Baking soda có thể được sử dụng như một chất tẩy mảng bám tự nhiên. Hãy trộn một muỗng baking soda với một chút muối, sau đó nhúng bàn chải ướt vào hỗn hợp và đánh răng như thường.
Nha đam và glycerin
Glycerin thực vật là chất lỏng sệt trong suốt, không mùi, có vị hơi ngọt, có thể hấp thụ và giữ độ ẩm.
Để tạo ra loại kem đánh răng tự nhiên có chất tẩy mạnh hơn, bạn sẽ cần:
Một ly nước
1/2 chén baking soda
Một thìa dung dịch nha đam
4 muỗng canh glycerin
Một ít tinh dầu chanh
Đánh răng với hỗn hợp pha trộn như trên chỉ sau vài phút sẽ thấy răng của bạn trắng hơn, sáng bóng hơn và khỏe mạnh.
Vỏ cam
Sau khi ăn cam, bạn đừng vội bỏ vỏ cam đi. Dùng vỏ cam chà xát trên răng là cách dễ dàng để làm sạch men răng của bạn. Những tinh chất từ vỏ cam giúp răng của bạn trắng hơn đồng thời có thể ngăn ngừa mảng bám và chống lại vi khuẩn. Sau khi bạn đã cọ xát trong một vài phút, chỉ cần rửa sạch và súc miệng bằng nước.
Hạt vừng
Bạn có thể lấy một ít hạt vừng, nhai chúng trong vài phút, sau đó nhổ chúng ra. Đây là cách rất đơn giản để làm sạch và loại bỏ mảng bám răng. Sau khi nhổ hết hạt vừng ra, hãy dùng bàn chải khô để loại bỏ hết những hạt vừng còn sót lại. Bạn cũng có thể dùng nó để đánh răng, loại bỏ vết bẩn khỏi răng.
Mặt nạ vitamin cho răng
Các loại trái cây và rau chứa vitamin C sẽ nhanh chóng tạo ra một lớp bảo vệ cho răng của bạn.
Bạn chỉ cần nghiền cà chua, dâu tây và cam, sau đó chà lên răng, để hỗn hợp trong vòng 5-6 phút và rửa sạch. Điều này sẽ giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn trong miệng và làm hơi thở của bạn thơm mát hơn.
Giấm
Đây không phải là giải pháp hiệu quả nhất, nhưng là cách làm sạch răng mà không gây ra bất kỳ thiệt hại với 100% tự nhiên.
2 muỗng canh giấm
1 muỗng canh muối
Một chút nước
Kết hợp các thành phần, đánh răng và lặp lại trong vài ngày để có hiệu quả tối đa.
Bạn có thể dùng một số nguyên liệu sẵn có dễ kiếm dưới đây để tẩy trắng răng tại nhà nhé.
" alt=""/>6 mẹo làm trắng răng tức khắcTSMCcho biết, việc xây dựng nhà máy ở Arizona sẽ bắt đầu vào năm tới và dự kiến sẽ đưa vào hoạt động vào năm 2024. Nhà máy sẽ sử dụng công nghệ với tiến trình 5 nanomet để sản xuất chip bán dẫn, với công suất sản xuất dự kiến là 20.000 chip mỗi tháng. Bên cạnh đó, nó có thể tạo ra tới 1.600 việc làm và tạo ra hàng nghìn việc làm bổ sung trong hệ sinh thái công nghiệp bán dẫn.
Liên quan đên dự án này, TSMC cho biết: “Nhà máy tại Mỹ này không chỉ cho phép chúng tôi hỗ trợ khách hàng và đối tác tốt hơn mà còn mang đến cho chúng tôi nhiều cơ hội hơn để thu hút nhân tài toàn cầu. Nó có tầm quan trọng chiến lược, quan trọng đối với một hệ sinh thái bán dẫn sôi động và cạnh tranh tại Mỹ, cho phép các công ty hàng đầu của Mỹ chế tạo các sản phẩm bán dẫn tiên tiến của họ ngay tại Mỹ và hưởng lợi từ sự gần gũi của hệ sinh thái và xưởng đúc bán dẫn đẳng cấp thế giới”.
“Dự án này sẽ đòi hỏi sự đầu tư đáng kể về vốn và công nghệ từ TSMC. Môi trường đầu tư tốt cũng như lực lượng lao động tài năng tại Mỹ sẽ làm cho các khoản đầu tư trong tương lai tại Mỹ trở nên hấp dẫn đối với TSMC. Việc Mỹ áp dụng các chính sách đầu tư hướng tới tương lai để tạo môi trường cạnh tranh toàn cầu cho hoạt động công nghệ bán dẫn tiên tiến hàng đầu sẽ là yếu tố quyết định cho sự thành công của dự án này”, TSMC cho biết thêm.
Tại Mỹ, TSMC hiện đang vận hành một nhà máy ở thành phố Camas thuộc tiểu bang Washington, các trung tâm thiết kế ở cả thành phố Austin thuộc tiểu bang Texas và thành phố San Jose thuộc tiểu bang California. Nhà máy dự kiến xây dựng ở Arizona sẽ là địa điểm sản xuất thứ hai của TSMC tại Mỹ.
Ngoài cơ sở hoạt động chính tại Tân Trúc, miền Bắc Đài Loan, nơi đặt một số cơ sở sản xuất của mình, nhà sản xuất chip TSMC còn có các cơ sở sản xuất ở Nam Đài Loan và Trung Đài Loan. Bên cạnh đó, họ cũng có các cơ sở sản xuất bán dẫn ở Thượng Hải, Trung Quốc. Hiện tại, TSMC đã đặt các văn phòng tại Trung Quốc, Châu Âu, Ấn Độ, Nhật Bản, Bắc Mỹ và Hàn Quốc.
Phan Văn Hòa(theo Rcrwireless)
Công ty đúc bán dẫn số 1 thế giới TSMC của Đài Loan đã nới rộng khoảng cách với Samsung về doanh số bán dẫn, ngay cả sau lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Huawei.
" alt=""/>TSMC sẽ thành lập công ty con tại MỹNền tảng số thứ 33 được Bộ TT&TT chọn giới thiệu
Lễ ra mắt nền tảng akaBot – Tự động hóa quy trình nghiệp vụ doanh nghiệp vừa được Bộ TT&TT tổ chức ngày 13/11 tại Hà Nội.
akaBot là nền tảng “Make in Vietnam” thứ ba của FPT trong số 33 nền tảng đã được Bộ TT&TT lựa chọn giới thiệu và bảo trợ truyền thông trong “Ngày thứ Sáu công nghệ”, phục vụ cho Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hồi tháng 6/2020.
Hai nền tảng trước đó của FPT được Bộ TT&TT chọn giới thiệu là FPT.AI và akaChain. Cả ba nền tảng này nằm trong hệ sinh thái các giải pháp chuyển đổi số của FPT nhằm các hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức gia tăng năng suất, tiết kiệm chi phí, tận dụng tối đa nguồn lực để vượt qua khủng hoảng và tiếp tục phát triển.
Theo Phó Vụ trưởng Vụ CNTT Tô Thị Thu Hương, việc phát triển, thương mại hóa các nền tảng công nghệ trong đó có akaBot thể hiện bước chuyển lớn của FPT. |
Việc phát triển, thương mại hóa các nền tảng công nghệ trong đó có AkaBot, theo bà Tô Thị Thu Hương - Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ CNTT, Bộ TT&TT, là bước chuyển lớn của tập đoàn FPT, từ làm dịch vụ gia công phần mềm sang sáng tạo, làm chủ các công nghệ lõi, phát triển các sản phẩm nền tảng phục vụ cho công cuộc chuyển đổi số quốc gia.
Đại diện Vụ CNTT cũng cho rằng, chuỗi sự kiện ra mắt các nền tảng công nghệ phục vụ chuyển đổi số vào thứ Sáu hàng tuần của Bộ TT&TT đã minh chứng cho thấy sự cổ vũ, ủng hộ của cộng đồng các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam với các chính sách phát triển của Chính phủ, Bộ TT&TT, trong đó có chiến lược “Make in Vietnam”.
“Những nền tảng công nghệ như akaBot sẽ góp phần cho các doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng các giải pháp do doanh nghiệp trong nước phát triển để giải quyết các bài toán của mình, từ đó nâng cao năng suất lao động, đóng góp vào sự phát triển nền kinh tế số, đồng thời phát triển hệ sinh thái các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam như kỳ vọng của Chính phủ”, đại diện Vụ CNTT nhận định.
Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa Đỗ Công Anh tin tưởng rằng "robot phần mềm" akaBot thời gian tới sẽ đóng vai trò quan trọng trong chuyển đổi số cho các doanh nghiệp tài chính, ngân hàng, logistics, y tế. |
Tại sự kiện ra mắt akaBot, Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa Đỗ Công Anh nhấn mạnh, kinh tế số đã được xác định là 1 trong 3 trụ cột của Chương trình chuyển đổi số quốc gia và chuyển đổi số doanh nghiệp cũng là một hướng quan trọng.
Cho biết tự động hóa quy trình nghiệp vụ cho doanh nghiệp, tổ chức – RPA là giải pháp mới được phát triển trong vài năm gần đây, ông Công Anh đánh giá, giải pháp này đóng vai trò rất quan trọng. Bởi lẽ, bên cạnh tự động hóa, giải pháp RPA còn giúp cho doanh nghiệp sau một thời gian triển khai sẽ có được cái nhìn sâu hơn vào quy trình nghiệp vụ của doanh nghiệp, tổ chức mình để từ đó tái cấu trúc lại quy trình nghiệp vụ - một trong những bước dẫn dắt đến chuyển đổi số cho doanh nghiệp, tổ chức.
“Tôi tin tưởng rằng giải pháp akaBot trong thời gian tới sẽ đóng vai trò rất mạnh trong việc chuyển đổi số cho các doanh nghiệp hoạt động ở các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, logistics, y tế”, ông Công Anh chia sẻ thêm.
akaBot có thể giúp doanh nghiệp tăng tới 80% năng suất
Theo đại diện nhóm phát triển, akaBot là giải pháp tự động hóa quy trình nghiệp vụ (RPA) cho doanh nghiệp với các “trợ lý robot ảo” có khả năng mô phỏng thao tác của con người, giúp thực hiện các tác vụ lặp đi lặp lại với số lượng lớn.
Với công nghệ lõi là RPA, akaBot có khả năng tích hợp AI (trí tuệ nhân tạo) và OCR (công nghệ nhận dạng ký tự quang học) để xây dựng giải pháp tự động hóa thông minh toàn diện, đảm bảo không xâm lấn hệ thống CNTT hiện tại và có thể tương tác với tất cả các phần mềm doanh nghiệp như Word, Excel, SAP, Web…
AkaBot bắt đầu được FPT cung cấp ra thị trường từ năm 2018. Sau 2 năm triển khai, đến nay akaBot đã và đang cung cấp giải pháp RPA cho hơn 20 khách hàng và đối tác chiến lược thuộc 6 nước gồm Việt Nam, Mỹ, Nhật Bản, Anh, Hàn Quốc, Đài Loan, tiêu biểu là Thinkpower, HSBC, Panasonic, TPBank, Mizuho.
Giám đốc phát triển akaBot Bùi Đình Giáp cho biết, nền tảng akaBot đã hỗ trợ các doanh nghiệp tăng tối thiểu 50% năng suất và thực tế đã có doanh nghiệp đạt tới con số 80%. |
Nói về lý do FPT quyết định phát triển giải pháp akaBot, ông Bùi Đình Giáp, Giám đốc sản phẩm akaBot cho hay: “Nhận thấy các giải pháp RPA của các doanh nghiệp nước ngoài dù tương đối ưu việt nhưng lại chưa thực sự phù hợp với các doanh nghiệp Việt Nam nên chúng tôi đã phát triển akaBot. Là sản phẩm RPA “Make in Vietnam” duy nhất, akaBot có ưu điểm là không làm thay đổi hệ thống CNTT hiện tại của doanh nghiệp và khi kết hợp với hệ sinh thái sản phẩm của FPT có thể giải quyết được những bài toán đặc thù của Việt Nam”.
Đặc biệt, theo ông Giáp, các giải pháp của akaBot có thể áp dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau như tài chính ngân hàng, bán lẻ, sản xuất, logistics... giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí đến 60%, tăng năng suất đến 80% và giảm thời gian xử lý đến 90%, trong khi được cam kết mức độ bảo mật cao nhất.
Theo nhóm phát triển nền tảng akaBot, sắp tới nhóm sẽ tiếp tục đầu tư, mở rộng hệ sinh thái sản phẩm đa dạng, phát triển thêm nhiều tính năng tiên tiến, hướng tới cung cấp giải pháp tự động hóa thông minh cho các doanh nghiệp tại Việt Nam, để thúc đẩy tài chính toàn diện, qua đó đóng góp vào việc thúc đẩy mục tiêu xây dựng Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.