Ngoài nguy cơ cao mắc các bệnh về tim mạch, đái tháo đường, cholesterol cao, kháng insulin…, trẻ thừa cân béo phì còn chậm chạp, tự ti, tiếp thu kém, có thể mất nhiều cơ hội trong cuộc sống.Ảnh hưởng cả tâm lý, sức khỏe
Môt nghiên cứu về thừa cân, béo phì của WHO vào tháng 1/2015 đã chỉ rõ rằng, trẻ em thừa cân béo phì có nguy cơ: cholesterol cao, tăng huyết áp, đái tháo đường... Trên thực tế, trẻ thừa cân béo phì có thể chưa mắc ngay những căn bệnh này nhưng chúng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe khi trưởng thành.
Mặt khác, nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học cũng đã chứng minh, thừa cân béo phì ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ.
Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ thuộc Đại học Y khoa New York và Viện Nghiên cứu Tâm thần Nathan Kline ở New York cho thấy tình trạng thừa cân béo phì và hội chứng rối loạn chuyển hóa ở trẻ em có thể khiến các em kém thông minh hơn…
Bên cạnh đó, nghiên cứu đã được các nhà khoa học thuộc Toulouse University Hospital (Pháp) cũng chỉ ra rằng cân nặng càng tăng thì chỉ số IQ càng giảm. Cụ thể, những người có BMI (tỷ lệ cân nặng (kg) và bình phương chiều cao (m)) 20 hoặc ít hơn có thể nhớ lại 56% của các từ trong một bài kiểm tra từ vựng, trong khi những người bị thừa cân béo phì, với chỉ số BMI là 30 hoặc cao hơn, có thể nhớ chỉ 44%. Bên cạnh đó, trẻ thừa cân béo phì thường vụng về, chậm chạp, hay bị bạn bè trêu chọc, dẫn đến tâm lý tiêu cực, tự ti, khó hòa nhập, học hỏi kém…
Từ việc phải đối mặt với vấn đề về sức khỏe, tâm lý trí tuệ, trẻ thừa cân béo phì vô tình bị tước đi nhiều cơ hội trong cuộc sống. Do có thể nhìn thấy từ bây giờ việc mất đi các cơ hội để thành công của trẻ trong tương lai, người ta càng ngày càng quan tâm đến việc phòng chống thừa cân béo phì ở trẻ.
Chống thừa cân béo phì từ những năm tháng đầu đời
Việt Nam là nước có tỷ lệ thừa cân béo phì gia tăng đáng quan ngại, tỷ lệ ở thành thị năm 2000 chỉ là 0.9%, đến năm 2010 đã tăng 6,5% (cả nước là 5,6%).
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thừa cân béo phì: di truyền, lối sống kém vận động, dinh dưỡng… Trong đó, phổ biến nhất là do lối sống và thói quen ăn uống. Ít ai biết rằng, một trong những vấn đề chính dẫn đến thừa cân béo phì ở trẻ nhỏ là do cung cấp đạm (Protein) vượt quá nhu cầu của trẻ.
Cùng với việc ít vận động, ít tham gia tập luyện thể dục - thể thao, xem ti vi, chơi game quá nhiều (trên 4 giờ/ngày)... đã khiến ngày càng nhiều trẻ phải đối mặt với tình trạng thừa cân béo phì. Nếu không được can thiệp, trẻ thừa cân sẽ thành người béo phì đến khi trưởng thành.
|
Cung cấp dư đạm là nguyên nhân chính gây thừa cân béo phì |
Nhiều người vẫn quan niệm rằng, trẻ nhỏ nên bụ bẫm một chút mới là khỏe mạnh, đáng yêu. Đó là lý do các bà mẹ được khuyến khích tăng cân càng nhiều càng tốt ngay từ khi mang thai để sinh con to và thường “lờ” đi tình trạng thừa cân, béo phì của trẻ ở giai đoạn sớm. Tuy nhiên, mẹ sinh con càng to vượt chuẩn, nguy cơ gặp các kết quả tiêu cực càng cao: Nồng độ Glucose cao, cao huyết áp, lượng lipit có hại cao,…
Theo một nghiên cứu mới đây do trường ĐH Harvard thực hiện, những trẻ tăng cân nhanh trong 6 tháng đầu đời, có tỉ lệ thừa cân béo phì nhiều hơn đáng kể khi lên 3 tuổi. Do đó, những năm đầu đời là rất quan trọng trong việc thiết lập chế độ dinh dưỡng tốt và hành vi hoạt động thể chất giúp làm giảm nguy cơ phát triển thừa cân, béo phì.
Nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, sau 6 tháng bổ sung dinh dưỡng hợp lý ngay từ thời điểm ăn dặm cùng với tiếp tục bú mẹ. Mẹ đặc biệt chú ý cung cấp đạm (Protein) với hàm lượng hợp lý và chất lượng tối ưu nhất, đồng thời khuyến khích con vận động thể chất để trẻ phát triển cân đối, khỏe mạnh dài lâu.
Đạm Chất Lượng (Nestlé Advanced Protein)* đã được Khoa học chứng minh giúp trẻ: - Giảm nguy cơ dị ứng **" alt=""/>Nhiều nguy cơ ẩn với trẻ thừa cân, béo phì
- Ít ai biết mì chính cũng chứa muối, 1 bát phở bình thường có thể chứa đến 4-5g muối, trong khi mức khuyến nghị của WHO với mỗi người là dưới 5g muối/ngày.Người Việt ăn mặn gấp 5 lần Mỹ Theo PGS.TS Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, người Việt ăn rất mặn. Số liệu điều tra gần đây cho thấy, trung bình mỗi người Việt ăn khoảng 15,3g muối/ngày. Trong khi người Mỹ chỉ ăn trung bình 3,6g muối/ngày, người châu Phi ăn 2,18g muối/ngày, người Trung Á dùng 5,5g muối/ngày, Tây Âu khoảng 6g/ngày... Còn khuyến cáo chung của WHO, mỗi người nên tiêu thụ ít hơn 5g muối/ngày. | Người Việt đang ăn mặn gấp 3 lần so với khuyến cáo của WHO. Ăn mặn làm tăng huyết áp, tăng nguy cơ cho các bệnh tim mạch và đột quỵ |
“Trước khi tôi sang ĐH Wageningen của Hà Lan công tác, bạn bè nhắc phải mang bột canh theo nhưng chúng tôi chủ quan không mang. Khi sang đó thì quả là họ ăn rất nhạt”, PGS Tuyên chia sẻ. Theo PGS Tuyên, người Việt ăn mặn do tập quán sinh hoạt, với đủ các loại mắm, cà muối, dưa muối... Lâu dần quen với khẩu vị đó. Người Hà Nội sử dụng khoảng 9g muối/ngày, người Nghệ An sử dụng 13g/ngày. “Viện Dinh dưỡng đã đo trong một 1 bát phở, bún bình thường có tới 4-5g muối nên nhiều khi chúng tôi chỉ vớt phở ăn còn bỏ lại nước”, PGS Tuyên thông tin. Lượng muối tiêu thụ hàng ngày của người Việt chủ yếu từ việc nêm nếm trong quá trình chế biến, nấu nướng, các loại nước chấm. Ngoài ra còn có một lượng lớn đến từ các sản phẩm thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt nguội, đồ đóng hộp, giò chả, mỳ tôm... Đáng lưu ý, mì chính cũng là một loại muối với tên gọi monosodium glutamat, tuy nhiên khi nêm nếm ít người để ý. Ăn mặn dễ đột quỵ WHO chỉ rõ, ăn nhiều muối làm tăng huyết áp, nguy cơ chính cho các bệnh tim mạch, trong đó có đột quỵ. Số liệu thống kê mới nhất của Hội Tim mạch học Việt Nam cho thấy, 47,3% người trưởng thành bị bệnh tăng huyết áp, tương đương gần 21 triệu người. Tăng huyết áp là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới, chiếm ít nhất 45% các ca tử vong do bệnh tim mạch và 51% các ca tử vong do đột quỵ. Còn tại Việt Nam, số người tử vong do các bệnh lý nhồi máu cơ tim lên tới 100.000-150.000 người, trong đó nguyên nhân chủ yếu do tăng huyết áp. Theo GS Đỗ Doãn Lợi, Viện trưởng Viện Tim mạch Quốc gia, khi ăn mặn sẽ làm tăng tính thấm của màng tế bào đối với natri, ion natri sẽ chuyển nhiều vào tế bào cơ trơn của thành mạch máu. “Ăn mặn sẽ khát nước. Khi nước vào cơ thể sẽ đi vào máu làm tăng thể tích tuần hoàn, tăng áp lực trong máu dẫn đến tăng huyết áp. Do đó người dân cần phải ý thức giảm lượng muối mỗi ngày. Với các bệnh nhân huyết áp cao, chỉ định bắt buộc là phải ăn nhạt”, GS Lợi khuyến cáo. Không chỉ tăng huyết áp, việc sử dụng quá nhiều muối còn gây giữ nước với các bệnh nhân suy tim, thận nhiễm mỡ, tăng co thắt, kích thích cơn suyễn... Một nghiên cứu tại Anh chỉ rõ, chỉ cần giảm bớt mức tiêu thụ muối ở mỗi người khoảng 5g mỗi ngày cũng sẽ giúp giảm 23% tỷ lệ tử vong do đột quỵ và khoảng 17% bệnh tim. Do đó các chuyên gia khuyến cáo, với những bệnh nhân cao huyết áp chỉ nên dùng 2-4g muối/ngày. Trẻ em, người già và phụ nữ mang thai nên dùng ở tỉ lệ thấp hơn nữa. Với trẻ em, nên ưu tiên trẻ bú sữa mẹ vì lượng muối trong sữa mẹ thấp hơn sữa bò. Khi pha sữa không nên dùng nước khoáng hoặc cho trẻ uống nước khoáng hàng ngày. Ăn mặn sẽ góp phần làm hại thận của trẻ do thận phải làm việc nhiều hơn. Minh Anh Tại sao cần tẩy trang trước khi ngủ?" alt=""/>Ít biết, ăn 1 bát phở thừa muối cả ngày
|
CEO Facebook Mark Zuckerberg |
Ngày 14/5 vừa qua, ông chủ mạng xã hội lớn nhất thế giới tròn 36 tuổi. Dù tài sản của Zuckerberg có nhiều biến động sau năm 2018, anh vẫn là một trong những người giầu nhất thế giới. Tài sản ròng của CEO Facebook ước đạt 76 tỷ USD. Dù giầu có như vậy, anh không thuộc tuýp người tiêu xài xa xỉ đối với quần áo, xe hơi hay du lịch mà tập trung phát triển bất động sản.
Là một thành viên của Giving Pledge và đồng sáng lập tổ chức Chan Zuckerberg Initiative cùng vợ Priscilla Chan, Zuckerberg cam kết dành phần lớn tài sản cho tổ chức từ thiện. Dù chi tiêu như thế nào, anh vẫn còn hàng tỷ USD trong tay. Dưới đây là tám sự thật gây sốc về mức độ giầu có của Zuckerberg:
1. Zuckerberg giầu đến nỗi vẫn sống tốt dù lương chỉ có 1 USD/năm
Trước đây, Zuckerberg được cho là nhận lượng 770.000 USD/năm từ Facebook nhưng năm 2013, anh tự giảm còn 1 USD. Điều đó đồng nghĩa hầu hết tài sản của Zuckerberg hiện nay đều gắn với cổ phiếu Facebook (anh đang nắm gần 17%). Không may cho CEO, cổ phiếu Facebook đã giảm 7% trong quý IV/2019.
2. Từ sau khi Facebook IPO năm 2012, mỗi năm tài sản Zuckerberg đều tăng trung bình 9 tỷ USD
Facebook là sự kiện IPO lớn thứ hai trong lịch sử ngành công nghệ. Từ năm 2012, cổ phiếu Facebook tăng hơn 408%, giá trị vốn hóa thị trường đạt 547 tỷ USD.
3. Tài sản ròng năm 2019 giảm gần 9 tỷ USD nhưng vẫn trong top 10 người giầu nhất thế giới
Sau một năm bê bối nối tiếp bê bối, tài sản ròng của Zuckerberg giảm mạnh. Trong danh sách tỷ phú năm 2019 của Forbes, anh giảm 3 bậc từ thứ 5 xuống thứ 8. Dù vậy, thứ hạng đã phục hồi khi vào ngày 14/5/2020 – sinh nhật lần thứ 36, Forbes xếp Zuckerberg giầu thứ 4 thế giới.
4. Năm 2018, Zuckerberg kiếm được 1,7 triệu USD/giờ
Theo Business Insider, thu nhập hàng năm của Zuckerberg khoảng 15 tỷ USD. Chia cho số giờ trong năm (8.760 giờ), tỷ phú trẻ tuổi kiếm được 1,7 triệu USD mỗi giờ.
5. Chỉ mất 1,5 tiếng, Zuckerberg đã kiếm được số tiền mà một người Mỹ có bằng đại học kiếm được cả đời
Theo Sở An sinh xã hội Mỹ, trung bình một người Mỹ có bằng đại học kiếm được khoảng 1,3 triệu USD/năm. Trong khi đó, trong 1,5 tiếng, Zuckerberg đã làm ra 2,2 triệu USD.
6. Trong chưa đầy 2 phút, Zuckerberg kiếm được số tiền bằng thu nhập một năm của một người lao động Mỹ
Dựa theo dữ liệu của Cục thống kê lao động, Zuckerberg kiếm được 28.538 USD/phút. Trung bình một người lao động toàn thời gian của Mỹ làm ra 48.328 USD/năm.
7. Tài sản ròng của Zuckerberg bằng GDP của Jordan, Nicaragua và Barbados gộp lại
GDP của Jordan là 46,4 tỷ USD, Nicaragua 12,5 tỷ USD và Barbados 5,3 tỷ USD.
8. Nếu tặng mỗi người dân Mỹ 100 USD, Zuckerberg vẫn còn hơn một nửa tài sản
Dân số Mỹ hiện nay là 329.649.324 người. Nếu tặng mỗi người 100 USD, Zuckerberg chỉ mất 32,9 tỷ USD.
Du Lam (Theo BI)
" alt=""/>8 sự thật gây sốc về độ giầu có của Mark Zuckerberg