của thí sinh. Nếu không công bố đề thi thì thí sinh làm sao để biết được mình làm đúng hay sai, chấm lọc hay chặt để tiến hành phúc khảo.
Lê Văn
"> -
Đăk Nông gỡ 'điểm nghẽn', quyết thực hiện thành công Đề án 06Phát biểu tại buổi Lễ, thay mặt Ban Tổ chức, Đại tá Nguyễn Tường Vũ, Phó Giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông nhấn mạnh, cuộc thi này diễn ra với quy mô lớn, hình thức thi đơn giản, phù hợp với nhận thức, khả năng của người thi, nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Đồng thời, giúp nâng cao nhận thức, hiểu biết của cán bộ, đảng viên, người dân và doanh nghiệp trong tỉnh về ý nghĩa, tầm quan trọng, tiện ích của Đề án 06; với tinh thần quyết tâm, trách nhiệm, hiệu quả của cả hệ thống chính trị đối với việc thực hiện Đề án 06 của Chính phủ trên địa bàn toàn tỉnh Đắk Nông.
Với những nỗ lực đó, tới nay, qua 1 năm tập trung triển khai thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến 2030 (Đề án 06) trên địa bàn tỉnh Đăk Nông đã đạt được những kết quả quan trọng bước đầu.
Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện tại đây vẫn còn một số “điểm nghẽn” làm chậm tiến độ triển khai, nên kết quả chưa được như tỉnh kỳ vọng.
Quyết tâm không dậm chân tại chỗ, Đắk Nông xác định tiếp tục triển khai Đề án 06 là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần ưu tiên tập trung nguồn lực trong năm 2023 và các năm tiếp theo. Trên tinh thần đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh vừa ký ban hành Chỉ thị về việc tiếp tục đẩy mạnh Đề án 06 trong năm 2023 và những năm tiếp theo, yêu cầu các các quan, ban ngành, địa phương trong tỉnh nghiêm túc thực hiện. Theo đó:
Quán triệt tinh thần quyết tâm, quyết liệt, kiên trì trong việc chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ Đề án 06; đổi mới sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, thực hiện Đề án 06, tạo nên sức mạnh tổng hợp trên cơ sở thống nhất về nhận thức, sự đồng thuận cao trong xã hội; phát huy cao nhất vai trò, trách nhiệm của cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp, của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân tỉnh Đắk Nông trong việc triển khai thực hiện Đề án 06, góp phần xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2022 - 2030.
Xác định rõ ý nghĩa, mục tiêu, tầm quan trọng của việc triển khai thực hiện Đề án 06 trong giai đoạn hiện nay; trọng tâm là việc thực hiện giải quyết thủ tục hành chính và các dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia/Cổng Dịch vụ công tỉnh gắn với việc thực hiện tích hợp, chia sẻ dữ liệu dân cư với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đặc biệt đối với việc thực hiện các dịch vụ công thiết yếu, xác định mục tiêu “lấy sự hài lòng của người dân là thước đo đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính của các cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh”.
Việc thực hiện Đề án 06 phải được thực hiện đồng bộ, quyết liệt với các biện pháp, giải pháp linh hoạt, nhiệm vụ, lộ trình, thời gian cụ thể, rõ người, rõ việc, rõ đơn vị thực hiện, bảo đảm hoàn thành và hoàn thành sớm các mục tiêu, nhiệm vụ đã được xác định trong Đề án.
Yêu cầu Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, ngành, cơ quan, đơn vị; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn trực tiếp chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ thuộc phạm vi Đề án 06, chịu trách nhiệm trước Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả, tiến độ triển khai; ban hành các văn bản chỉ đạo, kế hoạch triển khai đảm bảo bám sát nội dung, tiến độ thực hiện Đề án 06/Chính phủ và Kế hoạch số 468/KH-UBND ngày 01/03/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh. Phát huy vai trò người đứng đầu trong việc huy động sự vào cuộc của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị, bảo đảm triển khai có hiệu quả Đề án.
Tuyết Nhung và nhóm PV, BTV">