Samsung khen màn hình Galaxy Note 9 “xịn” trên Twitter bằng điện thoại … iPhone. Ảnh được chụp màn hình tweet của Samsung Nigeria
Dịp cuối tuần vừa qua,ữngcâuchuyệnhàihướckhicáccôngtyquảngcáosảnphẩmtrêlịch thi đấu bong đá hôm nay cộng đồng mang Twitter đã phát hiện ra một vụ việc “dở khóc dở cười”. Đó là Samsung đã viết tweet quảng cáo màn hình của Galaxy Note 9, nhưng lại là một tweet được viết từ màn hình của … iPhone.
Cụ thể, tài khoản Twitter của Samsung đã chia sẻ tweet, giới thiệu màn hình Super AMOLED của Samsung Galaxy Note 9. Nhà phê bình công nghệ MKBHD là người đã phát hiện ra các tweet này đầu tiên.
Kể từ khi MKBHD phát hiện ra các tweet, Samsung đã không chỉ xóa các tweet đó, mà còn xóa cả toàn bộ tài khoản Samsung Nigeria.
Quy định của Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM
Trung tâm Công nghệ thông tin, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM là nơi duy nhất của trường được phép tổ chức đào tạo, thi và cấp ứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản. Nếu có các trung tâm khác bên ngoài trường tổ chức đào tạo, thi và cấp chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản đều không phải của nhà trường.
Văn bản cũng nhấn mạnh, với các chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin do các cơ sở không phải của nhà trường cấp, sinh viên bắt buộc tham gia một kỳ thi kiểm tra chất lượng, để công nhận đạt chuẩn đầu ra về công nghệ thông tin của nhà trường. Kỳ thi kiểm tra chất lượng được tổ chức tại Trung tâm Công nghệ thông tin của nhà trường.
Phản ánh với Báo Vietnamnet, sinh viên cho rằng "Việc trường ra quy định như vậy đang muốn độc quyền, ép sinh viên phải học chứng chỉ tin học tại trường. Trong khi đó, mức học phí của trung tâm đưa ra rất cao".
Chúng tôi đã liên hệ với lãnh đạo Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM và được nhà trường giải thích về vấn đề này.
Ông Văn Thế Thành, Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, khẳng định trường không độc quyền trong việc cấp Chứng chỉ Ứng dụng công nghệ thông tin vì không yêu cầu sinh viên phải học ở Trung tâm công nghệ thông tin của trường, hoặc cấm sinh viên không được học ở các trung tâm ngoài.
Theo ông Thành, về việc thi để lấy chứng chỉ, nếu sinh viên học tại trung tâm hoặc học ở trung tâm ngoài nhưng đăng kí thi lấy chứng chỉ do trung tâm của trường cấp sẽ mất phí 300.000 đồng. Những sinh viên đã có chứng chỉ, chỉ thi để kiểm tra trình độ hoàn toàn miễn phí.
Việc yêu cầu sinh viên được các cơ sở không phải của nhà trường cấp chứng chỉ, phải tham gia kì thi kiểm tra chất lượng do Trung tâm của trường tổ chức là để đảm bảo đồng bộ chất lượng đầu ra đã được trường quy định.
Hơn nữa, kì thi này được tổ chức hoàn toàn miễn phí,vì vậy sinh viên có thể học ở bất kỳ trung tâm nào, nhưng phải vượt qua kỳ thi này mới được trường công nhận chứng chỉ đó.
“Tôi nghĩ sinh viên học thật, trình độ thật sẽ không ngại tham gia một kì thi miễn phí để kiểm tra chất lượng” - ông Thành nhấn mạnh.
Theo ông Thành, một khóa học chứng chỉ tin học tại Trung tâm Công nghệ thông tin của trường có các mức giá phù hợp với từng mức độ trình độ của sinh viên như 500.000 đồng, 900.000 đồng, 1,2 triệu đồng, 1,6 triệu đồng. Sinh viên thấy mình ở mức trình độ nào có thể đăng kí học với mức học phí phù hợp.
"So với giá cả ở các trung tâm khác, mức giá này của chúng tôi khá rẻ. Vì vậy không có chuyện chúng tôi ép sinh viên học phải học ở Trung tâm của trường với mức phí cao. Các em hoàn toàn tự nguyện học hoặc không học" - ông Thành khẳng định.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, mức học phí học các Chứng chỉ Tin học A, B, C tại một số trung tâm ở TP.HCM nhưTrung tâm tin học Trường ĐH sư phạm TP.HCM cũng dao động từ 700.000 đồng đến 900.000 đồng/ khóa, lệ phí thi lấy chứng chỉ là 300.000 đồng
L.Huyền
" alt="Công nhận chứng chỉ Tin học: Có phải Trường Công Nghiệp Thực phẩm TP.HCM đang 'làm khó' sinh viên?"/>
Bạn có thể nghĩ rằng thay đổi mục “Kinh nghiệm làm việc” (hoặc “Work Experience”) thành “Đóng góp về chuyên môn” (hoặc “Professional Contributions”) là cách để khiến CV nổi bật hơn so với đối thủ cạnh tranh. Nhưng hãy cẩn thận nếu bạn đang ứng tuyển vào một nơi có áp dụng hệ thống sàng lọc hồ sơ tự động. Khi đó, sự khác biệt sẽ khiến bạn bị lỡ mất cơ hội được nhà tuyển dụng nhìn thấy.
Điều tương tự cũng sẽ xảy ra khi bạn muốn thực hiện những sự bổ sung, bởi việc thêm thắt các tiêu đề mới nhằm khiến CV trở nên khác biệt và sáng tạo lúc này lại chỉ khiến hệ thống không thể phân loại chính xác các thông tin của bạn.
Vì vậy, để an toàn, bạn nên tuân theo quy tắc đặt tiêu đề đã được tiêu chuẩn hoá, chẳng hạn như: Kinh nghiệm làm việc, Lịch sử làm việc, hoặc Kinh nghiệm chuyên môn.
Định dạng rõ ràng, sạch đẹp
Định dạng của CV là một trong những yếu tố bạn cần làm tốt nếu muốn vượt qua được ATS. Do đó, nếu bạn mong muốn tạo ra một sự kết hợp để thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy khía cạnh sáng tạo của bản thân, hãy nhớ rằng ATS quan tâm nhiều hơn đến sự đơn giản. Vì vậy, hãy bỏ qua những thứ “râu ria” và tập trung vào nội dung thực tế.
Ngoài ra, các công cụ định dạng khác như đầu trang và chân trang (headers & footers) đôi khi sẽ gây hại cho bạn nếu dùng sai cách, đặc biệt khi bạn áp dụng nó với những thông tin quan trọng. Đơn giản là do một số ATS sẽ lọc chúng đi. Theo đó, nếu không may, các thông tin quan trọng trong CV của ứng viên như số điện thoại, địa chỉ hay email liên hệ đều sẽ hoàn toàn bị loại bỏ hết.
Cụ thể về ngành nghề
Mỗi ngành nghề, lĩnh vực sẽ có những thuật ngữ và yêu cầu về chuyên môn, trình độ, bằng cấp riêng. Vì những từ hoặc cụm từ này thường liên quan đến các kỹ năng và kiến thức cần thiết khi thực hiện công việc nên ATS (và cả các nhà tuyển dụng) thường sẽ chỉ tập trung dò tìm các ứng viên nào có đề cập đến những thông tin đó trong CV.
Điều này không có nghĩa rằng mọi câu bạn viết vào CV phải là những cụm từ viết tắt hay có chứa thuật ngữ chuyên môn, lời khuyên này hàm ý rằng bạn nên cẩn thận khi lựa chọn từ ngữ trình bày lý lịch.
(Nguồn hình: Freepik)
Sử dụng bản mô tả công việc để xác định những từ và cụm từ khoá là phương án tốt để đảm bảo CV của bạn có sự phù hợp, hiệu quả khi hầu hết nhà tuyển dụng sẽ nhập các từ khoá đó vào hệ thống sàng lọc hồ sơ của họ theo các trường thông tin như: yêu cầu, nhiệm vụ, đặc điểm cá nhân…
Cuối cùng, hãy đảm bảo rằng trình độ chuyên môn và chức danh của bạn đã được viết ở cả định dạng đầy đủ lẫn viết tắt, ví dụ như: “Personal Assistant (PA)”, để giúp cho CV có cơ hội lọt qua được tất cả các tính năng lọc tìm bằng từ khoá.
Kiểm tra lỗi chính tả
Mặc dù luôn ý thức rằng việc sai lỗi chính tả sẽ khiến nhà tuyển dụng bỏ qua hồ sơ, nhưng bằng một cách nào đó, đôi khi bạn vẫn sẽ để sót vài lỗi đánh máy hoặc chính tả một cách đáng tiếc ngoài ý muốn. Điều này được giải thích là do chúng ta thường dễ mắc bẫy tâm lý “đã biết đã hiểu” khi đọc lại các nội dung tự mình trình bày. Theo đó, bạn sẽ khó phát hiện ra lỗi sai của mình hơn những người khác.
(Nguồn hình: Freepik)
Nhưng còn một điều đáng ngại hơn nữa mà bạn nên biết là, trong khi nhà tuyển dụng lọc hồ sơ bằng mắt nên họ cũng có khả năng bỏ sót lỗi chính tả hoặc “du di” cho qua, thì các ATS là hệ thống máy móc vận hành với sự chính xác tuyệt đối. Chúng sẽ không có bất kỳ cân nhắc hay sự thông cảm nào cả, chỉ có đạt hoặc không đạt.
Vậy để đảm bảo CV luôn đạt yêu cầu về cách trình bày và chính tả, hãy cẩn thận đọc và rà soát lại từng chi tiết nhỏ. Gửi cho một người bạn nào đó kiểm tra và nhận xét nếu có thể. Cuối cùng là đừng quá phụ thuộc vào các công cụ kiểm tra chính tả, bởi vì không may là chúng sẽ chưa thể tìm được tất cả các lỗi và chính xác 100%.
Mặc dù 4 gợi ý trên là cách góp phần giúp bạn vượt qua ATS, nhưng đừng quá lạm dụng. Bởi vì ngay cả khi đã xuất sắc vượt qua ATS, nhưng nếu bạn nhồi nhét quá nhiều từ khoá hay biệt ngữ vào CV khiến nó trở nên “phi lô-gic”, máy móc, thì nhà tuyển dụng vẫn có thể loại bỏ khi đọc được đó, bất kể CV đó xếp hạng cao như thế nào trên hệ thống.
CV của bạn vẫn sẽ được ai đó đọc. Nhiệm vụ của ATS chỉ là lọc ra những hồ sơ tiềm năng và có liên quan nhất đến công việc đang tuyển dụng.
(Nguồn: CareerBuilder)
" alt="4 mẹo giúp CV vượt qua hệ thống lọc hồ sơ tự động"/>