Tiến sĩ Joshua Dwight, giảng viên Đại học RMIT, người đang nghiên cứu cùng một tổ chức phi lợi nhuận về hiện tượng ép nạn nhân của các vụ buôn người làm việc cho tổ chức lừa đảo. Ảnh: RMIT Việt Nam Tiến sĩ Joshua Dwight, giảng viên Đại học RMIT, chuyên nghiên cứu về gian lận kỹ thuật số cho rằng: Khả năng tiếp cận công nghệ giúp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số cũng đang tạo ra tội phạm mạng ở ASEAN những cơ hội chưa từng có.
Theo phân tích của vị chuyên gia này, thương mại điện tử Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh trong khu vực ASEAN, dự kiến tăng trưởng 18% trong năm nay. Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng nhanh chóng, các mối đe dọa kỹ thuật số cũng đang gia tăng mạnh mẽ.
“Lừa đảo trực tuyến là mối nguy đang âm thầm làm suy yếu sự tăng trưởng mạnh mẽ của lĩnh vực thương mại điện tử khu vực ASEAN” , Tiến sĩ Dwight nhấn mạnh.
Chỉ rõ thương mại điện tử ASEAN đang là mục tiêu bị nhắm tới nhiều, Tiến sĩ Joshua Dwight cũng thông tin: Tội phạm mạng sử dụng nhiều mánh khóe khác nhau để lợi dụng các nền tảng thương mại điện tử.
“Chúng có thể tạo website giả mạo có giao diện giống hệt và vẫn kết nối người dùng tới trang thương mại điện tử thật. Trang web giả vừa chuyển tiếp thông tin của người dùng đến nền tảng mua sắm thật để hoàn tất các giao dịch hợp pháp, vừa ngầm thu thập dữ liệu của người dùng để thực hiện các hành vi lừa đảo trong tương lai" , Tiến sĩ Joshua Dwight lý giải.
Ngoài cách dùng website lừa đảo như trên, kẻ xấu còn có thể tấn công trực tiếp vào các nền tảng thương mại điện tử, qua việc phát động các cuộc tấn công từ chối dịch vụ để ‘đánh sập’ trang web, hay chèn mã độc hại, khai thác lỗ hổng bảo mật của nền tảng.
Ngăn chặn lừa đảo là một thách thức phức tạp
Nhận xét các vụ lừa đảo trực tuyến có thể là hành động của tổ chức tội phạm có hệ thống, Tiến sĩ Joshua Dwight nhận xét, đây là loại tội phạm đang gia tăng ở ASEAN, khi nhiều kẻ xấu sử dụng các website việc làm và mạng xã hội để tuyển dụng người lao động bằng công việc giả mạo; sau đó, nạn nhân bị ép thực hiện các hành vi tội phạm mạng, gồm lừa đảo thương mại điện tử và những hành vi khác.
Hành vi lệch chuẩn cũng là một khía cạnh phổ biến nhưng thường bị bỏ qua của nạn lừa đảo thương mại điện tử. Những hành vi này thường lợi dụng các chính sách kinh doanh hướng tới cung cấp trải nghiệm tối ưu cho khách hàng.
Chẳng hạn, một người mở cửa hàng online và nhờ bạn bè viết hàng trăm bài đánh giá tích cực. Hành động này không hẳn là bất hợp pháp, nhưng không hợp đạo đức.
Chuyên gia Đại học RMIT khuyến nghị người dùng không chia sẻ thông tin nếu không cần thiết và luôn xác minh các đường link trước khi nhấp vào. Ảnh minh họa: Pexels Chuyên gia Đại học RMIT cũng chỉ ra rằng, với các nền tảng thương mại điện tử, việc ngăn chặn lừa đảo là một thách thức phức tạp.
Bởi lẽ, liệu rằng các nền tảng thương mại điện tử nên chấp nhận tổn thất tiềm ẩn do lừa đảo, hay chịu nguy cơ mất khách hàng bằng cách triển khai các biện pháp bảo mật nghiêm ngặt.
Từ phân tích trên, Tiến sĩ Joshua Dwight đề xuất cách tiếp cận có sự tham gia của nhiều bên liên quan. Trong đó, các đơn vị bán hàng cần tăng cường năng lực xác định và giảm thiểu rủi ro.
Quy trình xác minh danh tính đặc biệt quan trọng, dù điều này vẫn còn là thách thức ở những thị trường có tốc độ áp dụng công nghệ số đang vượt xa năng lực của cơ sở hạ tầng bảo mật.
Riêng với người dùng, khuyến nghị của chuyên gia là họ phải vô cùng cảnh giác khi tham gia mua sắm trực tuyến. Bởi lẽ, kẻ xấu chỉ cần có địa chỉ, họ tên đầy đủ và số điện thoại của người dùng là đã có thể gây ra khá nhiều tổn hại.
“Hãy cố gắng không chia sẻ thông tin của bạn nếu không cần thiết và luôn xác minh các đường link trước khi nhấp vào" , chuyên gia Đại học RMIT Việt Nam lưu ý.
Mỗi ngày có hơn 630 phản ánh của người dùng Việt về lừa đảo trực tuyếnTrong 4 tuần từ 14/10 đến 10/11, hệ thống kỹ thuật của Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) đã tiếp nhận 17.679 phản ánh của người dùng về các trường hợp lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng Việt Nam." width="175" height="115" alt="Vì sao thương mại điện tử ASEAN là mục tiêu bị nhiều đối tượng lừa đảo nhắm tới?" />