LTS: Kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhạc sĩ Văn Cao (1923-2023),ạcsĩVănCaoTừBuồntànthuđếnmùathuCáchmạbóng đá u23 một chương trình nghệ thuật đặc biệt Đàn chim Việt sẽ được tổ chức để tôn vinh tài năng của người nghệ sĩ lớn. Chương trình diễn ra lúc 20 giờ ngày 20/8 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. VietNamNet xin giới thiệu bài viết của nhạc sĩ Trần Lệ Chiến - Phó Tổng biên tập Tạp chí Âm nhạc - Hội nhạc sĩ Việt Nam về nhạc sĩ Văn Cao.
Nhạc sĩ Văn Cao sinh vào mùa thu năm 1923 và cũng nhẹ nhàng tạ thế vào mùa thu năm 1995. Với ông, “mùa thu vừa có cái ấm, có cái se lạnh cuối mùa và cũng là những ngày có nhiều tưởng tượng nhất”. Chính vì thế, ông có khoảng 30 ca khúc mang dấu ấn mùa thu.
Buồn tàn thu
Cuối những năm 1930, tân nhạc Việt Nam ra đời, chủ yếu là những bài ca trữ tình, lãng mạn. Ở Hải Phòng xuất hiện các tên tuổi như: Đinh Nhu, Lê Thương… Văn Cao tham gia vào nhóm Đồng Vọng cùng nhạc sĩ Hoàng Quý, Tô Vũ, Canh Thân, Đỗ Nhuận.
Ở tuổi 16, cái tuổi chưa hẳn đã lớn, nhưng cũng chẳng còn là trẻ thơ, song dường như suy nghĩ của Văn Cao chín hơn độ tuổi của mình. Trong ông luôn có sự dằn vặt, hoài nghi, tự đặt câu hỏi rồi lại tự đi tìm lời giải cho những nghĩ suy về thời cuộc.
Buồn tàn thulà sáng tác đầu tay có cảm xúc đa mang về thân phận con người, về nhân tình thế thái khiến người nghe giật mình bởi với tâm hồn của một chàng trai mới bước vào ngưỡng cửa cuộc đời, làm sao có thể cảm thấu được tình yêu, sự tuyệt vọng, cô đơn để viết ra được những ca từ thấm đẫm hồn thơ, hồn nhạc, quả thực là “độc nhất vô nhị”...
Người làm cho Buồn tàn thutrở nên nổi tiếng là danh ca Thái Thanh - giọng hát liêu trai, bàng bạc, ma mị của bà như cuốn người nghe vào câu chuyện tình yêu đầy trắc trở: "Người ơi! còn biết em nhớ mang/Tình xưa còn đó xa xôi lòng/Nhờ bóng chim uyên nhờ gió đưa duyên, chim với gió bay về chàng quên hết lời thề... Thôi tình em đấy như mùa thu chết rơi theo lá vàng”.
Không ai có thể tưởng tượng nổi, những ca từ, câu hát chất chứa bao nỗi niềm của yêu đương, luyến ái, đau khổ, nhớ nhung ấy lại được viết lên bởi một chàng thanh niên “mặt búng ra sữa”. Nói theo chữ của nhạc sĩ Thụy Kha “Văn Cao là trời cho”, nên ông đã cảm thấu được trọn vẹn những thanh âm của mùa thu đang dần tàn lụi; cảm nhận được sự khắc khoải đợi chờ như thắt từng khúc ruột. Cảm xúc yêu đương, luyến ái “kề má say sưa”.
Nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha từng nhận xét: "Buồn tàn thu của Văn Cao ra đời với hơi hướng của âm nhạc ca trù, phong vị Đường thi ở lời ca. Tác phẩm mang một tâm trạng tiếc nuối về những sự ra đi không trở lại: Đêm mùa thu chết - Nghe mùa đang rớt rơi theo lá vàng…".
Theo nhạc sĩ Văn Cao lúc sinh thời, trước khiBuồn tan thuđược “đóng đinh” với giọng hát Thái Thanh thì nhạc sĩ Phạm Duy là người đầu tiên hát, góp phần lan tỏa ca khúc này cùng nhiều tác phẩm khác của ông đến với công chúng trong và ngoài nước.
Sau Thái Thanh, có nhiều người hát và định hình tiếng hát của mình với Buồn tàn thu,trong đó có ca sĩ Ánh Tuyết. Nhạc sĩ Văn Cao dành nhiều lời khen tặng cho Ánh Tuyết, bởi cô đã thấu cảm được ca từ, giai điệu của tác phẩm và cất lên tiếng hát nức nở bằng rung động sâu thẳm của trái tim người nghệ sĩ.
Lối hát tự sự, không nhạc đệm, theo một phong vị riêng khiến nhạc sĩ Văn Cao từng thốt lên rằng: “Ánh Tuyết là người đã chạm được vào những rung cảm của giai điệu bài hát và trình diễn nó theo cách mà tôi hài lòng nhất”.
Nhiều khán giả nhận xét: “Sau năm 1975, Ánh Tuyết là ca sĩ hát nhạc của Văn Cao hay nhất”. Bản thân người viết không ít lần chứng kiến ca sĩ Ánh Tuyết bỗng nhòa lệ khi hát Buồn tàn thu, và cũng nhiều khi khán phòng nhà hát có tiếng sụt sùi chung mạch cảm với ca sĩ.
Sau Buồn tàn thu, Văn Cao viết: Thiên Thai (1941), Bến xuân, Thu cô liêu, Cung đàn xưa, Đàn chim Việt, Suối mơ(1942), Trương Chi (1943). Mỗi tác phẩm là một câu chuyện thú vị, như những bức tranh âm thanh nhiều màu sắc. Ở đó có khoảng tối - sáng, trầm - bổng, khi da diết, lúc dồn dập… khiến người nghe bị cuốn vào mạch kể chuyện khó mà dứt ra nửa chừng, bởi giai điệu và ca từ như tuôn chảy, như con tằm rút ruột nhả tơ, nghe - cảm và thấu từng ca từ ẩn dụ, đầy tính triết lý và cũng thật giàu hình tượng.
Mặc dù sáng tác của Văn Cao mang hơi hướng phong cách của âm nhạc Châu Âu. Tuy nhiên, cái hồn cốt của âm nhạc Việt đã ngấm sâu trong từng mạch máu nên những tác phẩm ông viết trong thời kỳ đầu của tân nhạc Việt Nam vẫn ẩn chứa nét tinh túy của âm nhạc dân tộc.
Sau một loạt bài hát lãng mạn, trữ tình, cùng thời gian và biến động của đời sống xã hội, nhạc sĩ chuyển hướng sáng tác những bài hát có giai điệu hào hùng, là những hành khúc như lời kêu gọi, hiệu triệu các tầng lớp nhân dân cùng đồng tâm, đồng lòng một tình yêu Tổ quốc.
Mùa thu Cách mạng
Sau một loạt những bản tình ca, Văn Cao viết Gò Đống Đa- một ca khúc yêu nước đầy khí phách, thể hiện tinh thần quả cảm, hùng tráng và dữ dội. Có lẽ khi tham gia vào nhóm Đồng Vọng, ông ít nhiều đã ảnh hưởng trong tư tưởng sáng tạo.
Song có lẽ bước ngoặt cuộc đời chính là sự xuất hiện của Tiến quân ca- ông khẳng định quyết tâm, ý chí một lòng đi theo cách mạng từ những động viên khích lệ của một cán bộ Việt Minh là ông Vũ Quý.
Hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng - biểu trưng cho dân tộc Việt Nam hiện diện trong hành khúc đầy hào sảng, hùng tráng, mang khí phách, cốt cách của người Việt Nam “thà hi sinh chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”.
Tác phẩm là sự xuất thần của Văn Cao cả về nội dung, hình thức thể hiện, tư tưởng và nghệ thuật. Ngay khi xuất hiện, Tiến quân cađã được các tầng lớp nhân dân Việt Nam đón nhận, bởi dự cảm của ông cũng là điều mong mỏi của cả dân tộc.
Tiến quân canhư mốc son của âm nhạc Việt Nam trong dòng chảy lịch sử của dân tộc. Ngày 1/8/1944, Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định lấy Tiến quân calàm Quốc cacủa nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Và lần đầu tiên Tiến quân ca được in trên trang Văn nghệ của báo Độc Lập tháng 11/1944 bằng bản in đá do chính Văn Cao viết.
Ngày 17/8/1945, trong cuộc mít tinh của nhân dân Hà Nội trước Quảng trường Cách mạng Tháng Tám, những câu hát được cất lên. Ngày 19/8/1945, trong cuộc mít tinh lớn, dàn đồng ca của Đội Thiếu niên Tiền phong cũng hát vang bài hát này. Ngày 2/9/1945,Tiến quân cachính thức được cử hành trong Lễ Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, cùng Ban nhạc Giải phóng quân do nhạc sĩ Đinh Ngọc Liên chỉ huy.
Từ đó cho tới nay, gần 80 năm qua đi, mỗi người dân đất Việt đều tự hào, xúc động mỗi khi Quốc caViệt Nam được vang lên, nhất là trên các đấu trường quốc tế. Quốc cađược hát trang trọng trong lễ chào cờ, nhưng Tiến quân ca - Quốc cacòn được nhiều nghệ sĩ biểu diễn với các hình thức nghệ thuật khác nhau, mang lại cảm xúc đặc biệt.
Cuộc đời, sự nghiệp của nhạc sĩ Văn Cao hòa vào dòng chảy của lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc. Ở mỗi giai đoạn phải trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, song tình yêu Tổ quốc vẫn sắt son chung thủy và được ông ghi lại trong thơ - nhạc - họa.
Nhà thơ Lê Thiếu Nhơn đã viết: "Cuộc đời 72 năm của Văn Cao gắn bó trọn vẹn với Việt Nam thế kỷ XX nhiều biến động, để lại cho thế hệ sau không ít câu hỏi không dễ trả lời... Những ngày tháng Văn Cao đã sống, cứ đổ cái bóng gầy hắt hiu và trắc ẩn vào lòng công chúng, mà những bài hát của ông không lý giải được, những bức tranh của ông cũng không lý giải được. Chỉ còn lại thơ, xoa dịu và tỏ bày giùm Văn Cao".
Mỗi tác phẩm của nhạc sĩ Văn Cao ghi lại dấu ấn quan trọng có giá trị về tư tưởng, phong cách và nghệ thuật riêng biệt, không trộn lẫn. Những tác phẩm ấy đã vượt thời gian, trao truyền và lan tỏa đến nhiều thế hệ nghệ sĩ, công chúng trong và ngoài nước, khắc tên mình một cách chói sáng trong nền văn hoá nghệ thuật Việt Nam.
Năm 2016, gia đình nhạc sĩ Văn Cao đã thực hiện di nguyện của ông: hiến tặng bản quyền Quốc ca cho Tổ quốc. Đó cũng là điều rất đặc biệt và thiêng liêng.
Ca sĩ Tùng Dương thể hiện bài hát 'Tiến quân ca':
Trần Lệ Chiến
Con trai nhạc sĩ Văn Cao khóc vì 100 năm mới có chương trình lớn về bố"Nhạc sĩ Văn Cao có nhiều tác phẩm được các chương trình dàn dựng, gia đình tôi rất tự hào. Nhưng đối với chương trình Đàn chim Việt, thực sự là 100 năm mới có một lần", hoạ sĩ Văn Thao chia sẻ.