Với mức ngân sách 2500 tỷ đồng được Đại hội đồng Cổ đông Công ty Cổ phần Thế Giới Di Động duyệt chi, số tiền đã tăng gấp 5 lần so với ngân sách cũ đã được Đại hội đồng Cổ đông thường niên 2017 thông qua là 500 tỷ đồng, nhằm thực hiện mua bán – sáp nhập (M&A) với các công ty bán lẻ (trong đó trước mắt gồm có hệ thống điện máy Trần Anh, chuỗi dược phẩm).
Nguồn vốn tài trợ cho việc nâng ngân sách M&A là vốn vay và phát hành trái phiếu, lợi nhuận chưa phân phối và phát hành cổ phần mới.
Với tỷ lệ thông qua đạt 85,94%, Đại hội đồng cổ đông ủy quyền cho Hội đồng quản trị thực hiện hoạt động M&A thuộc thẩm quyền bao gồm: quyết định việc mua cổ phần hoặc chứng khoán của một hoặc vài công ty khác phù hợp với định hướng của công ty và không vượt quá ngân sách đã thông qua; quyết định đối tượng và thời gian thực hiện các thương vụ M&A; quyết định giá trị giao dịch các thương vụ M&A.
Cùng đó, tiến hành các công việc liên quan đến việc đàm phán, ký kết và hoàn thành các thủ tục theo quy định của pháp luật có liên quan cho các thương vụ M&A.
" alt=""/>Cổ đông Thế Giới Di Động duyệt chi 2.500 tỷ đồng để mua lại Trần Anh và chuỗi dược phẩmCác lời đồn thổi lâu nay về LG V30 hóa ra đều chính xác. LG đã tìm ra cách tối ưu nhất để loại bỏ màn hình phụ nhằm lấy chỗ cho màn hình chính OLED lớn hơn, có tỷ lệ 18:9 giống như LG G6.
Việc từ bỏ màn hình phụ sẽ khiến LG V30 trở thành sản phẩm đầu tiên không sở hữu tính năng đặc trưng trên dòng V-series của hãng điện tử Hàn Quốc.
Với LG V10 và LG V20, mục đích của màn hình phụ là cung cấp phím tắt để truy cập nhanh các ứng dụng thường dùng, tóm tắt thông báo hay hiển thị thời gian. Nó cũng giúp những sản phẩm này tạo sự khác biệt so với các smartphone khác trên thị trường. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, màn hình phụ làm tiêu tốn không gian và tạo sự chồng chéo không đáng có với màn hình chính.
Ở mẫu điện thoại flagship 2017, LG đã tìm ra giải pháp thay thế màn hình phụ bằng một thanh nổi với các tính năng vẫn giữ nguyên. Khi không sử dụng, thanh công cụ nổi này sẽ thu gọn lại thành một hình bán nguyệt nhỏ, có thể đặt ở bất kỳ cạnh nào của màn hình theo ý thích của người dùng. Để hiển thị nó, người dùng chỉ cần vuốt nhẹ vào hình bán nguyệt đó.
Ngoài thanh công cụ nổi, LG sẽ bổ sung tính năng "luôn bật" (always-on) cho mẫu điện thoại flagship sắp trình làng. Do đó, không chỉ hiển thị đồng hồ, màn hình của LG V30 còn có thể được thiết lập để hiển thị các biểu tượng ứng dụng truy cập nhanh, bật - tắt ứng dụng nghe nhạc, wifi, Bluetooth hay hiển thị ảnh ngay cả khi màn hình bị tắt hoặc khóa.
Theo các đồn đoán gần đây, LG V30 dự kiến được trang bị vi xử lý cao cấp nhất hiện nay của Qualcomm - Snapdragon 835. Mẫu máy này nhiều khả năng sẽ sở hữu camera có khẩu độ lớn nhất trên thị trường smartphone hiện nay (f/1.6), giúp chụp ảnh tốt trong điều kiện ánh sáng yếu.
LG dự kiến sẽ chính thức giới thiệu mẫu điện thoại flagship này trước công chúng vào ngày 31/8 tới tại triển lãm IFA 2017 ở Berlin, Đức.
Tuấn Anh (Theo Phonearena, CNET)
" alt=""/>Cận cảnh 'thanh nổi' mới lạ thay thế màn hình phụ ở LG V30“Nếu so giá nhân công tại TP.HCM với thành phố cấp 1 của Ấn Độ thì Việt Nam rẻ hơn. Nhưng đối với thành phố cấp 2, cấp 3 ở Ấn thì giá nhân công tại Sài Gòn bắt đầu đắt hơn. Do đó không thể lấy giá rẻ ra làm lợi thế cạnh tranh. Vì Ấn Độ họ có thể chuyển công việc sang các vùng giá thấp”, ông Viet Ho nói trong sự kiện họp báo giới thiệu về Hội nghị Xuất khẩu dịch vụ công nghệ thông tin 2017 (VNITO 2017) diễn ra sáng 8/8.
![]() |
Làm việc nhiều với các công ty nước ngoài, ông Viet Ho cho biết các công ty bên ngoài đã dần biết đến ngành xuất khẩu phần mềm của Việt Nam.
“Hầu hết các đối tác bên ngoài biết đến Việt Nam qua cuộc chiến tranh giành độc lập, về du lịch và các món ăn. Họ cũng bắt đầu nghe nói đến ngành xuất khẩu phần mềm của Việt Nam tuy nhiên chưa nhiều”, ông Viet Ho nói.
Nguyên nhân của việc này là do quy mô của ngành xuất khẩu phần mềm khoảng hơn 200 tỷ USD nhưng Việt Nam chỉ góp khoảng 200-300 triệu USD, tức chỉ khoảng 0,1%. Bên cạnh đó, nhiều công ty Việt làm việc với đối tác khác nên bên ngoài nhìn vào vẫn không nhận thấy sự góp mặt của nhân sự Việt Nam. Đây là những lý do khiến Việt Nam ít được nhắc đến trong ngành gia công phần mềm.
Vì lý do này, các công ty Việt Nam sẽ được chú ý bởi những khách hàng thích sự đổi mới, thử nghiệm thị trường. Còn những khách hàng thích sự chắc chắn, ổn định thì sẽ chọn các công ty quen thuộc ở các nước như Ấn, Philippines,... để có kết quả đảm bảo.
Do đó, ông Viet Ho cho rằng cần tổ chức các sự kiện giới thiệu, quảng bá ngành xuất khẩu phần mềm của Việt Nam, đồng thời tìm cách giành được nhóm khách hàng thích sự ổn định nói trên - vì nhóm khách hàng này đông hơn nhóm muốn mạo hiểm.
Trong sự kiện này, ông Hùng Q. Nguyễn, CEO và chủ tịch LogiGear, cũng góp ý cho các doanh nghiệp khi tham gia thị trường Mỹ - nơi ông có thời gian rất lâu sống và làm việc.
" alt=""/>Doanh nghiệp phần mềm Việt nên tập trung vào thị trường ngách