Cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter (Ảnh: Getty).
Jason Carter, cháu trai của cựu Tổng thống Carter, hôm 3/8 chia sẻ với Atlanta Journal: "Ông tôi cố gắng sống đến lúc bỏ phiếu cho bà Harris".
Cựu Tổng thống Carter sẽ tròn 100 tuổi vào ngày 1/10 sắp tới.
Cháu trai cho biết, vị tổng thống thứ 30 của Mỹ "đang ở chương cuối của cuộc đời" sau nhiều lần nhập viện.
Ông Jimmy Carter là một đảng viên Dân chủ và đã đảm đương nhiệm kỳ tổng thống giai đoạn 1977-1981. Ông đã chống chọi với bệnh ung thư não, ung thư gan và một ca phẫu thuật vào năm 2019.
Ông Carter từng là trung úy hải quân Mỹ trước khi tham gia chính trường.
Một trong những di sản của ông là Hiệp định Trại David giữa Ai Cập và Israel vào năm 1978. Ông cũng được biết đến với nỗ lực bảo vệ nhân quyền.
Sau khi kết thúc nhiệm kỳ tổng thống, ông cùng phu nhân Rosalynn Carter sáng lập Trung tâm Carter để thúc đẩy hòa bình và y tế thế giới. Cựu Đệ nhất Phu nhân đã qua đời vào tháng 11 năm ngoái.
Thùy Linh
Theo Reuters" alt=""/>Cựu Tổng thống Jimmy Carter muốn thọ đến 100 tuổi để bỏ phiếu cho bà HarrisHong Kong là thị trường nhà ở đắt đỏ nhất thế giới năm thứ 11 liên tiếp, Bloomberg đưa tin. Điều này thể hiện rõ sự chênh lệch thu nhập ở một thành phố tài chính hàng đầu.
Theo một báo cáo được công bố bởi Viện Cải cách Đô thị (Mỹ) và Trung tâm Biên giới về Chính sách Công (Canada), Hong Kong là thị trường nhà đất khó chi trả nhất thế giới năm 2020. Giá bất động sản trung bình tại đây hồi năm ngoái cao gấp 20,7 lần thu nhập trung bình của một hộ gia đình, giảm nhẹ so với con số 20,8 lần vào năm 2019.
Nghiên cứu được thực hiện trên 92 khu vực đô thị tại 8 quốc gia, trong đó có Mỹ, Canada và Australia với dữ liệu từ quý 3/2020.
Vancouver đứng ở vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng, với giá nhà đất trung bình gấp 13 lần thu nhập trung bình của hộ gia đình, so với chỉ 11,9 lần vào năm 2019.
Sydney vẫn giữ nguyên vị trí thứ 3, theo sau là Auckland, thành phố nhảy vọt từ vị trí thứ 6 của năm 2019.
Việc giảm thu nhập và giá bất động sản liên tục leo thang trong năm vừa qua đã khiến khả năng chi trả của người dân ở hầu hết các thành phố trên thế giới giảm sút nghiêm trọng. Ngoại trừ Hong Kong, những thành phố trong top 10 đều ghi nhận khả năng mua nhà giảm mạnh so với một năm trước đó, trong bối cảnh đại dịch làm trầm trọng thêm khoảng cách giàu nghèo.
Sự xuất hiện của lượng lớn người mua mới, đặc biệt là ở các vùng ngoại ô, là một trong những lý do khiến giá nhà tăng "phi mã" ở những thành phố trên. Nhiều hộ gia đình có thu nhập thấp và trung bình phải gánh chịu hậu quả nặng nề từ nạn lạm phát nhà ở, khiến chất lượng cuộc sống của họ ngày càng đi xuống.
"Tình trạng suy giảm khả năng chi trả nhà ở là mối đe dọa hiện hữu đối với các hộ gia đình có thu nhập trung bình. Sự bất bình đẳng giàu nghèo tăng lên trong những thập kỷ gần đây phần lớn là do chi phí nhà ở tăng cao", Bloomberg trích dẫn báo cáo.
Chính sự chênh lệch giàu nghèo khiến nhiều người Hong Kong phải tìm đến những căn nhà "quan tài" hay sống chen chúc trong các tòa chung cư xuống cấp. Báo cáo của Liber Research Community công bố hôm 4/1 cho biết, cứ 8 căn hộ được bán ở Hong Kong thì có một là siêu nhỏ. 13% số căn được bán ở đặc khu này trong năm 2019 có diện tích dưới 24m2, tức nhỏ hơn hai chỗ đỗ xe hơi. Trong khi đó, năm 2010, doanh số căn hộ tí hon chỉ chiếm 0,3% cả thị trường.
Đáng chú ý, những căn hộ này có thể được chào bán với giá lên đến 5 triệu đôla Hong Kong (645.000 USD), dù chúng hầu như không thể đáp ứng đầy đủ những nhu cầu cơ bản. Trong 8.550 căn hộ siêu nhỏ được Liber Research Community khảo sát từ năm 2010 đến năm 2019, 85% không có phòng ngủ riêng và 70% thiếu cửa sổ trong nhà vệ sinh. Gần như tất cả không có bếp riêng.
" alt=""/>Nhà ở Hong Kong đắt nhất thế giới 11 năm liên tiếpQuân nhân Nga tham gia duyệt binh tại Quảng trường Đỏ năm 2023 (Ảnh: Reuters).
Tạp chí US News and Worldcủa Mỹ cuối tuần qua công bố bảng xếp hạng các lực lượng vũ trang mạnh nhất thế giới năm 2024. Xếp hạng này đánh giá sức mạnh quân sự của các quốc gia dựa trên một bộ chỉ số, bao gồm quy mô lực lượng, trình độ công nghệ vũ khí cũng như các nguồn lực kinh tế và chiến lược.
Theo bảng xếp hạng, Nga xếp vị trí số 1, tiếp đến là Mỹ, Israel.
Trung Quốc và Hàn Quốc đứng ở vị trí thứ 4 và 5, theo sau là Iran (6), Anh (7), những quốc gia thể hiện năng lực quân sự ổn định.
Ukraine dù gặp khó khăn nhưng vẫn đứng ở vị trí thứ 8, phản ánh những nỗ lực đáng kể trong việc củng cố lực lượng vũ trang. Đức và Thổ Nhĩ Kỳ lần lượt xếp thứ 9 và 10.
Bảng xếp hạng còn bao gồm các quốc gia khác có tiềm năng quân sự đáng kể. Pháp, Ấn Độ, Nhật Bản lần lượt ở vị trí 11, 14 và 16. Belarus, Ả Rập Xê Út xếp thứ 12 và 13 sau khi tăng cường đáng kể năng lực quân sự trong những năm qua.
Ngoài các cường quốc quân sự lớn, danh sách này còn bao gồm các quốc gia có sức mạnh quân sự và ảnh hưởng chiến lược đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây như Kazakhstan đứng thứ 22 và Serbia thứ 18.
Nga đã mở rộng quân đội, thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng sau khi mở chiến dịch quân sự ở Ukraine vào tháng 2/2022.
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 16/9 đã ra lệnh tăng quy mô quân đội Nga thêm 180.000 quân lên gần 2,4 triệu người, trong đó 1,5 triệu người là lực lượng chiến đấu. Đây là lần thứ 3 Nga mở rộng quy mô quân đội kể từ khi mở chiến dịch quân sự tại Ukraine.
Theo dữ liệu từ Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS), một tổ chức tư vấn quân sự hàng đầu, sự gia tăng như vậy sẽ giúp Nga vượt qua Mỹ và Ấn Độ về số lượng binh sĩ chiến đấu tại ngũ.
Cùng với đó, ngành công nghiệp quốc phòng đang được xem là động lực của nền kinh tế Nga với tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ trong năm qua.
BáoWashington Postngày 27/10 nhận định, chi tiêu quân sự quá mức của Nga đang đẩy nền kinh tế nước này vào nguy cơ tăng trưởng quá mức theo cách buộc các công ty Nga phải tăng lương để đáp ứng nhu cầu lao động trong khi vẫn phải cạnh tranh với mức lương cao của quân đội.
Lương quân nhân tăng đẩy nhanh tốc độ tăng lương ở Nga, gây áp lực đáng kể lên các công ty tư nhân đang phải vật lộn để theo kịp. Theo Rosstat, tiền lương thực tế ở Nga tăng 12,9% so với cùng kỳ năm ngoái trong nửa đầu năm 2024. Trong khi đó, các nhà phân tích cho rằng, con số thực tế có thể cao hơn.
Một cuộc khảo sát gần đây của Liên minh các nhà công nghiệp và doanh nhân Nga cho thấy 82,8% doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc tuyển dụng nhân viên. Trong khi đó, Cơ quan Thống kê Nhà nước Liên bang Nga (Rosstat) báo cáo tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 2,4% tính đến tháng 6.
"Theo các nhà kinh tế, Nga có đủ khả năng tài trợ cho cuộc chiến ở Ukraine thêm vài năm nữa vì doanh thu từ dầu mỏ khổng lồ và sự thất bại của các biện pháp trừng phạt của phương Tây, đặc biệt là mức trần giá dầu do G7 đưa ra đã không thể gây sức ép lên doanh thu từ dầu mỏ của Nga", Washington Postviết.
Theo Avia-Pro, Pravda" alt=""/>Quân đội Nga lần đầu được xếp hạng mạnh nhất thế giới