TS. Nguyễn Việt Hà: ‘Người Hà Nội mua ô tô chỉ mất 4 năm’
Dưới đây là bài viết của TS. Nguyễn Việt Hà. Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.
“Dòng xe máy hỗn độn phá nát vẻ đẹp của Thủ Đô”
Xét về khía cạnh hạ tầng,ễnViệtHàNgườiHàNộimuaôtôchỉmấtnăthứ hạng của đội tuyển bóng đá quốc gia việt nam mà cụ thể dễ nhận thấy nhất là cao ốc, theo góc nhìn của tôi, Hà Nội có thể tự hào với những công trình thuộc top đầu khu vực Đông Nam Á như cao ốc Keangnam Landmark 72, Lotte Center. Cùng với đó là rất nhiều những toà chung cư, văn phòng cao tầng đã và đang được đầu tư xây dựng với tốc độ chóng mặt. Bên cạnh đó là hệ thống đường nội đô và ngoại thị cũng được quy hoạch, xây dựng rất nhiều thời gian trở lại đây cùng với các tuyến đường vành đai và hệ thống cao tốc nối với các tỉnh thành. Tuy vậy, tôi khá buồn vì thủ đô của chúng ta vẫn chưa được đánh giá là thành phố hiện đại và phát triển trong mắt bạn bè cũng như các nhà đầu tư quốc tế. Lý do là Hà Nội chưa có nền văn minh ô tô như hầu hết các nước trong khu vực bởi những dòng xe máy chạy luồn lách, giao thông hỗn độn phá nát vẻ đẹp của Thủ Đô.
Theo dữ liệu thống kê từ website Seasia và ASEANstats, tỉ lệ sở hữu ô tô trên mỗi 1000 người của Việt Nam đứng gần cuối bảng với chỉ 23 xe/1000 người dân. Trong khi đó, so sánh với các nước trong khu vực Đông Nam Á, Brunei đứng đầu danh sách với 721 xe, tiếp theo là Malaysia với 443 xe và Thái Lan 225 xe, cao hơn từ 10-30 lần so với chúng ta. Số liệu thống kê 2018 chỉ ra mặc dù là quốc gia đông dân số 2 ASEAN, lượng xe mới được bán ra tại Việt Nam chỉ bằng bằng 25,07% Indonesia. Đường phố Hà Nội với 70% phương tiện cá nhân là xe máy là hình ảnh thuộc về 20 năm trước của các thành phố đang phát triển.
Khoảng khắc giao thông hỗn loạn tại một nút giao thông ở Hà Nội. Ảnh: Internet |
“Người Hà Nội chỉ cần 4 năm là mua được ô tô”
Đứng trên góc độ kinh tế, tôi tin rằng việc sở hữu một chiếc xe bốn bánh ở thời điểm hiện tại không còn là quá khó đối với người dân Hà Nội.
Lấy ví dụ cụ thể, những chiếc ô tô đời mới của những thương hiệu nổi tiếng như Hyundai Grand i10, Vinfast Fadil, Toyota Wigo hay nhiều chiếc ô tô đã qua sử dụng khác thì cũng chỉ có giá khoảng hơn 300 triệu VNĐ. Với mức lương trung bình khoảng 12 triệu đồng/tháng/người, một cặp vợ chồng trẻ tại Hà Nội sau khi trừ các chi phí sinh hoạt, họ có thể dành ra 30% thu nhập của mình để mua xe trả góp, thì chỉ trong 4 năm, họ có thể sở hữu bất kỳ chiếc ô tô nào kể trên.
Lý do nhiều người vẫn chưa quyết định đầu tư một chiếc ô tô chính là vì tâm lý “ăn chắc mặc bền” từ thời cha ông ngày trước. Họ so sánh việc đầu tư vào một chiếc xe hơi với việc đầu tư vào bất động sản, vàng, kinh doanh… và coi ô tô là hàng hoá xa xỉ, tiêu tốn của cải, là nguyên nhân gây kẹt xe, ô nhiễm môi trường. Nhưng thực tế nay đã hoàn toàn khác, ô tô chính là phương tiện rất hiện đại và văn minh, mang lại nhiều tiện ích trong công việc lẫn cuộc sống. Những người sở hữu ô tô rồi mới thấy được lợi ích của việc chủ động trong đi lại, không phải mất thời gian chờ đợi taxi hay đi xe máy chen lấn dưới trời mưa bão, giữa ngày đông rét mướt hay mùa hè bỏng cháy của Hà Nội. Tôi ủng hộ các gia đình Hà Nội có ôtô riêng vì 4 năm mua được ô tô là khoảng thời gian dễ đạt được. Quá thất vọng nếu sau 4 năm đi làm chưa có ô tô.
Hạn chế xe máy, hỗ trợ ô tô lăn bánh để nâng cao hình ảnh Thủ Đô
Theo dự báo, giai đoạn phổ cập ô tô tại Việt Nam sẽ diễn ra vào khoảng từ 2020-2030, lượng xe ô tô chắc chắn sẽ chiếm áp đảo hơn trên các đường phố Hà Nội. Điều này do ảnh hưởng tích cực từ nội tố lẫn ngoại tố của mỗi người dân.
Nội tố là thu nhập của người Hà Nội ngày càng tăng cao, rút ngắn thời gian sở hữu ô tô. Hiện RGDP của Hà Nội tăng trưởng bền vững ở mức cao, chưa bao giờ dưới 7%/ năm. Bên cạnh đó, là tư duy cởi mở hơn về ô tô, họ nhìn thấy những lợi ích trong cuộc sống mà loại phương tiện này đem lại thay vì cái nhìn tiêu cực. Đặc biệt việc bắt đầu coi ô tô là thiết yếu chứ không phải hàng xa xỉ với chi phí sở hữu và vận hành tốn kém khiến nhu cầu muốn sở hữu ô tô được thúc đẩy mạnh mẽ hơn.
Ngoại tố đến từ các chính sách dài hạn góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đưa Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu như thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô trong nước, giảm thuế nhập khẩu, chính sách cấm xe máy đi vào các tuyến đường lớn tại nội ô Hà Nội cũng sắp được triển khai.
Tất cả những điều kiện thuận lợi này sẽ khiến người Hà Nội dễ dàng sở hữu một chiếc xe ô tô cho riêng mình chỉ trong 4 năm, hoặc thậm chí còn rút ngắn hơn trong tương lai gần, giúp người dân vừa nâng tầm chất lượng cuộc sống, vừa góp phần thúc đẩy tốc độ phát triển hiện đại hoá thủ đô trong mắt bạn bè quốc tế.
Phổ cập ô tô giúp nâng cao hình ảnh thủ đô. Ảnh: internet |
Do đó đây là thời điểm thích hợp để lên kế hoạch giảm thiểu xe máy, hỗ trợ ô tô lăn bánh nhiều hơn nhằm mang lại cho Thủ Đô Hà Nội một diện mạo văn minh hơn, hiện đại hơn và xứng tầm hơn.
TS. Nguyễn Việt Hà
(责任编辑:Giải trí)
下一篇:Nhận định, soi kèo RANS vs Persipura, 15h00 ngày 28/1: Chủ nhà thất thế
Thủ tướng Phạm Minh Chính. (Ảnh: VGP)
Theo người đứng đầu Chính phủ, một trong những nguyên nhân khiến một bộ phận cán bộ còn đùn đẩy, sợ trách nhiệm, sợ sai chính là do thể chế. Do đó phải tháo gỡ về thể chế để cán bộ, công chức dám nghĩ, dám làm, không sợ sai. Trung ương cũng nhất trí tăng cường con người, cơ sở vật chất, chế độ đãi ngộ những người tham gia làm thể chế.
Thủ tướng nêu rõ tinh thần trong Hội nghị Trung ương 10 Khoá XIII là đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân.
"Tránh việc bất cứ việc gì cấp dưới cũng lên "xin" cấp trên mà phải căn cứ vào quy định; không thể bất cứ vấn đề gì dù nhỏ cũng phải trình lên cấp Trung ương quyết", Thủ tướng đề cập.
Thủ tướng đề nghị Bộ trưởng, lãnh đạo các Bộ, ngành, thủ trưởng các cơ quan phải quán triệt tinh thần này để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phân cấp, phân quyền mạnh hơn, đi đôi với phân bổ nguồn lực, đồng thời nâng cao trách nhiệm, năng lực thực thi cấp dưới.
Thủ tướng cho biết, trong phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 10, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nêu rõ tinh thần là "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm".
Trung ương, Quốc hội, Chính phủ chỉ ban hành cơ chế, định hướng, thiết kế công cụ giám sát, kiểm tra. Các Bộ trưởng, các trưởng ngành chỉ làm vấn đề chiến lược, quy hoạch, định hướng chương trình, đường lối phát triển quan trọng cho đất nước, không nên sa vào những vấn đề cụ thể, dễ tạo môi trường "xin - cho", tránh nảy sinh tiêu cực.
Theo Thủ tướng, ngân sách Trung ương chỉ đầu tư các chương trình dự án liên vùng, quốc gia, quốc tế; các chương trình, dự án cấp tỉnh do tỉnh, thành phố quyết định đầu tư; phải đẩy mạnh cải cách hành chính ngay trong xây dựng pháp luật, thể hiện ngay trong các quy định của luật, thông tư, nghị định.
Bày tỏ không hài lòng về một số nghị định đã giao một số Bộ, ngành phải hoàn thành sớm mà đến nay chưa xong, Thủ tướng yêu cầu các bộ trưởng, trưởng ngành phải nêu cao tinh thần vì nước, vì dân, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
Đánh giá thủ tục hành chính nội bộ vẫn còn rườm rà, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu việc lấy ý kiến của các thành viên Chính phủ nếu quá thời hạn không có phản hồi thì phải coi như là đồng ý.
"Một trong những nguyên tắc lãnh đạo của Đảng là thiểu số phục tùng đa số", Thủ tướng lưu ý. Cùng với đó, phải cải cách triệt để, giảm tối đa thủ tục hành chính, chi phí tuân thủ của người dân, doanh nghiệp.
Nhằm tránh tình trạng càng ban hành luật lại càng khó làm, Thủ tướng yêu cầu xây dựng pháp luật để tăng cường quản lý nhưng phải kiến tạo môi trường, không gian phát triển chứ không phải thắt chặt, bó hẹp; khi sửa đổi luật thì phải mạnh dạn, vướng ở đâu tháo ở đó; các luật mà chồng chéo nhau thì rất khó thực hiện, không khuyến khích đổi mới sáng tạo được.
Thủ tướng nêu ví dụ và đề nghị lãnh đạo Bộ Xây dựng xem xét mô hình phát triển nhà ở xã hội đang được triển khai tích cực ở một số địa phương để nhân rộng ra; lưu ý trong các phong trào thi đua như "Xoá nhà tạm, nhà dột nát" cũng cần đổi mới theo hình thức "chìa khoá trao tay" thì mới đẩy nhanh được.
Thủ tướng yêu cầu các thành viên Chính phủ, các Bộ trưởng, trưởng ngành trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng pháp luật; ưu tiên nguồn lực con người, cơ sở vật chất, tài chính cho công tác xây dựng pháp luật; nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung dân chủ, kỷ luật, kỷ cương hành chính.
"Nếu ai sợ trách nhiệm thì "đứng sang một bên"; các Bộ, ngành khi trả lời phải cụ thể, không chung chung, phân công phải "rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian thực hiện, rõ hiệu quả, rõ sản phẩm", không được né tránh, đùn đẩy trách nhiệm; trước mắt phục vụ tốt Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV", Thủ tướng quán triệt.
Theo chương trình phiên họp, các đại biểu sẽ xem xét, cho ý kiến đối với 4 nội dung: dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm Y tế; dự án Luật Dữ liệu; đề nghị xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân; đề nghị xây dựng Luật Luật sư (sửa đổi).
Anh Nhật" alt="Thủ tướng: Không để vấn đề nhỏ cũng phải trình lên cấp Trung ương quyết" />Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc với Ban Kinh tế Trung ương. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN.
Sáng 9/12, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến thăm và làm việc với Ban Kinh tế Trung ương về kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác từ đầu nhiệm kỳ Đại hội Đảng khóa XIII đến nay và phương hướng, nhiệm vụ đến hết nhiệm kỳ.
Cùng tham dự có: Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng; Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Nguyễn Duy Ngọc; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối Ngoại Trung ương Lê Hoài Trung; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc; lãnh đạo một số bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương.
Góp phần nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng về kinh tế - xã hội
Ban Kinh tế Trung ương được thành lập theo Quyết nghị số 57 - QN/TW, ngày 30/9/1950 của Ban Thường vụ Trung ương (Khóa I). Kể từ khi thành lập đến nay, dù trải qua nhiều lần hợp nhất, điều chỉnh về tên gọi và chức năng, nhiệm vụ nhưng Ban Kinh tế Trung ương vẫn khẳng định được vai trò, vị trí quan trọng trong việc tham mưu giúp Trung ương Đảng lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời các vấn đề lớn về kinh tế - xã hội.
Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Ban Kinh tế Trung ương đã nỗ lực, cố gắng chủ trì xây dựng và hoàn thành một khối lượng lớn các đề án trình Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Công tác triển khai thực hiện các Đề án được tổ chức khoa học, bài bản, cách làm sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tiễn, huy động được trí tuệ tập thể, sự tham gia có trách nhiệm, tâm huyết của các cơ quan liên quan, chuyên gia, nhà khoa học và một số cơ sở nghiên cứu, qua đó hoàn thành đúng thời hạn và bảo đảm chất lượng các đề án; góp phần nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng về kinh tế - xã hội.
Theo báo cáo của Ban Kinh tế Trung ương, Ban đã chủ trì xây dựng và hoàn thành 23 đề án về kinh tế - xã hội trình Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Theo đó, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành 19 nghị quyết, chỉ thị, kết luận. Đây là các văn kiện quan trọng nhằm cụ thể hóa và tổ chức triển khai thực hiện quan điểm, định hướng lớn của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.
Bên cạnh việc chủ trì xây dựng đề án, Ban đã phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các cơ quan liên quan triển khai xây dựng 15 đề án trình Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, ban hành nghị quyết, chỉ thị, kết luận.
Ban chủ động nghiên cứu, hoàn thành 19 báo cáo về tình hình kinh tế vĩ mô hàng năm, báo cáo chuyên đề liên quan đến những vấn đề nổi bật trong, ngoài nước có tác động đến phát triển kinh tế - xã hội gửi Bộ Chính trị, Ban Bí thư tham khảo phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo.
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc với Ban Kinh tế Trung ương. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN.
Trong nhiệm kỳ, Ban đã tổ chức triển khai và có báo cáo theo dõi, giám sát về tình hình thực hiện 6 nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Đảng về lĩnh vực đất đai; nông nghiệp, nông dân, nông thôn; kinh tế tập thể; tín dụng chính sách; lao động và an sinh xã hội. Ban hoàn thành công tác giám sát chuyên đề về tình hình thực hiện 4 nghị quyết, kết luận về phát triển kinh tế - xã hội một số địa phương. Hiện nay, Ban đang tiếp tục triển khai giám sát việc thực hiện 8 nghị quyết, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị khóa XIII của Đảng.
Ban đã tham gia ý kiến đối với 176 báo cáo, đề án, văn bản liên quan đến lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại và công tác xây dựng Đảng do các cơ quan liên quan chủ trì xây dựng trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Các ý kiến thẩm định, tham gia của Ban Kinh tế Trung ương luôn thể hiện quan điểm rõ ràng, thẳng thắn, với tinh thần trách nhiệm cao.
Tập trung nâng cao chất lượng các nhiệm vụ nghiên cứu, tham mưu về kinh tế - xã hội
Sau khi nghe báo cáo và ý kiến đóng góp của đại diện các bộ, ban, ngành, hoan nghênh những kết quả đạt được trên các lĩnh vực công tác, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, với vai trò là cơ quan tham mưu chiến lược của Ban Chấp hành Trung ương mà trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong những vấn đề lớn liên quan đến lĩnh vực kinh tế - xã hội, hoạt động của Ban Kinh tế Trung ương luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, gần 40 năm qua, Ban Kinh tế Trung ương đã có rất nhiều đóng góp quan trọng trong việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, hoạch định đường lối, chủ trương, biện pháp lớn quan trọng về quản lý kinh tế - xã hội, góp phần đưa đất nước ta đạt được những thành tựu phát triển kinh tế đầy ấn tượng và đáng tự hào.
Tại buổi làm việc, Tổng Bí thư đã gợi mở nhiều nội dung đề nghị Ban Kinh tế Trung ương tập trung nghiên cứu sâu, toàn diện để tham mưu, đề xuất với Trung ương trong thời gian tới.
Nhấn mạnh muốn có một bộ máy hiệu lực, hiệu quả, hiệu năng đáp ứng yêu cầu phát triển của giai đoạn mới, buộc phải thực hiện cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy, Tổng Bí thư nêu rõ, Ban Kinh tế Trung ương cần cách mạng về tư duy, cách mạng về tổ chức bộ máy để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giai đoạn mới, phương thức làm việc để tạo đột phá về hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Điều này gắn với mục tiêu tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả mà Trung ương đang đề ra.
Ban Kinh tế Trung ương phải hình thành một cơ quan nghiên cứu tham mưu chiến lược hàng đầu của Đảng về kinh tế - xã hội, có uy tín quốc tế, trên cơ sở không ngừng kế thừa những thành tựu đã có và phát triển lên tầm cao mới, phải luôn luôn kiên định và đổi mới trên cơ sở phải thấm nhuần sâu sắc nguyên tắc cốt lõi của Chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm xuyên suốt của Đảng nhất là cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Tổng Bí thư đề nghị, không ngừng đổi mới tư duy, sáng tạo, tăng cường năng lực hoạch định chiến lược, năng lực nghiên cứu, phân tích, dự báo. Nhất là trước các xu hướng lớn của thế giới như cách mạng công nghệ, tiến bộ kỹ thuật, thách thức về an ninh, nhất là an ninh phi truyền thống, tình hình địa kinh tế - chính trị khu vực và quốc tế, từ đó đề xuất chủ trương, chính sách, giải pháp phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo về kinh tế - xã hội của Đảng.
Tổng Bí thư nhấn mạnh Ban Kinh tế Trung ương tiếp tục tăng cường phối hợp chặt chẽ và hiệu quả hơn nữa với cơ quan hành pháp, lập pháp, các Ban xây dựng Đảng, địa phương trong sơ kết, tổng kết các chủ trương, chính sách của Đảng về kinh tế - xã hội, trước mắt là tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, xây dựng văn kiện Đại hội XIV của Đảng, thành quả 40 năm đổi mới đất nước.
Ban cần chủ động hợp tác quốc tế với cơ quan nghiên cứu, lý luận của các Đảng anh em; hợp tác với tổ chức quốc tế, trường đại học, viện nghiên cứu về chính sách hàng đầu trên thế giới; vừa học tập những kinh nghiệm phát triển hay của nước bạn; đồng thời chia sẻ, lan tỏa kinh nghiệm phát triển thành công của Việt Nam với bạn bè quốc tế.
Các đại biểu tham dự buổi làm việc. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN.
Để đạt được các yêu cầu nhiệm vụ, Tổng Bí thư chỉ rõ, điều cốt lõi là phải hình thành đội ngũ nghiên cứu cao cấp, chuyên sâu, phải kết nối và sử dụng chất xám của những nhà trí thức thực sự, chuyên gia, nhà khoa học có năng lực và tâm huyết; xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ công chức có chất lượng cao, năng lực nghiên cứu độc lập, bản lĩnh, kinh nghiệm, trình độ.
Tổng Bí thư đề nghị, Ban Kinh tế Trung ương chủ động, tích cực tham gia đóng góp cả về lý luận, thực tiễn, phát hiện những nhân tố mới, mô hình hay, đúc kết kinh nghiệm tốt, đóng góp thiết thực vào việc chuẩn bị cho Đại hội XIV của Đảng, trong đó có việc hoàn thiện các văn kiện của Tiểu ban Kinh tế - Xã hội.
Với sự quyết tâm, đoàn kết, trách nhiệm của tập thể lãnh đạo và cán bộ, đảng viên của Ban, trong thời gian tới, Tổng Bí thư tin tưởng Ban Kinh tế Trung ương sẽ tiếp tục phát triển và nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.