Nhận định, soi kèo Atletico Bucaramanga vs Fortaleza EC, 09h00 ngày 24/4: Vững ngôi đầu

Thể thao 2025-04-27 12:38:53 79
ậnđịnhsoikèoAtleticoBucaramangavsFortalezaEChngàyVữngngôiđầlịch thi đấu giải ngoại hạng anh   Linh Lê - 23/04/2025 07:16  Nhận định bóng đá giải khác
本文地址:http://slot.tour-time.com/news/36b594497.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Shabab Al Ahli vs Khor Fakkan, 23h45 ngày 23/4: Làm khó chủ nhà

Đào tạo theo phương châm “cầm tay chỉ việc”

Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Bắc, tỷ lệ lao động ở khu vực nông thôn lên tới trên 80%, trong đó lao động trong ngành nông lâm ngư nghiệp chiếm khoảng 60% lao động của tỉnh. Do đó, giải quyết tốt việc làm cho lao động nông thôn, nâng cao chất lượng lao động nông thôn có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tại tỉnh Tuyên Quang, đặc biệt là tại các vùng nông thôn.

Trên cơ sở thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, tỉnh Tuyên Quang đã tập trung đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhất là người dân tộc thiểu số, đối tượng chính sách, người khó khăn được quan tâm. 

Việc đào tạo nghề ở nhiều địa phương trong tỉnh Tuyên Quang được thực hiện theo phương châm “cầm tay chỉ việc”. Cùng với đó, đào tạo nghề theo nhu cầu của người học cũng được gắn với những tiềm năng thế mạnh của địa phương.

Bà Lý Thị Hải Hiền – Trưởng phòng Dạy nghề Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Tuyên Quang cho biết, qua 8 năm thực hiện chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn (từ năm 2010-2018), tỉnh đã dạy nghề được cho gần 75.000 lao động nông thôi. Riêng năm 2019, đã có trên 8.000 lao động nông thôn được dạy nghề. Góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đến cuối năm 2019 lên trên 57%, trong đó qua đào tạo nghề trên 35%.

{keywords}
Ở xã Phúc Ninh, nhiều hộ nông dân trở thành điển hình sản xuất kinh tế giỏi sau khi dạy nghề

Cũng theo bà Hiền, trong giai đoạn 2010-2018, có gần 5.000 người thoát nghèo nhờ được dạy nghề tạo việc làm. Năm 2019, số người thoát nghèo nhờ được dạy nghề ước khoảng 550 hộ, số người có thu nhập khá khoảng gần 1.400 người.

Tỉnh Tuyên Quang đề ra mục tiêu đến năm 2020 tỷ lệ lao động qua đào tạo trên 60%, trong đó qua đào tạo nghề trên 37%; tạo việc làm cho trên 100.000 lao động. Theo đó, trong quá trình đào tạo nghề nông thôn cần đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nghề găn với giải quyết việc làm tại chỗ; tập trung đào tạo các ngành nghề phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, từng bước chuyển dịch cơ cấu lao động. Đồng thời tăng cường đội ngũ giảng viên dạy nghề; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đẩy mạnh xã hội hóa dạy nghề, chú trọng đào tạo nghề đối với lao động ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Thành điển hình sản xuất giỏi nhờ được dạy nghề

Theo lãnh đạo Sở Lao động - Thương Binh và Xã Hội tỉnh Tuyên Quang, việc đào tạo chủ yếu mới chú trọng đến tạo việc làm theo chiều rộng, chưa chú trọng đến chất lượng việc làm; số lao động có tay nghề cao còn ít; việc gắn đào tạo nghề với tạo việc làm sau đào tạo còn hạn chế. Một số chính sách hỗ trợ việc làm chưa được hướng dẫn cụ thể để khuyến khích các doanh nghiệp tạo việc làm cho nhiều người lao động. Nội dung đào tạo nghề chưa thực sự phù hợp thực tế địa phương, nhu cầu doanh nghiệp và lao động tại cơ sở.

Song, trên thực tế, tại nhiều địa phương công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã thực sự phát huy hiệu quả. Điển hình như ở thôn Lục Mùn xã Phúc Ninh (Yên Sơn, Tuyên Quang). Địa phương này được coi là điểm sáng trong đào tạo nghề khi có hàng chục lao động nông thôn nhờ được dạy nghề giờ đã có công ăn việc làm ổn định, trở thành điển hình sản xuất kinh tế giỏi của địa phương.

Ông Vũ Ngọc Đình (59 tuổi) ở thôn Lục Mùn là một trong 33 nông dân sản xuất kinh doanh giỏi của toàn xã Phúc Ninh. Ông từng là học sinh xuất sắc của lớp học nghề trồng cây ăn quả.

Ông Đình cho biết, gia đình ông có truyền thống trồng cây ăn quả, nhưng thường canh tác theo kiểu tự phát nên năng suất và chất lượng không đảm bảo. Từ năm 2017, sau khi được tham gia lớp học nghề dạy trồng trọt của Hội Nông dân huyện tổ chức, ông Đình đã biết áp dụng kiến thức, khoa học kỹ thuật nhân giống, cấy ghép, chiết cành… cũng như cách chăm sóc vào sản xuất. Sản lượng, chất lượng và chuỗi giá trị cũng cao hơn hẳn.

“Hiện nay, với 3ha diện tích đất vườn trồng bưởi ngọt, bưởi da xanh, bưởi đường, gia đình ông thu nhập khoảng 600-700 triệu đồng/năm”, ông khoe và cho biết, những năm gần đây ông còn tham gia vào chương trình hỗ trợ chuyển giao gióng, kỹ thuật, cách chăm sóc cây ăn quả cho bà con nông dân khác trong vùng để cùng nhau làm giàu.

Chủ tịch Hội nông dân xã Phúc Ninh Nguyễn Đức Quân cho biết, toàn xã hiện nay có hơn 1.440 hộ thì có tới gần 1.000 hộ trồng cây ăn quả và có tới hơn 60% lao động trong hộ từng được tập huấn kỹ thuật hoặc được dạy nghề. Nhờ trồng cây ăn quả mà đời sống bà con khá giả lên trông thấy, thu nhập hộ không dưới 300 triệu đồng/hộ, nhiều hộ doanh thu đạt trên 1 tỷ đồng/năm.

Ông Đinh Văn Hậu – Chủ tịch Hội Nông dân huyện Yên Sơn thông tin, toàn huyện có hơn 3.000ha cây ăn quả, trong đó có hơn 1.000ha cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, ổn định.

Để phát triển hơn nữa về trồng cây ăn quả, từ đầu năm 2019 tới nay huyện đã kết hợp với nhiều đơn vị tổ chức mở 17 lớp dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn, trong đó 90% trong tổng số lớp là dạy nghề trồng trọt cây ăn quả. Các mô hình dạy nghề nông nghiệp theo hướng sản xuất hữu cơ, VietGap được nhiều nông dân lựa chọn, đăng ký theo học. Đáng chú ý, 100% các lớp dạy nghề đều được xây dựng dựa trên nhu cầu người học và thế mạnh của địa phương, ông Hậu cho hay.

Châu Giang

">

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Điểm sáng ở xã Phúc Ninh

- Tân giáo sư trẻ nhất năm 2017 sinh năm 1982, năm nay tròn 36 tuổi. Anh từng là phó giáo sư trẻ nhất năm 2011, khi mới 29 tuổi. 

Đó là anh Phạm Hoàng Hiệp, quê ở Hải Dương, hiện công tác tại Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. 

Anh Phạm Hoàng Hiệp tốt nghiệp đại học và thạc sĩ ngành Toán học tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Năm 2008, anh bảo vệ luận án tiến sĩ Toán học với sự hướng dẫn của giáo sư Urban Cegrell, tại ĐH Umea, Thụy Điển. Năm 2013, anh bảo vệ luận án Tiến sĩ khoa học tại Pháp.

{keywords}
Tân giáo sư trẻ nhất năm 2017 năm nay tròn 36 tuổi (ảnh: Phạm Phượng)

Trước khi về công tác tại Viên toán học, tân GS Hiệp từng công tác giảng dạy tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Năm 2011, anh Hiệp được phong là PGS trẻ nhất khi tròn 29 tuổi.

Anh Hiệp được xem là nhà toán học Việt Nam ở trong nước đầu tiên có bài đăng trên tạp chí Acta Mathematica - tạp chí được xếp hạng cao nhất theo chỉ số ảnh hưởng và chỉ số trích dẫn năm năm trong danh mục 302 tạp chí ngành toán lý thuyết của cơ sở dữ liệu ISI.

Tính tới nay, anh và cộng sự đã có 38 bài báo khoa học xuất bản trên các tạp chí khoa học chuyên ngành và một quyển sách chuyên khảo. Hiện nay, anh Hiệp đang tham gia như là một thành viên trong Ban biên tập của tạp chí Acta Mathematica Vietnamica.

Trong một chia sẻ trên Tạp chí Tia Sáng khi nhận giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2015, anh Hiệp cho biết dù đến với toán học khá muộn nhưng luôn dành tình yêu đặc biệt cho môn học này. 

Phải đến năm lớp 9, sau khi tình cờ đọc một cuốn sách về số học được bố mua cho từ rất lâu, cậu bé Hiệp mới phát hiện mình có thêm niềm đam mê với toán. Dù lỡ cơ hội thi vào lớp chuyên toán của tỉnh Hải Dương, nhưng Hiệp vẫn nuôi mơ ước được đi thi toán quốc tế. Thời gian sau đó, Hiệp say sưa tìm giải các đề thi toán trong tạp chí Toán học và Tuổi trẻ. Đôi lần, lời giải của cậu được tạp chí chọn đăng...

Tân GS trẻ nhất năm 2017 từng mơ ước vào học Khoa Toán, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, để nếu không được nghiên cứu toán thì cũng được giảng dạy toán.

Những năm theo học Lớp chất lượng cao của Khoa Toán, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội đóng vai trò quan trọng trong cuộc đời nghiên cứu của anh. Tại đây, anh Hiệp đã dành phần lớn thời gian để đọc và nghiền ngẫm các tài liệu về toán học, tạo cho mình một nền tảng vững chắc.

Môi trường này đã tạo cơ duyên cho anh Hiệp được gặp nhiều vị GS nổi tiếng, sau này là thầy của anh như GS. Nguyễn Văn Khuê, và tạo cầu nối với GS. Urban Cegrell, Thụy Điển - người giúp anh bảo vệ luận án tiến sĩ tại nước này. 

Trên Báo Công an nhân dân, tân GS trẻ nhất năm 2017 từng đưa ra quan điểm độc đáo về tuổi trẻ: "Tuổi trẻ là lúc chúng ta có sức khỏe, lòng nhiệt huyết và sự tiếp thu kiến thức nhanh nhạy nhất. Tuổi trẻ trôi qua rất nhanh, do đó mỗi người phải biết tranh thủ thời gian này để học tập kiến thức, nâng cao trí tuệ của bản thân. Tùy theo khả năng của mình, mỗi người sẽ chọn lĩnh vực, ngành nghề phù hợp. Làm giỏi một nghề nghiệp nào có ích cho xã hội cũng sẽ mang lại vinh quang và hạnh phúc cho chính mình”.

Lê Huyền

 

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đạt chuẩn giáo sư năm 2017

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đạt chuẩn giáo sư năm 2017

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đạt chuẩn giáo sư năm 2017- theo danh sách công bố những người đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư do Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước công bố.

">

Tân giáo sư trẻ nhất từng là phó giáo sư trẻ nhất

Soi kèo góc Celta Vigo vs Villarreal, 0h00 ngày 24/4

Play">

Tốn bao nhiêu tiền để nuôi một đứa con ở Mỹ?

Tôi trông cháu không phải để giúp con

- Những thế hệ khán giả yêu mến NSƯT Chiều Xuân đến giờ vẫn nhớ chị qua vai Thuận trong 'Mẹ chồng tôi' và chị cũng từng chia sẻ đó là vai giống chị ngoài đời nhất. Nhìn lại quãng thời gian làm dâu, chị thấy mình thay đổi những gì?

Tôi thực sự may mắn vì có bố mẹ chồng rất tuyệt vời. Tôi chẳng có cảm giác về làm dâu mà như con gái về nhà mình. Mẹ chồng tôi là người chăm chỉ, luôn vun vén và chắt chiu cho con cháu. Khi đóng phim, tôi được sống với chính con người thật của mình, thấm đẫm trong thông điệp nhân văn của phim.

Bản thân tôi cũng là người có chí tiến thủ, luôn muốn vươn lên và vượt qua chính mình. Nhân vật Thuận trong quá khứ có thể bị mắc sai lầm nhưng kịp thời nhận ra và không bao giờ lặp lại. Vượt qua nỗi đau cha ruột của con gái qua đời, cô ấy đã phấn đấu sau này trở thành chủ tịch huyện và vẫn hết lòng chăm sóc mẹ chồng. 

Đến tận bây giờ, khi nhắc đến tên phim là những trường đoạn quay giàu cảm xúc lại ùa về: cảnh khóc xin mẹ tha thứ, cảnh đêm mưa trong lán cùng NSƯT Trần Lực hay cảnh hát trên đồng lúa, chạy ra trời mưa sửa loa… Tất cả vẫn ở trong tôi với tất cả những gì đẹp đẽ nhất của những ngày đóng phim cũng nhiều vất vả.

- Vẻ ngoài trông chị hiện đại nhưng bên trong lại là người nặng lòng và giàu tình cảm. Hình ảnh chị ôm gốc cây cổ thụ to gần nhà ở phố Nguyễn Thái Học, ngăn không cho người ta chặt khiến dạo trước khiến nhiều người ấn tượng. Chị là dễ xúc động phải không?

Lúc ấy không phải là tôi ôm gốc cây mà là nhìn thấy nhân viên công ty cây xanh đến chuẩn bị chặt cây, cảm xúc vỡ òa, tôi khóc lóc và đấu tranh để họ rút đi. Cây cổ thụ không phải vật vô tri vô giác mà là người bạn, là nhân chứng lịch sử của Thủ đô.

Chúng ta nợ cây nhiều lắm: nợ bóng mát, hơi thở và cả những giá trị lịch sử. Ngoài đời, đôi khi tôi cũng hay muộn phiền, lo nghĩ về cuộc sống và những gì đang diễn ra xung quanh. Tôi nhận thấy cái tôi của mình luôn gắn với cộng đồng. 

- U60 khán giả thấy chị vẫn 'trên từng cây số' và bận rộn với công việc chăm sóc cháu ngoại. Con gái chị không thuê giúp việc hay sao?

Con gái tôi có nhờ sự giúp đỡ của cô giúp việc vì chăm 3 con nhỏ đâu có dễ dàng. Khi Hồng Mi sinh con đầu lòng, tôi gác lại hết công việc, dành cả tháng để trông nom cháu. Tôi địu cháu đi khắp các phố phường, đến khi nó biết chạy nhảy vẫn được bà đưa đi chơi.

Rồi đến đứa cháu thứ 3, mỗi lần cháu qua là tôi dành trọn vài ngày để nô đùa, bế ẵm, hít hà... Nhìn thấy tôi là nó gọi vang “Pà, pà…” khiến tôi tan chảy. Tôi trông cháu không phải để giúp con mà bởi tình cảm bà cháu thiêng liêng lắm. 

- Trong chương trình 'Lời tự sự' chị nói làm gì cũng chia sẻ cùng ông xã. Đây là yếu tố giúp anh chị giữ lửa hôn nhân suốt 3 thập kỷ qua?

Tôi chưa bao giờ tiếc nuối khi kết hôn ở độ tuổi 20. Chúng tôi làm nghệ thuật và lấy tình yêu chung đó để gắn kết bên nhau. Khi tôi yêu anh Quân và anh ấy yêu tôi, chúng tôi biết giá trị của người kia. Để có được niềm vui khi bên nhau, điều đầu tiên là luôn trân trọng giá trị của người khác. Tôi không làm người kia vất vả vì mình.

 NSƯT Chiều Xuân và nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân. 

Tôi thấy mình cũng xấu tính lắm

- Chị có từng nghe thấy mọi người nhận xét rằng ông xã ngoại hình thua kém vợ nhiều? 

Khi tôi kết hôn với anh Đỗ Hồng Quân, có lần một người em họ của anh gặp tôi rồi chia sẻ kiểu nhìn tôi thế này, sợ anh Quân không giữ được. Khi đó tôi cười và bảo: “Tại sao em không nghĩ điều ngược lại nhỉ?”.

Tôi cũng có đọc và nghe những lời như kiểu: “Sao trông ông này không đẹp?”. Nhưng với tôi, anh Quân luôn đẹp, đẹp cả ngoại hình lẫn tâm hồn và người mê anh ý trước lại chính là Chiều Xuân đấy chứ. Nhìn vậy thôi chứ nhiều khi tôi thấy mình cũng xấu tính lắm, cáu giận, nói năng cau có vô cớ nhưng anh ý vẫn rất thương yêu. 

- Có khi nào chị tiếc nuối vì đã kết hôn quá chóng vánh, chưa kịp hẹn hò yêu đương để được chiều chuộng? 

Không! Chúng tôi còn cảm thấy rất may vì kết hôn ở thời điểm đó - khi bố mẹ chồng tôi còn khỏe, được chăm sóc và trò chuyện cùng ông bà.

Về phía mình, tôi luôn sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ và đồng hành với anh Quân trong mọi chuyện. Tôi thấy vui và vinh dự khi được ở bên chồng và chúng tôi cùng nhau chia ngọt sẻ bùi.

- Chị ủng hộ việc kinh doanh của con gái cả như thế nào? Nét tính cách của hai cô con gái có gì nổi bật?

Hồng Mi ngay từ nhỏ đã rất tự lập và luôn kiên định với những đam mê. Năm thứ nhất đại học, con muốn khởi nghiệp kinh doanh và nói với tôi cho con vay 50 triệu. 

Sau đó con đi du học, cửa hàng được các bạn vận hành, lợi nhuận cũng gửi sang cho Mi. Mi đã tự trang trải cuộc sống và không cần đến tiền của bố mẹ. Về nước, con đi làm và đã trả lại bố mẹ toàn bộ tiền. 

Còn Hồng Khanh sinh ra ở thời điểm mọi thứ đầy đủ hơn, được chiều hơn nên cô bé cũng cá tính và gai góc hơn. Tuy nhiên các con đều chăm ngoan, không bao giờ cãi bố mẹ và luôn biết nỗ lực vươn lên, đó là điều tôi rất vui. 

Chiều Xuân với con gái và cháu ngoại. 

- Cơ duyên đưa chị đến với nghề chụp ảnh và dậy từ 4h sáng để săn ảnh nghệ thuật?

Hồi mới tập chụp ảnh, một lần đi ra cầu Long Biên lúc gần 5h sáng và tôi bị mê luôn khung cảnh thiên nhiên từ đó.

Đấy như phần thưởng dành cho người lao động mưu sinh để họ bớt đi những mỏi mệt. Có thể họ chẳng có thời gian quan tâm nhưng với tôi, chụp ảnh sáng sớm là việc tận hưởng không khí trong trẻo, thanh khiết, chứng kiến phố phường đầu ngày và thêm yêu thành phố.

- Chị có thể kể về trở ngại hay ''tai nạn'' khi đi chụp ảnh?

Năm ngoái, đúng vào ngày giỗ bố tôi, dù rất mệt nhưng tôi đã xin phép mẹ và gia đình để được đi lên Mù Cang Chải, vừa đỡ nhớ bố và đi cũng để bớt mệt. Lúc đó, tôi bị suy nhược cơ thể sau một thời gian dài làm chương trình. Tôi nghĩ xe chở mình mà, cứ leo lên xe nằm hay ngồi là sẽ đến.

Ngày hôm đó trời vô cùng đẹp. Khi hoàng hôn buông xuống, tất cả mọi người trong đoàn say sưa chụp, sau đó mọi người về hết, mình tôi vẫn ở lại và thật may mắn được chứng kiến khoảnh khắc siêu đẹp.

Và bộ ảnh Hoàng hôn ở Mù Cang Chải năm 2022 của tôi có nhiều thành tích như 2 lần liên tiếp là Hero tuần của Agora; được chọn nhiều trên các nền tảng ảnh… Chuyến đi đó thực sự khiến tôi lấy lại tinh thần, tỉnh táo và khỏe khoắn. Đến giờ, mỗi lần chồng tôi đi công tác, tôi đều tranh thủ đi theo và “săn” ảnh nghệ thuật.

Một bức ảnh do Chiều Xuân chụp. 

Minh Huệ

NSƯT Chiều Xuân tiết lộ bí quyết hôn nhân gần 40 năm vẫn ngọt ngào36 năm bên nhau, dù chồng không có nhiều thời gian để lãng mạn, sống ngôn tình nhưng hôn nhân của NSƯT Chiều Xuân và nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân vẫn như mật ngọt.">

NSƯT Chiều Xuân: 'Tôi thấy anh Quân đẹp mọi phương diện'

友情链接