Sai phạm dắt dây
Theo đánh giá của Thanh tra Chính phủ, hầu hết các gói thầu xây lắp chính của Dự án đường 5 kéo dài đều vấp phải tình trạng vỡ tiến độ, với thời gian thực hiện hợp đồng lên tới 6 - 7 năm. Ngoài hệ lụy dễ thấy nhất là công trình chậm đưa vào khai thác, làm giảm hiệu quả đầu tư, việc kéo dài thời hạn thi công vượt quá hợp đồng gốc tại một số gói thầu đã dẫn tới sai phạm tài chính liên quan tới điều chỉnh giá cho các khối lượng hoàn thành.
Được biết, tổng số tiền sai phạm tài chính tại Dự án là 657,9 tỷ đồng, trong đó số tiền đã được khẳng định là 273,667 tỷ đồng.
Gói thầu xây dựng cầu dẫn phía Đông Anh (cầu Đông Trù) đã phải 3 lần gia hạn tiến độ thi công, nhưng không làm rõ các nguyên nhân để xử lý. Ảnh: Đức Thanh |
Thanh tra Chính phủ cho biết, sai phạm tại các gói thầu khá đa dạng, từ việc không chấp hành tiến độ thi công của nhà thầu đối với diện tích mặt bằng đã được bàn giao; khối lượng chậm thực hiện vẫn được điều chỉnh giá qua các lần nghiệm thu với tổng số tiền là 116,4 tỷ đồng tại các gói thầu số: 6, 7, 8, 9, 10, 11, 15, 14, 24… đến sai sót 2,09 tỷ đồng trong tính toán cấp phối bê tông nhựa đối với gói thầu số 10, 11, 14, 15.
Đến thời điểm tháng 4/2009, khi phần lớn diện tích mặt bằng đã được bàn giao, đủ điều kiện thi công, nhưng nhà thầu vẫn không triển khai thực hiện, kéo dài đến tận năm 2012 mới bắt đầu huy động thiết bị, máy móc để làm dứt điểm. Điều đáng nói là, Ban quản lý dự án Tả Ngạn lại tiến hành điều chỉnh giá cho những khối lượng hoàn thành các giai đoạn bị trễ tiến độ thuộc trách nhiệm của nhà thầu không đúng quy định, gây lãng phí hơn 48 tỷ đồng.
“Những sai phạm này vi phạm tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng và các quy định tại khoản 1, Điều 2, Thông tư 08/2010/TT - BXD ngày 29/7/2010; khoản 3.3, Mục 3, Thông tư 09/2008/TT - BXD ngày 17/4/2008 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn điều chỉnh giá và hợp đồng; mục 3, Điều 28 Nghị định số 12/2009/NĐ - CP về quản lý chất lượng công trình và các quy định của Luật Đấu thầu”, Thanh tra Chính phủ kết luận.
Thanh tra Chính phủ yêu cầu tiến hành giảm trừ thanh quyết toán đối với việc điều chỉnh giá dự toán theo tiến độ và mặt bằng thi công thực hiện không đúng quy định ở các gói thầu với số tiền là 111,7 tỷ đồng thuộc các gói thầu số 6, 7, 8, 9, 10, 11, 14, 15A, 24.
Đền bù chưa trúng, đúng
Trong các năm: 2005, 2006, 2007, UBND TP. Hà Nội đã ban hành 4 quyết định thu hồi đất thuộc quy hoạch Dự án đường 5 kéo dài, với diện tích 142,2 ha, trong đó ô quy hoạch thuộc gói thầu số 18 (khu đất 2 bên đường tuyến Quốc lộ 5 kéo dài, phục vụ đấu giá tạo nguồn kinh phí) thu hồi 23,13 ha. Bên cạnh những khó khăn “kinh điển” về đền bù, di dời các hộ dân bị ảnh hưởng, công trình công cộng thường thấy ở Thủ đô, sự thiếu kiên quyết của các đơn vị liên quan thuộc UBND TP. Hà Nội đã khiến công tác GPMB của Dự án kéo dài tới 9 năm, tới tận năm 2014 mới cơ bản hoàn thành, ảnh hưởng lớn đến tiến độ thi công, làm tăng tổng mức đầu tư công trình.
Bên cạnh đó, việc bồi thường, hỗ trợ GPMB, tái định cư tại Dự án thực hiện không đúng, trúng, trong đó, việc chi trả tiền hỗ trợ cho các tổ chức, đơn vị, cá nhân sai quy định lên tới 77 tỷ đồng.
Thanh tra Chính phủ nhận thấy việc TP. Hà Nội hỗ trợ cho các hộ có đất bị thu hồi nhỏ hơn 30% đất nông nghiệp được giao là không đúng quy định, gây lãng phí ngân sách nhà nước với số tiền là 38,7 tỷ đồng, trong đó sai phạm về hỗ trợ ổn định đời sống là 22,51 tỷ đồng (gồm huyện Đông Anh là 15,58 tỷ đồng; quận Long Biên là 6,93 tỷ đồng); sai phạm về hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp là 16,2 tỷ đồng (huyện Đông Anh là 11,291 tỷ đồng, quận Long Biên là 4,95 tỷ đồng). Điều đáng nói là, số tiền đã chi trả cho các hộ dân, do vậy, “khả năng thu hồi” theo Thanh tra Chính phủ là không có.
Sai sót này thuộc trách nhiệm của Ban quản lý dự án Hạ tầng Tả Ngạn, UBND huyện Đông Anh, quận Long Biên, Ban GPMB thành phố và UBND TP. Hà Nội.
Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Hà Nội thu hồi số tiền bồi thường, hỗ trợ không đúng quy định là 38,3 tỷ đồng, gồm: hỗ trợ cho Nhà máy Z133 là 21,723 tỷ đồng; bồi thường, hỗ trợ, GPMB khi thu hồi đất để giao cho T504, Bộ Quốc phòng là 10,5 tỷ đồng; bồi thường công trình cho UBND phường Thượng Thanh, quận Long Biên là 6,09 tỷ đồng về tài khoản tạm giữ của Thanh tra Chính phủ để xử lý.
“UBND TP. Hà Nội nghiêm túc kiểm điểm và làm rõ trách nhiệm của tập thể và cá nhân (các thời kỳ) liên quan và có hình thức xử lý theo quy định, nhất là trong trách nhiệm chỉ đạo quản lý theo phân công, phân cấp trong suốt quá trình triển khai Dự án dẫn đến phải tăng tổng mức đầu tư, lãng phí ngân sách, hiệu quả đầu tư thấp”, ông Nguyễn Đức Hạnh, Phó tổng thanh tra Chính phủ đề xuất.
Theo Báo Đầu tư
Trong buổi lễ trao giải cuộc thi Sinh viên Việt Nam - những câu chuyện đẹp tối 10/5, Vừ Mí Kỵ, học viên Học viện An ninh Nhân dân chính là nhân vật trong tác phẩm đạt giải Nhì cuộc thi.
Vừ Mí Kỵ sinh năm 1996 là người dân tộc Mông, ở xã Sủng Là, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
Vừ Mí Kỵ tại lễ trao giải cuộc thi viết và sáng tác ca khúc Sinh viên Việt Nam - những câu chuyện đẹp tối 10/5. (Ảnh: Văn Chung). |
Năm Kỵ lên 3 tuổi thì mẹ mất, nhà có 8 anh chị em, gia cảnh nghèo khó. Bố Kỵ đi thêm bước nữa và sinh thêm 4 người con. Cuộc sống quanh năm chỉ bám lấy nương rẫy, chỉ trồng được ngô, khó gieo hạt lúa nên từ bé, mấy anh chị em Kỵ chỉ biết đến mèn mén thay cơm.
Kỵ cũng là người con duy nhất được học hành đến nơi đến chốn. Dưới Kỵ có hai em nhỏ đang học tiểu học, còn lại đều không được đến trường.
Học hết lớp 1, 2 ở điểm trường tại làng, lên lớp 3 Kỵ đi bộ 5km đường, vượt qua những mỏm đá cheo leo để đến trường ở trung tâm xã học nội trú. Kỵ không nhớ đã bao lần chân tay trầy xước, rớm máu vì phải vượt qua đoạn đường đó mỗi lần đi học hay cuối tuần về thăm nhà, phụ giúp gia đình.
Là người dân tộc Mông, lại ở vùng sâu vùng xa rồi xung quanh anh chị em đều nói tiếng Mông nên đến đầu năm lớp 9, tiếng Kinh Kỵ vẫn chưa nói sõi, nhiều lần cô hỏi phải viết câu trả lời ra giấy.
Không nản lòng, cộng thêm sự giúp đỡ của bạn bè và chăm chỉ luyện phát âm, đến học kỳ 2 lớp 9 Kỵ được chọn tham gia học sinh giỏi cấp tỉnh môn Lịch sử. Nhờ tình yêu quê hương, khát khao khám phá truyền thống dân tộc, cội nguồn đất nước đã giúp Kỵ giành giải Nhì ở cuộc thi này.
Với những nỗ lực đó, Kỵ được xét tuyển vào Trường Vùng cao Việt Bắc. Trường cách nhà hơn 350km nên Kỵ chỉ về nhà được vào dịp hè và Tết vì điều kiện khó khăn.
"Học ở đây mình được miễn phí ăn, ở. Mỗi lần cầm bát cơm lên mình lại nhớ nhà, nhớ bố mẹ và anh chị em quanh năm chỉ biết đến mèn mén, mọi điều tốt đẹp họ đã dành cả cho mình" - Kỵ tâm sự.
"Họ cũng như bao bạn bè cùng trang lứa với mình vì khó khăn mà chẳng thể tới trường, lo cái ăn từng bữa. Nhìn họ mình nghĩ mình phải thay đổi, trước hết để bản thân mình tốt hơn, sau sẽ quay lại cùng với họ giúp thay đổi bản làng, quê hương" - Kỵ nói.
Nhờ chăm chỉ học hành, Kỵ giành được 2 huy chương bạc tại kỳ thi Olympic duyên hải - đồng bằng Bắc Bộ và kỳ thi Hùng Vương, đoạt giải Nhì kỳ thi HSG quốc gia ở môn Lịch sử - Kỵ được tuyển thẳng vào khoa Sư phạm Lịch sử (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội).
Nhưng khi ước mơ thành hiện thực, nỗi lo cơm áo gạo tiền những ngày xa gia đình về thủ đô học tập lại đè nặng lên suy nghĩ của Kỵ.
Cuối cùng Kỵ làm hồ sơ thi vào Học viện An ninh Nhân dân.
Với tổng điểm 29 ở khối C (23,5 điểm thi, cộng thêm 5,5 điểm ưu tiên, Kỵ đỗ vào ngành Điều tra trinh sát của trường (lấy điểm chuẩn 21 điểm cho nam khối C) năm 2014. Kỵ cũng là người đầu tiên của xã thi đỗ vào Học viện An ninh nhân dân.
Giờ đây nhìn lại, Kỵ cho rằng, đôi khi mình thấy sự không may mắn, thiệt thòi của bản thân lại là động lực để đứng lên và cố gắng.
"Mình nhận ra rằng nếu mỗi người biết vượt lên chính mình, kiên trì hành động theo con đường mình đã vạch ra thì một ngày nỗ lực của bạn được ghi nhận và đền đáp xứng đáng" - Kỵ chia sẻ.
Văn Chung
Tình cờ “bén duyên" với Vật lý
Chị Trần Thị Vi Hạnh, mẹ em Quỳnh cho biết, từ khi biết tin cháu được giải đến nay, hôm nào gia đình chị cũng có bà con, hàng xóm đến chia vui.
Em Nguyễn Thế Quỳnh, ảnh chụp 3D ở góc tường khu nhà Youth square |
“Cuối năm lớp 8 em có đi học thêm Lý để thi vào đội tuyển Thành phố. Lớp học thêm do thầy Hà Văn Lê, giáo viên trường THCS Vĩnh Ninh, Quảng Ninh dạy. Lần đó đội tuyển chọn 40 thí sinh, em xếp đúng thứ 40.
Sau cuộc thử sức đầu tiên với Vật Lý và xếp thứ hạng cao nhất…từ dưới lên, em đã trở nên yêu thích môn học này lúc nào không hay”, Quỳnh vui vẻ nhớ lại.
Lúc lên lớp 9, em có tham gia thi học sinh giỏi cả Lý và Toán. Với môn Vật lý, em chỉ đạt giải 3 cấp tỉnh, trong khi Toán em được giải nhì. Ngoài ra em còn đạt Huy chương vàng giải toán trên mạng cấp Quốc gia
Cũng vào năm học lớp 9, anh em Quỳnh mất bố. “Lúc đầu khó khăn lắm chị, mẹ một mình nuôi hai anh em, thấy mẹ vất vả em thương mẹ lắm. Nhưng giờ đỡ hơn nhiều rồi, hằng ngày mẹ vẫn bán thịt lợn ở chợ Cộn, anh trai em đang học năm thứ 3, Đại học Công nghiệp Hà Nội. Cả hai anh em đều cố gắng học giỏi, không để mẹ buồn lòng”, em tâm sự.
Sau khi gia đình có biến cố, em cũng chọn và thi đậu vào lớp chuyên Lý, trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp. Thầy chủ nhiệm, cũng là thầy dạy Lý của Quỳnh là Nguyễn Phượng Hoàng đã giúp em rất nhiều trong quá trình học.
Hồi mới vào lớp 10, thầy Hoàng chính là người đã ôn cho em để em tham dự đội tuyển Vật Lý của tỉnh, sau khi vào được đội tuyển, em được các thầy cô trong tổ Vật lý của trường ôn cho để chuẩn bị cho những kì thi lớn hơn.
Trước khi tham dự Olympic Vật lý Châu Á và đạt huy chương Bạc, em cũng có tham gia một số kì thi nhưng thường không phải là người đạt điểm số cao nhất, tuy nhiên không vì thế mà tình yêu với môm học này suy giảm.
Đội tuyển Viêt Nam chụp với đội Sri Lanka |
Hỏi về những lần phải “bó tay” trước những bài tập khó, Quỳnh vui vẻ kể: “Lần gần đây nhất là lần ôn thi chọn đội tuyển Vật lí của Việt Nam, chỉ lấy 8 người tham dự Olympic Vât lý Châu Á từ tổng số 40 người.
Lần này, thầy cô cho giải đề những năm trước, mỗi đề em chỉ làm được một nửa vì khó quá. Nửa còn lại toàn phải mở giải ra xem, không được nữa thì đi tìm thầy. May mắn em là thí sinh thứ 6 được chọn cho đội tuyển.
Trong kì thi vừa rồi, em có hai ngày thi, 1 ngày lí thuyết còn một ngày thực hành. Thi lí thuyết thì không sao nhưng lúc đang làm bài thi thực hành thì em bị đau bụng, cũng có phần hơi tiếc vì đã để sức khỏe ảnh hưởng đến kết quả.
Sau khi về nhà một ngày, em sẽ tiếp tục ra Hà Nội để ôn luyện cho cuộc thi Olympic Vật Lí Quốc tế được tổ chức tại Thụy Sĩ vào tháng 7 tới”, em cho biết.
Cũng trong kì thi vừa qua, em và các bạn đã có thêm rất nhiều bạn bè có chung niềm yêu thích môn Vật lý. Chúng em có mang áo dài, áo tứ thân, nón lá để tặng cho các bạn và cũng được các bạn tặng lại quà. Nhưng kỉ niệm đáng nhớ nhất là lần dạy các bạn đội Israel hát Quốc ca rồi được các bạn dạy lại Quốc ca của các bạn”.
Vinh dự được Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình đón và tặng hoa |
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình cũng mong muốn em tập trung hơn nữa cho việc rèn luyện để tham dự kì thi Quốc tế vào tháng 7 tới tại Thụy Sỹ.
Hải Sâm
" alt=""/>Chuyện chưa kể về chàng trai ở trường chuyên Võ Nguyên Giáp