Soi kèo phạt góc Juventus vs Malmö, 0h45 ngày 9/12
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Viktoria Plzen vs Anderlecht, 0h45 ngày 24/1: Rút ngắn khoảng cách -
Sống sót kỳ diệu sau khi bị vụ nổ Beirut thổi bay ra biển
Hơn một ngày sau khi vụ nổ kinh hoàng xảy ra ở cảng Beirut, Lebanon, các nhân viên cứu hộ đã tìm thấy một nam giới còn sống trên biển.
"> Lò võ Thiếu Lâm, nơi những chú tiểu mơ ước làm ngôi sao võ thuật -
Mua bán tài khoản YouTube Premium, giá rẻ hơn bát phởDạo một vòng trên các diễn đàn, không khó để tìm thấy các bài đăng rao bán tài khoản YouTube Premium với mức giá trung bình chỉ từ 22.000 - 30.000 đồng/tháng. Đổi lại, người dùng sẽ phải trả phí theo dạng “combo” với 2 gói phổ biến là 6 tháng hoặc 1 năm.
Với những người dùng cá nhân, không gom được bạn bè cùng sử dụng, mức giá này chỉ bằng 1/3 so với việc tự đăng ký trên YouTube. Do vậy, nhiều người đã chọn mua tài khoản YouTube trả phí trên mạng thay vì trả tiền trực tiếp cho Google.
Trao đổi với VietNamNet, một người chuyên bán các loại tài khoản online cho biết, trước kia, các tài khoản YouTube trả phí được rao bán tại Việt Nam thường phải đổi địa chỉ IP sang nước ngoài để thanh toán tiền thuê bao.
Thông thường, người bán sẽ sử dụng IP của một số nước có dịch vụ YouTube Premium giá rẻ như Ấn Độ (1,56 USD, khoảng 36.500 đồng/tháng) hay Thổ Nhĩ Kỳ (1,61 USD, khoảng 37.700 đồng/tháng).
Đây mới chỉ là giá đối với tài khoản cá nhân, để tối ưu chi phí, người bán có thể mua các gói tài khoản gia đình (share cho 5 người). Bằng cách này, chi phí cho mỗi tài khoản YouTube Premium chỉ mất 15.000 - 17.000 đồng. Người bán nhờ vậy có thể kiếm lời bằng mức chênh lệch giá dịch vụ.
Cách làm này trước kia có một nhược điểm là YouTube sẽ bị hạn chế tính năng chạy nền, trong trường hợp người dùng không bật VPN khi sử dụng dịch vụ. Khoảng 1 tuần trở lại đây, những rào cản đó đã bị xóa bỏ khi YouTube Premium chính thức được cung cấp tại Việt Nam. Người mua tài khoản online không còn bị hạn chế tính năng, vì vậy có thể sử dụng bình thường giống như đăng ký trực tiếp từ YouTube.
Tuy nhiên, việc mua bán tài khoản online trên mạng cũng kèm theo đó rất nhiều rủi ro khi người dùng sẽ phải thanh toán trước. Có nhiều trường hợp, người bán là một kẻ lừa đảo giả danh, họ sẽ “lặn mất tăm” sau khi tiền về tài khoản.
Bên cạnh đó, người mua còn gặp một rủi ro khác khi họ thường được yêu cầu thanh toán gói dịch vụ theo kiểu “combo” 6 tháng, 1 năm. Không có gì đảm bảo cho họ trong trường hợp sau 1 tháng sử dụng, tài khoản của họ bị chặn từ phía người bán.
Người mua thường là bên chịu thiệt nếu phía bán cố tình “phủi" trách nhiệm. Do số tiền bị mất không quá lớn, nạn nhân thường có tâm lý tặc lưỡi bỏ qua, thay vì tố cáo kẻ lừa đảo.
Đây chính là những kẽ hở dẫn đến tình trạng lừa đảo trực tuyến dưới chiêu bài bán tài khoản online. Do vậy, trong trường hợp chọn mua YouTube Premium hoặc bất kỳ một loại tài khoản online nào khác trên mạng, người dùng chỉ nên giao dịch với những người bán uy tín, có lịch sử mua bán lâu dài.
Hướng dẫn mở tài khoản YouTube Premium giá rẻ nhấtNgười dùng Việt khi đăng ký mới YouTube Premium sẽ được miễn phí một tháng đầu. Tuy nhiên, người dùng iPhone sẽ phải mua với giá 105.000 đồng, đắt hơn người dùng Android."> -
Trang bị kỹ năng để luôn ứng phó được các thủ đoạn lừa đảo thay đổi liên tụcCác hình thức lừa đảo được Cục An toàn thông tin cảnh báo trong tuần từ ngày 19/8 đến 25/8 đều là những tình huống giả mạo cá nhân, tổ chức để lừa chiếm đoạt tài sản. Ảnh: NCSC Sự ẩn danh trên môi trường mạng đã và đang được các đối tượng lừa đảo tận dụng triệt để, từ sử dụng thông tin, hình ảnh của người khác cho mục đích lừa đảo cho đến tạo website, fanpage, tài khoản ngân hàng, tài khoản các dịch vụ trực tuyến giả mạo để mạo danh cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Theo Cục An toàn thông tin, trong bối cảnh lừa đảo ngày càng tinh vi, khó lường với các hình thức được các đối tượng thay đổi thường xuyên, liên tục tạo ra các “biến tướng”, việc tuyên truyền để người dùng nhận diện và biết cách phòng tránh với từng hình thức lừa đảo là chưa đủ, quan trọng hơn là cần trang bị kỹ năng phòng tránh, cách ứng phó khi gặp tình huống lừa đảo.
Với quan điểm đó, chiến dịch tuyên truyền về phòng chống lừa đảo trực tuyến năm 2024 do Cục An toàn thông tin chủ trì triển khai, đã đặt trọng tâm vào việc cung cấp các kỹ năng cho người dân.
“Khi có kỹ năng, dù có xuất hiện hình thức, kỹ thuật lừa đảo mới, người dân vẫn có thể ứng phó, tránh được các bẫy lừa đảo”, chuyên gia Cục An toàn thông tin chia sẻ với phóng viên VietNamNet.
Dưới đây là các “điểm nóng” về lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng Việt Nam trong tuần qua, vừa được Cục An toàn thông tin cảnh báo tới người dùng:
Nhiều người nổi tiếng bị kẻ xấu mạo danh để lừa đảo
Thời gian gần đây, trên mạng xã hội, các đối tượng đã mạo danh nhiều người nổi tiếng như tỷ phú Phạm Nhật Vượng, NSND Xuân Bắc, Chủ tịch Bkav Nguyễn Tử Quảng, ca sĩ Tóc Tiên..., sử dụng hình ảnh và thông tin đã bị cắt ghép, chỉnh sửa của họ để đưa nội dung sai lệch, quảng cáo sản phẩm kém chất lượng, phục vụ cho mục đích lừa đảo, chiếm đoạt thông tin cá nhân và tài sản.
Với hình thức giả mạo thương hiệu, giả mạo người nổi tiếng kể trên, thủ đoạn của đối tượng lừa đảo là tạo nhiều trang fanpage, website giả mạo rất tinh vi, có giao diện và tên miền gần giống với các trang chính thống.
Để tăng mức độ uy tín, các đối tượng lừa đảo còn tạo ra các tài liệu, quảng cáo, hoặc sản phẩm với tên và logo của thương hiệu uy tín, đồng thời cắt ghép hình ảnh của những nghệ sĩ nổi tiếng.
Khuyến cáo người dùng cẩn trọng trước những bài đăng, thông tin không rõ nguồn gốc trên mạng xã hội, Cục An toàn thông tin cũng khuyên họ cần tạo thói quen kiểm tra tính xác thực của thông tin và người bán.
Người dân cũng cần tìm kiếm thông tin về nghệ sĩ hoặc thương hiệu trên website chính thức hoặc các nguồn tin cậy để xác minh sự hợp pháp của các sản phẩm được quảng cáo, đồng thời không truy cập vào các đường dẫn lạ, không tải về các ứng dụng không rõ nguồn gốc và không cung cấp thông tin cá nhân.
Mạo danh doanh nghiệp để lừa đảo tuyển dụng
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam - Petrolimex và các đơn vị thành viên gần đây liên tục bị các đối tượng mạo danh phục vụ mục đích lừa đảo.
Hàng loạt chiêu trò nhằm chiếm đoạt tài sản của các ứng viên, đã được đối tượng lừa đảo sử dụng như tuyển dụng online, tạo đơn hàng online, mở thẻ vay tiền, giả mạo nhân viên báo xăng…
Trong vài tháng trở lại đây, hình thức mạo danh để lừa đảo tuyển dụng cũng đã được kẻ lừa đảo sử dụng với các doanh nghiệp chuyển phát lớn như Giao Hàng Tiết Kiệm, Bưu điện Việt Nam, Viettel Post...
Theo Cục An toàn thông tin, đối tượng lừa đảo thường tạo các website giả mạo với tên miền tương tự trang thông tin điện tử của doanh nghiệp; và dùng email giả mạo để gửi thông báo tuyển dụng, phỏng vấn hoặc yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân.
Chúng cũng sử dụng hình ảnh, thông tin của các doanh nghiệp một cách trái phép để đăng tin tuyển dụng nhân sự để lừa đảo. Ngoài ra, các đối tượng còn yêu cầu ứng viên thanh toán các khoản phí và chiếm đoạt.
Cục An toàn thông tin khuyến cáo người lao động cảnh giác với những lời mời chào về công việc trên mạng xã hội, cần truy cập website chính thức hoặc liên hệ trực tiếp tới doanh nghiệp để xác nhận thông tin tuyển dụng, sử dụng các dịch vụ tra cứu doanh nghiệp để xác minh thông tin về công ty tuyển dụng.
Trường hợp nghi ngờ bị lừa đảo, người lao động cần báo ngay cho cơ quan chức năng hoặc tổ chức bảo vệ người tiêu dùng để được hỗ trợ, giải quyết.
Cảnh báo lừa đảo trong giao thương quốc tế
Thương vụ Việt Nam tại Pakistan vừa có cảnh báo về thủ đoạn lừa đảo mới trong buôn bán quốc tế tới cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Thủ đoạn của đối tượng lừa đảo là mở tài khoản mạo danh các công ty có thật tại nước ngoài, liên hệ với doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu xuất nhập khẩu và sử dụng nhiều chiêu trò tinh vi, chuyên nghiệp để lừa ký hợp đồng, đặt cọc tiền.
Để lấy được lòng tin của nạn nhân, đối tượng lừa đảo còn làm giả các giấy tờ như bản sao giấy chứng nhận chất lượng, bản sao giấy chứng nhận xuất xứ...
Tuy nhiên, sau khi nhận tiền đặt cọc, đối tượng đã chiếm đoạt và xóa các dấu vết liên hệ. Thương vụ Việt Nam tại Pakistan cũng cho biết, đã có doanh nghiệp Việt Nam bị mắc bẫy lừa đảo này, bị chiếm đoạt 5.000 USD tiền đặt cọc.
Từ thực trạng trên, Cục An toàn thông tin khuyến nghị doanh nghiệp Việt Nam cẩn trọng hơn khi tham gia hoạt động giao thương quốc tế. Trước khi giao dịch, doanh nghiệp cần kiểm tra kỹ thông tin về đối tác, xác nhận tính hợp pháp của đối tác kinh doanh.
Quá trình giao dịch, các doanh nghiệp cần đảm bảo rằng tất cả các thỏa thuận, giao dịch được ghi rõ trong hợp đồng bằng văn bản, thậm chí trường hợp cần thiết có thể tham khảo ý kiến từ luật sư quốc tế chuyên nghiệp.
Giả mạo tài khoản ngân hàng đứng tên doanh nghiệp để lừa chiếm đoạt tài sản
Đối tượng L.V.T ở An Lão (Hải Phòng) mới đây đã bị cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Gia Lai bắt tạm giam vì đã có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng.
Đối tượng đã liên hệ với anh N.K ở Bình Định để nhờ đặt heo ở “Công ty TNHH Cơ khí Khoa Đăng 88”. Để tạo lòng tin, đối tượng làm giả lệnh chuyển tiền 715 triệu đồng tiền đặt cọc vào tài khoản của nạn nhân. Tin tưởng, anh N.K đã chuyển vào tài khoản ngân hàng giả mạo 378 triệu đồng đặt mua heo giống và bị chiếm đoạt số tiền này.
Về thủ đoạn lừa đảo, các đối tượng gọi điện cho các nạn nhân, đánh vào nhu cầu của từng người để đưa ra lời mời chào, dẫn dụ những mặt hàng giá rẻ, ưu đãi lớn so với thị trường.
Để tạo lòng tin, đối tượng dùng những tài khoản ngân hàng đứng tên các doanh nghiệp, công ty uy tín có thật để nạn nhân yên tâm chuyển tiền; song trên thực tế, đó là những tài khoản giả mạo, được thu mua bất hợp pháp. Sau khi nạn nhân chuyển tiền, đối tượng sẽ chặn toàn bộ liên lạc rồi chiếm đoạt tài sản.
Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác, kiểm tra kỹ thông tin của các tài khoản ngân hàng, website mua sắm trước khi thực hiện giao dịch.
Người dân cần đảm bảo rằng mình đang giao dịch với một nguồn tin cậy bằng cách kiểm tra địa chỉ trang web và thông tin liên hệ chính thức.
Bên cạnh đó, người dùng cần thường xuyên thay đổi mật khẩu, cài đặt xác thực 2 yếu tố, sử dụng mật khẩu mạnh cho các tài khoản ngân hàng.
Telegram phủ nhận trách nhiệm khi nền tảng bị lạm dụng
Trong thông điệp truyền thông đầu tiên sau khi CEO Pavel Durov bị bắt tại Pháp, Telegram cho biết, việc chủ sở hữu mạng xã hội phải chịu trách nhiệm khi nền tảng bị lạm dụng là điều “vô lý”.">