Vùng đất Quy Nhơn (Bình Định) mê hoặc lòng người với khung cảnh biển xanh, mây trắng và những món ngon độc đáo, không lẫn với bất cứ nơi đâu. Không phải du khách nào cũng có điều kiện để chiêm ngưỡng, thưởng thức bò bọ biển, cá ninja,… hay mua mắm nhum về làm quà.
Bò bọ biểnBò bọ biển có cùng họ với tôm, con nào con nấy tròn trùng trục và khoác lên mình lớp áo giáp nâu láng bóng. Loài này có thân hình giống như con phóng to, thêm vào đó là hai hàng chân dày đặc cùng móng vuốt sắc nhọn.
|
Bọ biển là loài gần như quý hiếm nhất trong thế giới hải sản. |
Bọ biển chỉ có theo mùa, sản lượng khai thác lại không nhiều nên giá bán cũng tùy vào từng thời điểm. Thông thường, độ tháng 3 – tháng 4 dương lịch là nhiều nhất, giá dao động khoảng 1.700.000đ - 1.800.000đ/kg. Vào cuối mùa, dù có trả giá lên đến 2.000.000đ-2.500.000đ/kg thì cũng không có để mua.
Nhiều ngư dân khẳng định, nói về độ ngon của thịt bọ biển thì ngay cả tôm hùm - vốn được ví là "vua hải sản" - cũng kém hơn vài bậc. Để giữ trọn vị cho món đặc sản quý hiếm, người miền biển chỉ chế biến bọ biển đơn giản bằng phương pháp hấp, luộc hoặc nướng. Nếu dùng thêm những nguyên liệu khác, bọ biển sẽ mất đi hương vị vốn có.
|
Bọ biển ngon nhất là hấp hoặc nướng. |
Sau khi thực khách lựa được chú bọ biển ưng ý, đầu bếp ngay lập tức đem chúng đi chế biến. Gia vị chấm bọ biển cũng đơn giản, chỉ cần chút muối ớt ăn kèm rau răm.
Cua huỳnh đế
Cua huỳnh đế là một trong những đặc sản biển nổi tiếng của vùng đất Bình Định – Quy Nhơn và được ngư dân tôn xưng là vua của các loài cua.
Cua huỳnh đế xuất hiện nhiều nhất vào mùa xuân (khoảng từ tháng 12 đến tháng 3 âm lịch). Chúng có màu đỏ hồng, mai hình vuông, càng và que ngắn. Ðặc biệt, đầu cua dài và có nhiều râu, thịt rất chắc và độ đạm cao.
|
Cua huỳnh đế có màu đỏ đẹp mắt. |
Tương truyền, ngày xưa khi vua du ngoạn ở các vùng biển, thấy ngư dân đánh bắt được loài cua lạ, có hình dáng như loài rùa biển thì tò mò ăn thử. Thấy thịt cua thơm ngon, bổ dưỡng, vua yêu cầu khi đánh bắt được loài này phải dâng cho hoàng cung. Từ đó, loài cua này mang tên cua hoàng đế, gọi trại đi là huỳnh đế.
Cua huỳnh đế có thể chế biến nhiều món ăn, nhưng món đặc biệt nhất là hấp và nấu cháo. Khi thưởng thức cua hấp, thực khách sẽ chấm với muối tiêu ớt xanh. Còn khi nấu cháo, bát cháo cua huỳnh đế sẽ rất hấp dẫn với ít mỡ hành vàng sánh ở trên, lẫn với nước gạch màu hồng cùng những thớ thịt màu trắng, điểm xuyết những cọng ngò xanh.
Mắm nhum Mỹ An
Mắm nhum là món đặc sản tiến vua nổi tiếng ở Quy Nhơn. Con nhum có họ hàng với trai, sò, thường sống ở gành đá ven bờ biển nước ấm.
Nhum có nhiều loại, nhưng để muối mắm phải là nhum màu đen. Khi bắt được nhum, người ta khéo léo khều lấy thịt nhum cho vào chum sành, rắc muối hạt lên trên rồi đem vùi vào bếp tro hoặc phơi nắng từ 10 đến 15 ngày.
|
Không phải ai cũng có cơ hội nếm thử mắm nhum. (Ảnh: dacsanquynhon) |
Khi chín, mắm nhum nhuyễn tan, sền sệt, có màu đỏ đục và thơm nức. Mắm nhum không phổ biến như các loại mắm khác nên dù có tiền cũng khó có thể mua được. Ngư dân chỉ dùng đặc sản này để đãi khách quý hoặc dành tặng người thân.
Mắm nhum ăn kiểu nào cũng thấy ngon lạ thường, dù là ăn với cơm trắng hay ăn kèm bánh tráng cuốn thịt heo thì cũng đủ làm da diết lòng người.
Cá ninja
Khoảng 5 năm trở lại đây, cá ninja bắt đầu xuất hiện trong thực đơn nhà hàng, quán nhậu và nhanh chóng trở thành món hải sản "độc", thu hút nhiều thực khách bởi mùi vị hấp dẫn.
|
Hình dáng bên ngoài cá ninja khiến nhiều người e ngại. |
Tận mắt chứng kiến mới thấy hình dạng cá ninja trông dị hợm khác thường. Da cá trơn như cá chình, đường kính 4cm, dài cỡ hai gang tay, lưng đen tuyền. Không những thế, đầu cá giống chạch cui có ria ngắn, đuôi thì kết thúc đột ngột bè ra chằn chặn như đuôi hải cẩu. Nhìn thoáng qua, người ta chẳng thấy mắt mũi gì vì nó quá nhỏ.
Về tên gọi cá Ninja, ngư dân giải thích, là do nó thoắt ẩn thoắt hiện trong dòng nước. Thêm vào đó, phần da màu đen trùm kín từ đầu đến đuôi khiến con cá giống với những ninja mặc áo đen trong phim ảnh.
|
Cá ninja nướng có hương vị hấp dẫn thực khách. (Ảnh: amthuc365) |
Cá sống ở tầng đáy và được đánh bắt bằng cách câu hoặc dã cào. Hương vị đặc trưng và hiếm có nên hiện giá mỗi kg cá ninja có thể lên đến hơn 400.000 đồng, chính vì thế rất khó tìm cá ở các chợ mà chỉ có ở các nhà hàng chuyên hải sản độc lạ.
Cá tà ma
Tà ma là một loại cá gành, nằm dưới rạng, ở sát gành, chứ không ở biển như nhiều loài cá khác. Cá tà ma có vảy, mình dẹp, xương giữa rất cứng, hình giống như con cá rô phi nước ngọt nhưng to hơn.
Cá có hai loại, một loại thịt bở, một loại thịt dai, nhưng tất cả đều ngon. Theo các ngư dân, tên cá nghe rất lạ như vậy bởi vì nó rất lanh lợi, trốn nhanh như ma quỷ, khó khăn lắm mới bắt trúng được cá.
|
Cá tà ma cũng là món ăn không thể bỏ qua khi đến Quy Nhơn. (Ảnh: lysontour) |
Tại các nhà hàng, quán ăn ở Quy Nhơn, cá tà ma được chế biến thành các món nướng, lẩu, cháo và canh với giá từ 150 - 200 nghìn đồng/kg. Cá tà ma phải ăn theo mùa. Để hợp khẩu vị, mùa đông thì dùng món nướng; còn mùa hè nắng nóng thì nấu canh hẹ, canh chua hoặc nấu lẩu, cháo. Thịt cá trắng phau, không tanh, đặc biệt phần lườn được xem là chỗ ngon nhất bởi nó có vị béo rất riêng.
Mẹo làm chân gà rút xương ngâm sả tắc ngon ngất ngây
Từ chân gà rút xương, bạn có thể chế biến ra rất nhiều món ăn ngon, đặc biệt nhất phải kể đến chính là chân gà rút xương ngâm sả tắc.
" alt="Món ngon: Những đặc sản hiếm có, khó tìm ở Quy Nhơn"/>
Món ngon: Những đặc sản hiếm có, khó tìm ở Quy Nhơn
- "Chị thôi đi. Chị nói cái gì có lý hơn được không? Vợ chồng lấy nhau 10 năm mà không có nổi 10 triệu tiết kiệm? Chị nghĩ chúng tôi là những đứa trẻ lên 3 à?"...1 tháng kể từ ngày mẹ chồng tôi nhập viện, hai vợ chồng tôi chưa được một giấc ngủ ngon. Bận rộn thì đỡ, lúc ngồi một chỗ, nhìn chồng tôi đốt thuốc và thở ngắn thở dài, tôi lại nhớ đến mẹ chồng, nhớ đến lời nói của em chồng rồi từ đó, nước mắt cứ trào ra.
Hai vợ chồng tôi là công nhân của xí nghiệp may, lấy nhau từ năm 25 tuổi. 10 năm sau khi kết hôn, chúng tôi không có bất cứ tài sản nào ngoài hai đứa con. Một cháu 8 tuổi và một cháu 4 tuổi.
Những tháng cuối năm, cưới xin nhiều, lương chi không đủ, chồng tôi còn phải chạy xe ôm để có thêm tiền chi tiêu. Tuy nhiên, may mắn cho gia đình tôi là cả nhà luôn khỏe mạnh và sống vui vẻ. Thế nhưng, 1 tháng trở lại đây, biến cố của gia đình khiến tôi nghĩ khác.Chúng tôi vẫn thuê nhà, đều đều mỗi tháng đóng 2 triệu tiền thuê. Thêm tiền điện nước, học hành cho hai con, tôi mất đứt 5 triệu. Lương của hai vợ chồng tôi vài năm trở lại đây ổn định ở mức 9 - 10 triệu. Vì thế, sau khi chi ăn uống, theo đòi cưới hỏi ma chay và thỉnh thoảng về quê quà cáp… chúng tôi không không dư giả được đồng nào.
Bố chồng tôi mất sớm, mẹ chồng tôi sinh được 3 người con. Chồng tôi là cả, dưới anh còn 2 cô em gái. Sau khi dựng vợ gả chồng cho các con, mẹ chồng tôi sống một mình. Bà khỏe mạnh nên vẫn cấy ruộng, chăn nuôi để gửi lương thực cho vợ chồng tôi và vun vén cho 2 cô con gái lấy chồng trong làng.
Tháng vừa rồi, mẹ tôi trở bệnh. Bà ngất ngoài ruộng và được dân làng đưa lên bệnh viện huyện cấp cứu. Tại bệnh viện huyện, bác sĩ nói, mẹ tôi bị suy nhược cơ thể. Ngoài ra, người ta còn phát hiện mẹ tôi có một khối u trong tuyến giáp và khuyên mẹ tôi nên phẫu thuật cắt bỏ khối u này.
Chồng tôi muốn mẹ được kiểm tra cẩn thận nên đưa mẹ tôi lên bệnh viện trung ương. Các bác sĩ ở bệnh viện trung ương cũng khuyên mẹ tôi nên phẫu thuật. Tiền nộp ban đầu cho ca phẫu thuật là 6 triệu. Cộng thêm chi phí xung quanh, chúng tôi ước tính khoảng chục triệu.
Vợ chồng tôi không có tiền tiết kiệm, tháng vừa rồi lại nộp học đầu năm cho hai con nên không còn đồng nào. Vì thế, chồng tôi quyết định đưa mẹ về nhà nghỉ ngơi rồi chạy vạy vay mượn khắp nơi. Anh dự tính, khi nào vay được đủ tiền sẽ cho mẹ nhập viện gấp.
Thời gian chồng tôi chạy vạy vay tiền, hai cô em chồng không có tiền nhưng cũng ra sức điện đóm, giục giã. Giục đến ngày thứ 2 thì một cô em chồng cầm lên Hà Nội đưa cho tôi 2 chỉ vàng. Cô ấy bảo tôi bán đi mà lo cho mẹ. Tôi nghĩ, cô ấy vô tư nên đã cầm vàng mà không nghĩ ngợi gì…
Phẫu thuật cho mẹ tôi xong, chồng tôi gọi hai cô em lại để nói chuyện. Tôi cũng nhân việc đó nên nói đôi lời cảm ơn hai cô em, rằng đã đưa vàng để lo cho mẹ. Vợ chồng tôi hiện tại không có tiền nhưng sẽ ghi nhớ và khi nào có điều kiện thì gửi lại hai em…
Tuy nhiên, chỉ cho tôi nói đến đó, em chồng tôi đã chặn họng. Cô ấy quát lớn: “Chị thôi đi. Chị nói cái gì có lý hơn được không? Vợ chồng lấy nhau 10 năm mà không có nổi 10 triệu tiết kiệm? Chị nghĩ chúng tôi là những đứa trẻ lên 3 à?"...
Cô em thứ 2 cũng không vừa. Cả hai cùng ra sức sỉ vả chồng tôi, nói chồng tôi ky bo, vô trách nhiệm. Họ không tin chúng tôi không có tiền để dành mà nghĩ chúng tôi không muốn lo cho mẹ.
Mẹ chồng tôi cũng nghĩ theo hướng của hai cô em. Ra viện, bà nằng nặc đòi về quê để vợ chồng tôi đỡ tốn kém. Bà bảo, chúng tôi cứ để tiền mà lo cho các con sau này…
Tôi nghe lời bà nói và nhìn thái độ của hai cô em chồng, tự nhiên thấy giận và tủi thân vô cùng. Đời sống công nhân, đồng lương ba cọc ba đồng, lo ăn ngày ba bữa đã khổ lấy đâu ra tiền tiết kiệm mà gia đình nhà chồng lại cư xử như vậy? Mong mọi người hãy chia sẻ với chúng tôi. Có phải chúng tôi kém cỏi nên không tiết kiệm được hay nhiều người cũng chung hoàn cảnh như vợ chồng tôi
Vợ chồng kiếm 30 triệu/tháng, 15 năm không có nổi khoản tiết kiệm
Thu nhập hai vợ chồng được khoảng 30 triệu/tháng tuy nhiên sau 15 năm sống ở Hà Nội, chúng tôi vẫn chưa để dành được một khoản tiền tiết kiệm nào...
" alt="Bị sỉ vả vì kết hôn 10 năm không có nổi 10 triệu tiết kiệm"/>
Bị sỉ vả vì kết hôn 10 năm không có nổi 10 triệu tiết kiệm