TheạchbăngtầnGtrongASEANViệtNamcóthểhọchỏikinhnghiệmgìbd bxh anhao các chuyên gia tham dự Hội thảo, thách thức đầu tiên trong việc triển khai 5G là phải đảm bảo hài hòa tần số dùng cho 5G |
Các quốc gia ASEAN đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc phân bổ tần số cho 5G, bởi nhiều nước khu vực đang dùng băng tần 3.5 GHz cho các hệ thống vệ tinh, trong khi băng tần mmW (tần số 26GHz hoặc 28GHz) gặp hạn chế về vùng phủ.
Theo các chuyên gia viễn thông tại Hội thảo ASEAN về tần số 5G, băng tần 5G trong dải tần số 1-6 GHz dành cho các dịch vụ băng rộng di động nâng cao đã được nhiều quốc gia trên toàn cầu phát hành. Băng tần 3.5 GHz được cho là sẽ mang lại năng suất và vùng phủ tốt.
Trong các quốc gia ASEAN, Philippines là quốc gia duy nhất hiện đã phân bổ một phần băng tần 3.3-3.6 GHz cho 5G; nhiều quốc gia khác cũng đã bắt đầu lập kế hoạch với các hoạt động nghiên cứu ban đầu, tham vấn và thử nghiệm 5G trong băng tần 3.5 GHz. Hiện tại, các quốc gia ASEAN đang tập trung vào dải tần số 3.3-3.8 GHz.
Campuchia đã đề xuất kế hoạch thu hồi giấy phép băng thông rộng không dây hiện tại để cho phép sử dụng 5G trong vòng băng tần 3,3-3,7 GHz nhưng cho đến nay, vẫn chưa rõ khi nào Campuchia sẽ thực hiện kế hoạch này. Một số vệ tinh Campuchia đang dùng dải băng tần 3.7-4.2 GHz. Theo các chuyên gia phân tích tại Hội thảo, sự phối hợp xuyên biên giới giữa các quốc gia Campuchia, Việt Nam, Lào và Thái Lan sẽ rất quan trọng trong việc phân bổ băng tần C-band (3.3 GHz - 3.8 GHz) cho 5G.
Trong khi đó, Indonesia cũng đã dành nhiều thời gian và nỗ lực để tối ưu sử dụng băng tần 3.5 GHz cho 5G vì hiện tại băng tần này cũng được dùng rất nhiều trong các hệ thống vệ tinh.
Mạng di động 5G cũng đang được chuẩn bị để triển khai tại Lào. Từ tháng 11/2015, một phần băng tần C-band đã được dùng cho vệ tinh LAOSAT-1.