Tòa nhà Bảo tàng Đông Nam Á (Tòa nhà Cánh diều) nằm trong khuôn viên của Bảo tàng Dân tộc học đã chính thức khai mở vào chiều 30/11.
Tòa nhà được đầu tư xây dựng trong suốt hơn 6 năm qua, ngoài sự đầu tư của Nhà nước còn có sự đóng góp tâm huyết cả về vật chất lẫn tinh thần của bạn bè Đông Nam Á và thế giới.
Theo Ban giám đốc Bảo tàng Dân tộc học, trưng bày Văn hóa Đông Nam Á được xác định là một trưng bày thường xuyên, lâu dài trong tầng 1 của tòa bảo tàng mới này.
Với hơn 2.000 hiện vật và gần 100 băng ghi âm, ghi hình được các chuyên gia của Bảo tàng tìm tòi trong suốt 5 năm sẽ là những tư liệu quan trọng để tạo dựng trưng bày này.
Ngoài ra, Bảo tàng cũng đón nhận3 bộ sưu tập quí của các nhà khoa học ở các nước. Đó là bộ sưu tập của giáo sư Karenko (người Nhật Bản), bộ sưu tập của giáo sư Nguyễn Thành Khôi, Việt kiều tại Paris (Pháp) và bộ sưu tập tranh kính của tiến sĩ Rosaria, người Italia đã hiến tặng bảo tàng.
![]() |
Tòa nhà Bảo tàng Đông Nam Á |
Trong tương lai, tại đây sẽ triển lãm 3 bộ sưu tập này trong năm 2014, góp thêm nét văn hoá đặc sắc để công chúng hiểu thêm về văn hoá Đông Nam Á cũng như một số nước trên thế giới.
Có thể nói đây là Bảo tàng đầu tiên về văn hoá dân tộc các nước Đông Nam Á, là điểm kết nối giữa văn hoá Việt Nam và văn hoá các nước trong khu vực, có nhiều cơ hội để tìm hiểu về văn hoá của các nước trong khu vực, hiểu được những gì tương đồng, những gì khác biệttrong văn hoá giữa Việt Nam và các nước trong khu vực.
Trong tương lai, sẽ có nhiều hoạt động khác và trưng bày chuyên đề về văn hóa vật thể và phi vật thể một cách đa dạng, phong phú. Trong dịp khai trương này, ngoài phần trưng bày, sẽ có nhiều đoàn ở các nước Đông Nam Á đến trình diễn qua đó giúp công chúng hiểu thêm về những nét đặc sắc của một số nước trong khu vực Đông Nam Á.
Một số trưng bày trong Bảo tàng Đông Nam Á:
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Lợi ích của các bên là hoàn toàn hài hoà. Việc di dời, vì thế, lẽ ra phải khá thuận lợi. Nhưng không. Chính quyền đánh giá, kế hoạch có khả năng "phá sản". Đến hết quý II năm nay, thành phố mới bồi thường và dời được 657 căn, đạt hơn 10%. Chỉ còn hai năm để hoàn thành 90% còn lại.
Không chỉ ở Việt Nam, việc phát triển và cải tạo đô thị thường kèm theo nhiều xung đột lợi ích. Các hộ dân không chịu di dời vì sự gắn kết lâu đời với nơi họ đã sinh sống. Giá đền bù thường được cho là chưa thỏa đáng. Hoặc họ chưa rõ chất lượng cuộc sống tại khu tái định cư. Các mối làm ăn buôn bán mới sẽ được xây dựng như thế nào, việc ăn học của con em sẽ ra sao. Đây là các mối quan tâm chính đáng. Cá biệt có một số hộ dân không chịu dời đi vì lòng tham. Hiểu và giải đáp được các trăn trở và nguyện vọng trên của người dân, việc giải tỏa sẽ thuận lợi hơn.
Chính quyền địa phương có thể kết hợp với doanh nghiệp xây dựng sẵn các khu định cư phù hợp, dựa trên khảo sát ý kiến người dân bị di dời về việc các khu tái định cư nên được quy hoạch, thiết kế như thế nào. Sự đa dạng loại hình nhà ở sẽ góp phần đáp ứng tốt hơn nhu cầu và túi tiền khác nhau của người dân. Khu tái định cư phải có đầy đủ công năng của một đô thị hoàn chỉnh như công viên, cây xanh, bệnh viện, trường học, trung tâm mua sắm... Người dân hài lòng với nơi ở mới sẽ vui lòng và nhanh chóng di dời.
Lý thuyết là thế, nhưng trong thực tế, cân bằng giữa lợi ích của chính phủ, người dân, và doanh nghiệp luôn là bài toán nhiều thách thức.
Giải pháp đôi bên cùng có lợi, hay "đồng lợi", là một hướng tiếp cận chính, đã và đang định hình sự phát triển bền vững của các thành phố lớn trên thế giới. Thành phố New Islington, Manchester, Vương Quốc Anh là một ví dụ điển hình. Islington cũ cần được cải tạo. Người dân được mời đến lấy ý kiến về thành phố mới sẽ được quy hoạch, thiết kế, và xây dựng như thế nào. Năm 2002 dự án được khởi công. Người dân vẫn tiếp tục lưu trú sinh hoạt tại khu ở cũ cho đến khi khu tái định cư mới xây xong. Ngày nay, New Islington với kiến trúc độc đáo, xanh, đẹp, hiện đại, với khu trung tâm thương mại, văn phòng công ty, bến du thuyền... từng được bầu là nơi đáng sống nhất Vương quốc Anh.
Hafen, Hamburg (Đức) là một dự án phát triển đô thị lớn nhất châu Âu. Từ năm 2006, Uỷ ban Phát triển Đô thị của thành phố tham gia vào các cuộc đối thoại rộng rãi với công chúng để đảm bảo các mối quan tâm của người dân được giải quyết. Cuộc thi kiến trúc của thành phố được tổ chức để chọn ra thiết kế tốt và sáng tạo nhất. Kết quả, thành phố mới được xây dựng, chú trọng phát triển bền vững, sinh thái, nhiều không gian công cộng, các yếu tố bền vững về kinh tế, cơ hội việc làm, và khả năng chống chọi cao với lũ.
Tại Hàn Quốc, dự án khôi phục dòng suối Cheonggyecheon là một minh họa về sự đồng lợi đã mang lại thành công. Do ô nhiễm, năm 1958 chính quyền Seoul đã phủ bêtông dòng suối Cheonggyecheon. Một đường trên cao dài 5,6 km, rộng 16 m được xây dựng vào năm 1976. Như một quy luật tất yếu, giải pháp đi ngược thiên nhiên gây ra rất nhiều vấn đề nan giải cho trung tâm Seoul. Tháng 7/2003, thị trưởng Seoul Lee Myung-Bak (sau này trở thành tổng thống Hàn Quốc), đã có quyết định mang tính lịch sử, dỡ bỏ đường cao tốc trên cao và khôi phục dòng suối. Dự án ban đầu bị phản đối bởi người dân và các doanh nghiệp. Chính quyền Seoul lúc đó đã có nhiều chính sách như lập nhóm nguyên cứu, tham vấn và lắng nghe ý kiến công chúng, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng với giá đền bù hợp lý, tổ chức đào tạo nghề lại, tạo các cơ hội kinh doanh khác ở nơi mới cho doanh nghiệp. Kết quả là dự án được hoàn thành sau 26 tháng, với tổng chi phí 323 triệu USD, tương đương với trị giá ngày nay là 17.000 tỷ đồng nếu tính tỷ lệ trượt giá là 4%/năm. Dự án đã thành công trong việc cải tạo vẻ đẹp đô thị, xây dựng hệ thống đường bộ hành thân thiện môi trường, và thiết lập được "vành đai văn hóa Cheonggyechoen", đáp ứng mục tiêu biến Seul thành thành phố "bền vững, đáng sống, và toàn cầu". Về mặt kinh tế con suối này thu hút hơn 25 triệu du khách mỗi năm, mang lại giá trị tương đương 20.000 tỷ won.
Tại Nhật Bản có mô hình chia sẻ lợi nhuận. Theo đó, người dân có thể góp đất và tiền đền bù tài sản trên đất vào dự án bất động sản. Lời hoặc lỗ phát sinh từ việc kinh doanh bán nhà trong dự án sẽ được chia theo tỷ lệ góp vốn của chủ doanh nghiệp và người dân. Cũng theo mô hình này, nếu một hộ dân đang kinh doanh ăn uống và đất nhà bị thu hồi để làm trung tâm thương mại, thì hộ dân này sẽ được bố trí kinh doanh một quán ăn trong khu thương mại đó. Cách tiếp cận này không chỉ giải quyết các mối quan tâm về kinh tế của người dân mà còn tăng cường hợp tác giữa chủ đầu tư và người dân.
Không chỉ áp dụng trong các vấn đề phát triển đô thị, đồng lợi là nguyên tắc phổ quát thâm nhập sâu vào tất cả khía cạnh của xã hội, từ thiết kế luật pháp cho một quốc gia, đến hợp tác kinh doanh, hay xây dựng các mối quan hệ cá nhân. Lợi ích của các bên liên quan đều cần được xem xét một cách bình đẳng.
Đồng lợi tuy vậy cần được hiểu theo nghĩa rộng hơn. Lợi ích của cá nhân phải hài hòa với lợi ích xã hội, lợi ích của quốc gia. Lợi ích ngắn hạn phải hài hoà với lợi ích dài hạn. Đồng lợi không chỉ về kinh tế mà còn trong văn hóa và tinh thần. Được lợi về kinh tế nhưng hại về văn hoá và hay đánh đổi về môi trường thì không thể xem là đồng lợi.
Nguyên tắc đồng lợi nhấn mạnh sự hài hòa các mục tiêu xã hội, và cũng là động lực của phát triển bền vững.
Bùi Mẫn
" alt=""/>Nguyên tắc 'cùng có lợi'(Ảnh: Southern Living).
Tiến sĩ Neha Chaudhary, bác sĩ tâm thần Trẻ em và Trẻ vị thành niên của Bệnh viện đa khoa Massachusetts và giảng viên tại Trường Đại học Y Harvard cho biết đây là thời gian lý tưởng để dạy trẻ em về cách tự phục hồi và thích nghi trong thời điểm khó khăn.
Ông cũng khuyên cha mẹ nên là thể hiện bằng hành động chứ không phải chỉ là lời nói về cách họ vượt qua thời điểm hiện tại như thế nào để giúp trẻ học hỏi và phát triển. Cha mẹ cần biết cách quản lý cảm xúc và lo lắng thay vì đắm mình trong đó. Nếu cha mẹ cho thấy hình mẫu về khả năng thích nghi và đối mặt với căng thẳng, bọn trẻ sẽ thấy được ý nghĩa tích cực của việc sống kiên cường và không đầu hàng dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
2. Đối diện với sự ra đi của người thân
![]() |
(Ảnh: Baystateparent). |
Nói về cái chết, đặc biệt là cái chết của người thân trong gia đình hoặc bạn bè không bao giờ là dễ dàng.
Yael Dvir, MD, phó chủ tịch kiêm giám đốc Khoa Tâm thần Trẻ em và Vị thành niên của Trung tâm Y tế UMass Memorial và Trường Đại học Y Massachusetts nói khuyên cha mẹ nên cho phép con nói về nỗi sợ hãi mà chúng đang có và những cảm giác con trẻ gặp phải khi chứng kiến sự ra đi của người thân để có những chia sẻ kịp thời với con.
Ông cũng khuyên cuộc nói chuyện nên thẳng thắn và trung thực. Nếu có một câu hỏi nào mà cha mẹ không biết hoặc chưa có câu trả lời có thể nói với con rằng bạn không biết hoặc khuyến khích con nghĩ xem câu trả lời có thể là gì.
3. Nuôi dưỡng lòng biết ơn
![]() |
(Ảnh: CNBC). |
Cha mẹ nên dạy cho con hiểu giữa những khó khăn của đại dịch, vẫn còn rất nhiều lý do để biết ơn. Theo tiến sĩ Chaudhary, nuôi dưỡng lòng biết ơn có thể có thể giúp mang lại tâm trạng hạnh phúc và sức khỏe tinh thần. Cha mẹ có thể cùng con cái thực hành lòng biết ơn mỗi ngày trước giờ ăn tối hoặc khi đi ngủ để giúp tăng tính gắn kết trong gia đình.
4. Tài chính
![]() |
(Ảnh: Insider). |
Tiến sĩ Arnaa Alcon, Trưởng khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn của Đại học Bridgewater State bày tỏ quan điểm, đại dịch cũng là thời điểm lý tưởng dạy trẻ em về tài chính cá nhân.
Cha mẹ có thể trao đổi với con cái về các khó khăn tài chính mà rất nhiều gia đình đang phải đối mặt như mất việc làm, giảm thu nhập, tình hình tài chính không ổn định. Bọn trẻ có thể đặt ra các câu hỏi từ đó cha mẹ dạy cho trẻ về tầm quan trọng của tự chủ tài chính cá nhân và cách vươn lên trong hoàn cảnh tài chính hạn chế.
5. Làm tốt nhất trong hoàn cảnh khó khăn
![]() |
(Ảnh: Europa). |
Khả năng phục hồi, duy trì lòng biết ơn và học cách vươn lên với nguồn tài chính ít ỏi đều là một phần của bài học lớn về cách tận dụng những niềm vui ít ỏi trong thời điểm khó khăn.
Chaudhary nói: "Đây là thời điểm hiếm hoi khi các thành viên của gia đình được ở bên nhau trong thời gian dài đến thế. Cha mẹ nên dạy con nhìn vào những điều tích cực nhỏ bé, học cách xây dựng mối quan hệ ấm cúng trong gia đình, hiểu thêm về nhau và cách tìm kiếm niềm vui trong điều kiện khó khăn. Các hoạt động cùng nhau giữa các thành viên trong gia đình sẽ tăng cường sự gắn bó và kết nối - điều rất cần thiết giữa rất nhiều căng thẳng đang diễn ra bên ngoài cánh cửa".
Theo Dân Trí
Đây là một câu hỏi nhận về nhiều ý kiến trái chiều trên một diễn đàn mạng xã hội, chỉ trong vòng 13 giờ, bài viết đã nhận về 12 nghìn lượt thích và hàng nghìn bình luận bày tỏ quan điểm đa chiều.
" alt=""/>5 bài học cha mẹ nên dạy con trong thời kỳ đại dịch