Sinh ra trong một gia đình không mấy khá giả ở khu vực Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội khi bố mẹ đã ở tuổi “thất thập cổ lai hy”, anh Nguyễn Chiến phải từ bỏ ước mơ làm một giáo viên dạy nhạc để mưu sinh trên những tuyến phố, con đường. Anh kể mình đã có thâm niên hơn chục năm gắn bó với nghề.
Cũng vì mải miết với nghề này mà không biết bao lần anh phải chứng kiến những cảnh đời tan nát, những gia đình phải ly biệt chỉ vì rượu chè, gái gú.
Trong suốt cuộc trò chuyện của mình với PV, anh luôn day dứt về hoàn cảnh một người phụ nữ cùng cậu con trai hai tuổi bỏ về trong đêm khuya chỉ vì chứng kiến cảnh anh ta “tòm tem” với gái trong nhà nghỉ hay cảnh 2 giờ sáng chở một người vợ già hoạn thư đi đánh ghen nhân tình của chồng khiến cô bồ phải khóc thét bỏ chạy.
Ảnh minh họa |
Anh Chiến kể: Chồng chị ấy - một người đàn ông giỏi giang, thành đạt, lại tốt bụng khiến ai cũng ngưỡng mộ. Chị cũng thầm cảm thấy may mắn, cuộc sống của một người phụ nữ sắp bước vào ngưỡng cửa tuổi 45 như chị có được một người chồng như anh, có 2 đứa con ngoan ngoãn, học giỏi thì còn gì mà đáng phàn nàn nữa.
Nhưng mới đây thôi, chị đã phát hiện ra anh có bồ - một cô nàng xinh đẹp, nóng bỏng, là nhân viên của anh ở công ty. Mọi thứ như sụp đổ dưới chân chị. Hạnh phúc cứ ngỡ nằm trong tay, phút chốc vỡ nát tan tành.
Người đàn bà đã tứ tuần, cho dù là lần đầu phát hiện chồng có bồ thì cũng đã có những điềm tĩnh nhất định trong cách cư xử. Chị biết sự thật, nhưng chị chưa vội truy cứu anh hay loan tin với ai, chị muốn suy nghĩ cho thật kĩ đã. Chuyện 2 người đó quan hệ với nhau ngót 1 năm nay là sự thật không thể thay đổi mà chị phải đối mặt.
Một ngày nọ, qua một vị tài xế xe ôm được chị thuê để theo dõi chồng và biết anh ta đang đi nhà nghỉ với cô bồ. Chị lẳng lặng bắt taxi điềm tĩnh đến “hang ổ” của cặp đôi lăng loàn. Ngồi trên xe tôi, chị vẫn gọi điện nói chuyện với chồng một cách bình thường. Thỉnh thoảng chồng nghe có tiếng còi xe lại hỏi thì cô bảo mình đang ra ngoài có chút việc. Để vợ đi an toàn nên anh chồng đã tắt máy.
Đến nhà nghỉ, chị nhẹ nhàng mở cổng bước vào và bảo tôi đứng đợi. Tiến lên gần hơn căn phòng tầng 2, chị sững người khi nghe giọng của chồng và một cô gái vọng ra . Chị nhòm qua khe cửa thì thấy họ đang ở trên giường.
Máu trong người sôi lên chị đạp tung cửa bước vào: "Đây là công việc mà bấy lâu nay anh đang làm phải không? Anh chỉ được thế thôi ư. Thật không ngờ".
Chị quay sang cô bồ quát lớn: “Cái con ranh định cướp chồng bà, bà phải cho một trận”.
Ảnh minh họa |
Thấy bên trong ầm ĩ, tôi ra khỏi xe bước vào trong xem sự thể thế nào. Thấy tôi vào, chị hét lớn: “Anh vào đây, con này cướp chồng tôi, tôi thuê anh cho nó một trận cho nó chừa đi”. Chị vừa nói vừa rút điện thoại alo cho 3 gã giang hồ để chi 100 triệu xử “đôi gian phu dâm phụ”.
Chỉ 5 phút sau cú điện thoại của chị, 3 gã tai to mặt lớn xuất hiện. Họ nắm lấy tay chồng chị mà đánh, mà đấm. Còn chị thì nhìn mặt cô nhân tình rồi thách thức: “Đừng có tưởng nhìn chị thế này mà dễ bắt nạt nhé. Cô nhìn xem, đến chồng chị còn phải ngồi kia há hốc mồm kinh ngạc đấy. Chắc anh ta cũng không ngờ”. Sau đó chị lao vào ả nhân tình của chồng mà cào cấu, đấm đá. Cô bồ chỉ còn biết khóc lóc thảm thiết van xin tha mạng.
Chứng kiến cảnh ấy một người làm tài xế như tôi vô cùng khiếp sợ rồi xin rút lui về trước.
Anh Chiến cũng cho biết, người làm nghề như anh không có quyền lựa chọn khách, Được tiếp cận với đầy đủ những thành phần người, anh mới thấm thía cuộc đời mình dù vất vả vẫn còn may mắn hơn nhiều người khác.
Theo anh Chiến, xét cho cùng, dù có bị ngoại tình hay không phụ nữ cũng cần có tiền, có sự nghiệp để đẹp, để sống tốt. Và sau tan vỡ, để chọn cho mình một người tốt hơn, một cuộc sống tốt hơn. Đó mới là cách trả thù thông minh nhất, chứ không phải việc làm tổn thương thể xác một ai đó, kể cả đó là người chồng từng khiến mình đau khổ.
Thanh Hải
Theo Chinhphu.vn, hội nghị còn có sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an, Tổ trưởng Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ; Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Tổ phó Tổ công tác Đề án 06; các thành viên Ủy ban quốc gia và Tổ công tác triển khai Đề án 06, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương cùng đại diện một số doanh nghiệp.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, chuyển đổi số là xu thế tất yếu, đòi hỏi khách quan và được xác định là nhiệm vụ chính trị quan trọng của Đảng, Nhà nước, đồng thời là công việc mới, khó, nhạy cảm. “Mục đích cuối cùng của chuyển đổi số là phục vụ con người, trên tinh thần lấy con người là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, là động lực, nguồn lực phát triển”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng đánh giá, thời gian qua, nhiệm vụ chuyển đổi số đã được triển khai bài bản, tích cực, đúng hướng, đúng trọng tâm, trọng điểm đặc biệt là việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đạt kết quả tương đối tốt so với nhiều nước, với quan điểm dữ liệu là quan trọng và cấp bách.
Người đứng đầu Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số cũng đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận, đánh giá thực chất tình hình, kết quả đạt được trên tinh thần khách quan, trung thực, có minh chứng bằng số liệu cụ thể, nhận diện các tồn tại, hạn chế, yếu kém, vướng mắc, rào cản, điểm nghẽn.
Đồng thời, phát hiện đúng các nguyên nhân; chia sẻ những kinh nghiệm hay, bài học quý, những giải pháp cụ thể trong triển khai chuyển đổi số quốc gia và Đề án 06; xác định rõ các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá thời gian tới, cũng như trong dài hạn.
“Trong 6 tháng cuối năm, phải làm tốt hơn 6 tháng đầu năm và năm 2023 phải có kết quả cao hơn năm 2022, theo tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”, Thủ tướng yêu cầu.
Đưa chuyển đổi số Việt Nam bước vào giai đoạn “tăng tốc”
Báo cáo của Bộ TT&TT chỉ rõ, nửa đầu năm nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã thể hiện quyết tâm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thiện thể chế nhằm tạo lập hành lang pháp lý giúp kiến tạo sự phát triển trên không gian mới (không gian số), giải quyết các vấn đề phát sinh từ thực tiễn chuyển đổi số thời gian vừa qua, giải quyết các “điểm nghẽn” nhằm thúc đẩy chuyển đổi số nhanh tại Việt Nam
Một trong những kết quả nổi bật 6 tháng đầu năm nay là việc Luật Giao dịch điện tử sửa đổi được ban hành. Có hiệu lực thi hành từ tháng 7/2024, với 6 chính sách mới đáng chú ý, Luật Giao dịch điện tử sửa đổi không chỉ góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý cho chuyển đổi số, mà còn cung cấp thêm công cụ quản lý và mở ra phương thức quản lý mới trong hoạt động chuyển đổi số. Từ đó, góp phần thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số Việt Nam bước vào giai đoạn “tăng tốc” có tính quyết định đến kết quả chuyển đổi số cả giai đoạn 2021-2025.
Năm 2023 đã được xác định là năm tạo lập và khai thác dữ liệu để tạo ra giá trị mới, trong đó tập trung vào số hóa, làm giàu và kết nối dữ liệu; tăng cường bảo vệ dữ liệu; đẩy mạnh triển khai các dịch vụ công, tiện ích phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Một kết quả nổi bật khác được Bộ TT&TT, với vai trò là cơ quan thường trực Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số ghi nhận trong nửa đầu năm nay là việc tổ chức tạo lập, kết nối, chia sẻ dữ liệu về dân cư và cán bộ, công chức, viên chức trên quy mô quốc gia.
Đến tháng 6/2023, với sự quyết tâm của Bộ Công an trong tổ chức triển khai Đề án 06, cơ sở dữ liệu quốc gia về Dân cư đã kết nối chính thức với 13 bộ, ngành, 4 doanh nghiệp và 63/63 địa phương để phục vụ khai thác thông tin dân cư.
Việc khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư mang lại nhiều lợi ích, như giúp tiết kiệm chi phí sao in hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính; hạn chế việc di chuyển; hạn chế việc phải kiểm tra xác minh mà sử dụng dữ liệu của các bộ, ngành để xác thực, xác minh thông tin trên giấy tờ tùy thân; tinh gọn cán bộ, công chức bộ phận tiếp dân, giảm tình trạng gặp gỡ trực tiếp, loại bỏ dần tình trạng “tham nhũng vặt”... Theo ước tính, việc này đã giúp tiết kiệm cho xã hội hàng nghìn tỷ đồng.
Về tạo lập, kết nối, chia sẻ dữ liệu về cán bộ, công chức, viên chức trên quy mô quốc gia, đến cuối tháng 6/2023, đã có 96 bộ, ngành, địa phương hoàn thành kết nối và đồng bộ dữ liệu với Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức được triển khai kết nối, chia sẻ dữ liệu trên quy mô quốc gia với tiến độ “thần tốc”, so với thời gian để các cơ sở dữ liệu quốc gia trước đó đạt mức độ bao phủ tương tự.
“Đây là kết quả thể hiện sự quan tâm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt là sự “quyết tâm”, quyết liệt của Bộ Nội vụ; kết hợp sự phối hợp nhịp nhàng của các bộ, ngành, địa phương; năng lực triển khai hệ thống lớn của doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam”, Bộ TT&TT đánh giá.
Bộ TT&TT cũng chỉ ra các kết quả nổi bật khác trong chuyển đổi số thời gian qua như bố trí nguồn kinh phí chi cho chuyển đổi số, tăng tốc chuyển đổi số của các doanh nghiệp nhỏ và vừa… Cùng với đó, đã xuất hiện nhiều điểm sáng, mô hình hay như việc xây dựng nhận thức số, đào tạo nhân lực số tại Đà Nẵng; xây dựng hạ tầng số tại Quảng Ninh; thúc đẩy người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến với chiến dịch 92 ngày đêm tại Bình Phước; triển khai "trợ lý ảo" trong ngành tòa án…
Trên cơ sở phân tích những kết quả đạt được, các việc chưa tốt và bài học kinh nghiệm trên các vấn đề của 3 trụ cột Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số cũng như những tồn tại, hạn chế của công tác chuyển đổi số thời gian qua, Bộ TT&TT đề xuất các nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung tròng nửa cuối năm 2023.
“Năm 2023 là năm bản lề, đánh dấu nửa chặng đường thực hiện Chương trình Chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2021-2025. Có được một năm 2023 thành công sẽ quyết định kết quả của cả giai đoạn 2021-2025”, báo cáo của Bộ TT&TT nêu rõ.
Toàn văn Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại hội nghị." alt=""/>Thủ tướng: Mục đích cuối cùng của chuyển đổi số là phục vụ con người