Thấu hiểu nhu cầu của giới tinh hoa miền Bắc, công ty N.H.O - chủ đầu tư dự án The Dragon Castle đã dành “tầm nhìn điện ảnh” đặc sắc này cho 23 căn penthouse Sky Castle. Nằm trên đỉnh tòa tháp căn hộ, chỉ cần hướng tầm mắt ra bên ngoài, gia chủ tương lai có thể đắm mình trong sắc xanh của trời của biển, đỉnh núi ngang tầm mắt, sắc nét vào mùa hè và ẩn hiện trong mây vào mùa đông.
Trải nghiệm “nghỉ dưỡng trên không”
Penthouse Sky Castle thuận tiện với thói quen sinh hoạt của tầng lớp tinh hoa, mang đến cuộc sống như nghỉ dưỡng trên không.
Đối với các gia đình thường xuyên đón họ hàng, bạn bè đến chơi, các căn penthouse 2 tầng sẽ tạo sự phân biệt riêng tư cần thiết. Tầng trên dành cho gia đình, tầng dưới dành cho các không gian gặp gỡ thân mật và phòng nghỉ ngắn ngày cho khách.
Kiến trúc tân cổ điển tạo sự sang trọng cho ngôi nhà, nhưng vẫn đủ công năng cho từng thành viên ngay cả khi ba thế hệ cùng hiện diện. Đặc biệt, âm hưởng La Mã từ vòm cong của những khung cửa lớn mang đến tầm nhìn trực diện về hướng núi, gợi nhớ lối sống của các quý tộc châu Âu.
Hệ cửa lớn kết nối với khu vườn xanh tươi bên ngoài mang đến trải nghiệm thư thái. Đồng thời, khoảng sân vườn rộng đến 60m2 giúp chủ nhân tương lai có thể thỏa thích tạo khu BBQ ngoài trời. Khoảng sân này cũng lý tưởng cho hoạt động thể chất như: võ thuật, yoga, thiền hay khiêu vũ.
Đại diện chủ đầu tư dự án The Dragon Castle cho biết, các kiến trúc sư Hàn Quốc từ Công ty Kiến trúc ADU đã thiết kế trần cao 7m vào khu phòng ăn nhằm, tạo nên những trải nghiệm thị giác độc đáo. Tại không gian sang trọng này, gia chủ có thể thưởng thức những bữa tối đẳng cấp không thua các nhà hàng rooftop nổi tiếng thế giới.
30 tiện ích độc bản ngay tại dự án The Dragon Castle
Các căn penthouse này còn thừa hưởng đặc quyền kết nối trực tiếp với các tiện ích trên không như: cầu kính, bể bơi vô cực, phòng tập gym, yoga…
Với hơn 30 tiện ích, dự án The Dragon Castle được chủ đầu tư trang bị công nghệ an ninh 24/7 với hệ thống camera tiên tiến, thang máy không chạm có hệ thống lọc không khí, thiết bị nhận diện gương mặt, bảo vệ chuyên nghiệp. Bên cạnh đó là phòng cộng đồng, quảng trường nước, phố Hàn Quốc, ốc đảo ánh sáng về đêm, sân đa chức năng, nhà hàng, siêu thị, quán cà phê, khu vực chiếu phim, khu vọng cảnh…
Các tiện ích đẳng cấp này đáp ứng nhu cầu của mọi thành viên gia đình cả ngày dài. Trong khi các em nhỏ vui đùa tại quảng trường nước, thì cha mẹ có thể thư thái thưởng thức tách cafe ngay gần đó. ông bà có thể tản bộ và trò chuyện với láng giềng ở đồi vọng cảnh, thưởng thức bình minh hay hoàng hôn trên vịnh Hạ Long nên thơ, hùng vĩ. “Hệ sinh thái” này được chủ đầu tư thiết lập sau một quá trình nghiên cứu các hoạt động thực tế của các gia đình ở Việt Nam, nhằm giúp các thành viên tối ưu hóa thời gian và năng lượng cho cả ngày.
Nằm giữa biển và núi, dựa án The Dragon Castle còn có một vị trí đắc địa và dễ dàng kết nối: chỉ mất 5 phút đến các tuyến giao thông chính (cao tốc, Trung tâm văn hóa mới, Cầu Bãi Cháy), 10 phút đến trung tâm thành phố (khu du lịch trọng điểm, trung tâm hành chính), 35 phút đến sân bay quốc tế Vân Đồn, Cát Bi, tiệm cận với trường học, bệnh viện, các khu dân cư mới, trung tâm thương mại…
Sống ở penthouse được giới thượng lưu du nhập vào Việt Nam khoảng 10 năm trở lại đây. Đại diện chủ đầu tư cho biết: “Căn hộ duplex thiết kế dạng penthouse của The Dragon Castle dự kiến có mức giá chỉ ngang một căn chung cư 4 sao tại Hà Nội. Bộ sưu tập 23 căn penthouse Sky Castle trên đỉnh tháp dự án The Dragon Castle là món quà mà N.H.O muốn dành cho các chủ nhân tinh hoa nơi thành phố di sản Hạ Long”.
Dự án The Dragon Castle Chủ đầu tư: Công ty Tổ chức Nhà Quốc gia (N.H.O) Tư vấn phát triển kinh doanh: Công ty CP Phát triển kinh doanh và bất động sản WeLand Đại lý phân phối dự án: Vhomes, Mai Việt Land, QNG Land, SRT, T-land, Four Home, Liên Minh Nhật Minh Land, Happyland, Á Đông, Indochine Hotline: 096.552.0660 Website: https://dragoncastle.nhojsc.vn/skycastle/ Facebook: https://www.facebook.com/TheDragonCastle.N.H.O Văn phòng bán hàng: Số 1, Đường Cái Lân, phường Bãi Cháy, TP. Hạ Long, Quảng Ninh. |
Doãn Phong
" alt=""/>Chất sống thượng lưu ở penthouse Sky CastleNhiều mẫu xe hơi hiện đại ngày nay vẫn sử dụng đơn vị mã lực để thể hiện sức mạnh của động cơ. Trên thực tế, mã lực vẫn được coi là một thông số kỹ thuật quan trọng để người mua xem xét và lựa chọn loại xe phù hợp, vì nó chính là thông số thể hiện trực tiếp đến hiệu suất của động cơ.
Bất chấp việc sử dụng sức ngựa trong thế kỷ 21 bị nhiều người xem là "lỗi thời", những câu hỏi về mã lực như một con ngựa có thể sản xuất bao nhiêu mã lực, hay mã lực chính xác thế nào, vẫn là điều được nhiều người quan tâm.
Mã lực là gì? Được sử dụng từ khi nào?
Mã lực - hay sức ngựa (viết tắt là HP - Horse Power) là một đơn vị dùng để đo công suất. Nó được định nghĩa là công cần thiết để nâng một khối lượng 75 kg lên cao 1 mét trong thời gian 1 giây hay 1HP = 75 kgm/s.
Để chuyển đổi nhanh chóng giữa các đơn vị "mã lực" và "kW" (kilô watt), người ta hay dùng các hệ số tương đối như sau:
- Ở Anh: 1 HP = 0,7457 kW
- Ở Pháp: 1 CV (mã lực) = 0,7355 kW
1 kW = 1,36 CV = 1,34 HP
Theo trang web Giáo dục Năng lượng của Đại học Calgary, công suất tối đa của một con ngựa thực sự gần với 15 mã lực. Trong khi đó, công suất từ một người khỏe mạnh bình thường có thể sản sinh ra đạt xấp xỉ 1 mã lực. Do vậy, một cái tên phù hợp hơn cho đơn vị này có thể là "sức người".
Mã lực được nhắc tới lần đầu tiên vào cuối những năm 1700 bởi James Watt, một kỹ sư người Scotland. Ông còn được nhớ đến với phát minh động cơ hơi nước mang tính biểu tượng và đóng góp nhiều cho ngành công nghiệp xe hơi. Để ghi nhận, người ta đã lấy tên của ông để đặt cho đơn vị công suất vào năm 1882.
Trở lại những năm 1700, trong bối cảnh Watt đang tìm kiếm tên gọi nhằm thể hiện một cách hiệu quả tính ưu việt của các động cơ hơi nước, ông chợt nghĩ ra một đơn vị đo lường nhắc đến một thứ mà đa số mọi người quen thuộc thời bấy giờ: ngựa.
Từ quan sát cá nhân thay vì nghiên cứu khoa học, Watt xác định rằng một con ngựa kéo xe việc có thể quay bánh xe trung bình 144 lần mỗi giờ. Sử dụng con số này, ông ước tính rằng ngựa có khả năng đẩy 32.572 pound/foot mỗi phút, tương đương 14.774,41 kg/mét. Để thuận tiện hơn, ông đã làm tròn con số này lên đến 33.000 pound (14.968,55 kg), và đơn vị "mã lực" ra đời.
Thời bấy giờ, Watt không quan tâm nhiều đến độ chính xác của phép đo, mà chỉ biết rằng nó làm nổi bật những cải tiến năng suất mạnh mẽ của những động cơ hơi nước do ông chế tạo.
Kết quả là những động cơ này thực sự trở nên mạnh mẽ và đáng tin cậy hơn nhiều so với ngựa, khiến cho rất ít người đặt câu hỏi - hoặc quan tâm đến - tính xác thực của các tính toán của ông.
Đơn vị mã lực tồn tại đến tận ngày nay, và dường như chẳng ai buồn định nghĩa lại vì chúng đã trở nên quá phổ biến.
Theo Dân trí
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Mã lực và mô men xoắn đều biểu trưng cho sức mạnh của động cơ nhưng giữa chúng lại có sự khác biệt lớn.
" alt=""/>Đã sang thế kỷ 21, vì sao người ta vẫn dùng sức ngựa để đo công suất?Tuy vậy, có một đặc điểm khác biệt ở thị trường Việt Nam, đó là số lượng người bán hàng không được thống kê chính thức trên các nền tảng mạng xã hội là rất lớn. Bốn mặt hàng chủ yếu được bày bán trên các trang mạng xã hội là thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, thời trang và đồ gia dụng.
Người Việt Nam sử dụng Internet trung bình 7 tiếng đồng hồ mỗi ngày, chủ yếu thông qua smartphone. Mục đích sử dụng Internet chính của người Việt là để vào các mạng xã hội. Điều này dẫn tới việc mạng xã hội đang trở thành một trong những kênh bán hàng hiệu quả nhất hiện nay.
Dựa trên những số liệu thống kê của mình, vị chuyên gia này cho rằng, các nền tảng (sàn) thương mại điện tử hiện chỉ chiếm 40% tổng số giao dịch trực tuyến tại Việt Nam. 60% tổng giao dịch còn lại thuộc về các tài khoản cá nhân, các trang fanpage và group trên mạng xã hội.
Điều này dẫn tới một thực tế là việc thanh toán khi mua bán, trao đổi hàng hóa trên mạng xã hội tại Việt Nam hiện vẫn còn rất sơ khai, chủ yếu qua hình thức COD (nhận hàng - trả tiền), ông Bình nói.
Phát triển thanh toán số trên mạng xã hội sẽ thúc đẩy TMĐT
Tại các thị trường như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, hình thức thanh toán qua COD chiếm tỷ trọng rất thấp, dưới 40% số giao dịch thương mại điện tử. Trong khi đó, theo ông Nguyễn Hòa Bình, khoảng 90% số giao dịch qua mạng xã hội hiện nay tại Việt Nam được thực hiện qua hình thức COD, chỉ 10% còn lại được thực hiện thông qua chuyển khoản.
Ở Việt Nam, các hãng vận chuyển gần như miễn phí dịch vụ COD. Nhiều doanh nghiệp logistic coi hình thức thanh toán COD như một dịch vụ giá trị gia tăng khi vận chuyển, trong khi ở các thị trường khác, phí COD chiếm khoảng 3% giá trị đơn hàng.
Chuyên gia công nghệ Nguyễn Hòa Bình. Ảnh: Trọng Đạt |
Hình thức thanh toán qua dịch vụ COD có một điểm yếu là số lượng khách hàng bỏ đơn nhiều, thời gian quay vòng vốn chậm. Tỷ lệ hoàn đơn của loại hình này rơi vào khoảng từ 8-10%, cá biệt, một số sản phẩm, dịch vụ có tỷ lệ hoàn đơn lên tới 25-30%.
Nguyên nhân của tình trạng này là bởi, người dùng Việt thường thay đổi quyết định mua hàng do việc chốt đơn theo cảm xúc. Bên cạnh đó, các nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ hoàn đơn khi mua hàng online cao còn do người mua hết tiền lúc nhận hàng, shiper không gọi điện được cho người mua hoặc người mua “bom đơn” không nhận.
Từ đây, có thể thấy, tính trách nhiệm trong việc đặt đơn hàng theo hình thức giao hàng - nhận tiền (COD) rất thấp. Thực tế này gây thiệt hại lớn cho các cá nhân, doanh nghiệp bởi những thiệt hại về chi phí marketing và cơ hội doanh thu.
Theo ông Nguyễn Hòa Bình, việc phát triển công cụ thanh toán số trên môi trường mạng xã hội sẽ giúp các doanh nghiệp nhanh chốt đơn hàng, giảm tỷ lệ hoàn đơn, từ đó thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử.
Trọng Đạt
" alt=""/>60% đơn hàng online tại Việt Nam diễn ra trên mạng xã hội