Báo cáo đo lường hành vi mua sắm trong thương mại điện tử (TMĐT) của Nielsen được thực hiện vào quý I/2021 cho thấy, hành vi mua sắm tại Việt Nam đã thay đổi đáng kể khi dịch chuyển sang mua sắm trực tuyến thay vì các hình thức truyền thống. Theo đánh giá, tỷ lệ mua sắm trực tuyến đã tăng trưởng đột biến trong năm 2020.
Hãng nghiên cứu thị trường này cho biết, tỷ lệ mua sắm trực tuyến năm 2020 đạt con số 32%, tăng cao so với tỷ lệ 18% của năm 2019. Không chỉ tăng trưởng mạnh ở tỷ lệ mua sắm trực tuyến, Nielsen cho biết, tần suất mua hàng trên TMĐT cũng tăng gần gấp đôi, từ 1,2 lần năm 2019 lên con số 2,1 vào năm 2020.
Theo thống kê, năm 2020 các nhóm mặt hàng thiết yếu đều gia tăng so với năm 2019. Đặc biệt, nhóm hàng về thực phẩm và đồ uống đã lọt vào top ngành hàng mua sắm nhiều nhất trên kênh TMĐT.
Theo nghiên cứu của Nielsen, đối tượng khách hàng mục tiêu của TMĐT cũng nhiều thay đổi. Người tiêu dùng online vẫn chủ yếu là nữ giới (chiếm tới 67%) nhưng độ tuổi khách hàng đã thay đổi đáng kể. Theo đó, nhóm khách hàng tiêu dùng chủ yếu trên kênh TMĐT dịch chuyển sang nhóm tuổi trưởng thành hơn, từ 30 – 45 tuổi khi chiếm tỷ lệ lên tới 57%.
“Chân dung người tiêu dùng thay đổi cũng tương ứng với giỏ hàng hóa tiêu thụ chính khi các ngành hàng thiết yếu cho gia đình tăng vọt lên trong năm 2020”, bà Tạ Minh Trang, đại diện Nielsen cho biết.
Với lượng người mua bán trên TMĐT ngày càng gia tăng thì các mối quan tâm của người dùng khi mua sắm cũng tăng lên. Nielsen cho biết: sản phẩm không đúng thực tế, chất lượng kém hay không được trải nghiệm sản phẩm trước khi mua… vẫn là những mối quan tâm hàng đầu và ngày càng mạnh hơn trong tâm trí người tiêu dùng.
Theo nghiên cứu, có tới 70% người tiêu dùng lo lắng các sản phẩm thực tế không giống như miêu tả trên website (năm 2019 con số này là 30%); 63% người dùng quan ngại về chất lượng sản phẩm kém (năm 2019 là 28%).
Vì những lý do này, người tiêu dùng Việt cũng cẩn trọng hơn khi mua sắm trực tuyến. Khách hàng ngày càng chủ động tìm kiếm các thông tin đánh giá (review) sản phẩm, so sánh giá hay các khuyến mãi trước khi mua trên các nền tảng tìm kiếm, review của người dùng khác trên website mua hàng hay mạng xã hội. Tuy nhiên, Nielsen cho hay, nguồn tác động vào hành vi mua hàng đó là chủ yếu họ vẫn tin vào đánh giá của người dùng trên các website.
Một điểm đáng chú ý đó là dù chuyển dịch sang nhóm người dùng lớn tuổi hơn nhưng xu hướng cho thấy, người mua sắm online cũng cởi mở hơn đối với việc mua sắm hay để lại các đánh giá, trải nghiệm sản phẩm.
Tỷ lệ người dùng sẵn sàng đánh giá sản phẩm trên website, chia sẻ trải nghiệm, thảo luận đã tăng vọt trong năm 2020. "Người dùng đã tham gia nhiều hơn trên TMĐT, chủ động và cởi mở hơn trong các hoạt động của mình và có trách nhiệm hơn trong việc chia sẻ các trải nghiệm mua sắm của họ trên TMĐT”, đại diện Nielsen cho biết.
Theo Nielsen, có tới 50% người dùng sẵn sàng đánh giá về sản phẩm trên cùng website đã truy cập để mua sắm sản phẩm đó, 41% người dùng chia sẻ trải nghiệm sản phẩm khi được hỏi và 28% người dùng chia sẻ các trải nghiệm sản phẩm trên blog/diễn đàn/website...
Duy Vũ
Thương mại điện tử Việt Nam đạt mức tăng trưởng ấn tượng trong năm 2020. Hành vi người dùng thay đổi khiến ngày càng nhiều doanh nghiệp quan tâm tới kinh doanh trực tuyến và chuyển đổi số.
" alt=""/>Người Việt ngày càng cởi mở với mua sắm trực tuyến- Các hợp chất lưu huỳnh trong tỏi có tác dụng chống viêm và diệt khuẩn mạnh, tỏi cũng có thể làm giảm lượng đường trong máu và ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
- Tỏi có thể ngăn ngừa sự lắng đọng chất béo trong mạch máu, điều hòa huyết áp, tăng tính thấm của mạch máu, từ đó ức chế hình thành huyết khối, phòng ngừa xơ cứng động mạch.
- Tỏi còn có thể phòng ngừa cảm lạnh, chống mệt mỏi. tỏi cũng đóng vai trò rất tốt trong việc ngăn ngừa viêm âm đạo do nấm ở phụ nữ.
Mặc dù tỏi có rất nhiều lợi ích, nhưng không phải ai cũng thích hợp để ăn tỏi, ví dụ như những người sau đây, ăn tỏi sẽ khiến tăng tình trạng của bệnh.
1. Bệnh nhân mắc các bệnh về mắt
Y học Trung Quốc cho rằng, tiêu thụ tỏi trong thời gian dài sẽ "làm tổn thương gan và mắt". Nghiên cứu y học hiện đại cũng phát hiện, những người mắc các bệnh về mắt như tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, viêm kết mạc, khô mắt… dùng lượng lớn tỏi trong thời gian dài, sẽ xuất hiện các triệu chứng như thị lực suy giảm, ù tai, chóng mặt, suy giảm trí nhớ.
2. Bệnh nhân đang dùng thuốc
Theo y học Trung Quốc, tỏi có tính cay. Nó có thể ức chế các thành phần hoạt động của một số loại thuốc, và thậm chí phản ứng hóa học với các thành phần trong một số loại thuốc để tạo ra độc tố. Do đó, những người đang dùng thuốc không nên ăn tỏi.
3. Bệnh nhân tiêu chảy không do vi khuẩn
Tỏi có tác dụng diệt khuẩn, ăn tỏi sống có thể được sử dụng để ngăn ngừa và điều trị tiêu chảy do vi khuẩn. Tuy nhiên, khi mọi người bị tiêu chảy không do vi khuẩn, tuyệt đối không nên ăn tỏi, nguyên nhân là vì những bệnh nhân này ăn tỏi sẽ kích thích đường ruột, khiến niêm mạc ruột bị sung huyết và phù nề, từ đó làm nặng thêm tình trạng của bệnh.
4. Bệnh nhân viêm gan
Nhiều người nghĩ rằng ăn tỏi có thể phòng ngừa viêm gan, thậm chí còn có người vẫn ăn tỏi với số lượng lớn sau khi bị viêm gan, việc làm này hoàn toàn sai. Trước hết, tỏi không tiêu diệt được virus viêm gan. Thứ hai, một số thành phần trong tỏi có thể kích thích đường tiêu hóa của con người, ức chế sự tiết dịch tiêu hóa và khiến cho các triệu chứng như buồn nôn và đầy hơi ở bệnh nhân viêm gan ngày càng nặng hơn.
Ngoài ra, các thành phần dễ bay hơi trong tỏi có thể làm giảm số lượng hồng cầu và huyết sắc tố trong máu, không có lợi cho việc phục hồi chức năng của bệnh nhân bị viêm gan.
Ngoài ra, những điều cấm kỵ này của tỏi cũng cần thiết cho tất cả những ai thích ăn tỏi
- Tránh ăn tỏi khi bụng đói để ngăn ngừa viêm dạ dày cấp tính.
- Tránh tiêu thụ quá nhiều tỏi. Người lớn có thể ăn hai hoặc ba tép tỏi sống và bốn hoặc năm tép tỏi nấu chín. Trẻ em có thể ăn giảm một nửa so với người lớn, ăn quá nhiều sẽ phản tác dụng.
- Tránh tiêu thụ tỏi trong thời gian dài, bởi có tác dụng làm cứng ruột, thường là nguyên nhân gây táo bón, và có thể tiêu diệt một số lượng lớn vi khuẩn đường ruột, cũng có thể gây ra một số bệnh về da.
- Một số người có phản ứng đặc biệt với tỏi, vì vậy nếu bạn có bất kỳ khó chịu nào sau khi ăn, cần đến cơ sở y tế gần nhà để được chẩn đoán.
Hà Vũ (Dịch theo Kknews)
Son môi là vật không thể thiếu trong túi xách của các cô gái, tuy nhiên, dùng son như thế nào để môi không bị khô, không bị thâm sạm sau khi tẩy trang lại khiến nhiều người bối rối.
" alt=""/>Cảnh báo những người không được ăn tỏi