Vừa qua, Báo VietNamNet đã đến Bệnh Viện K3 Tân Triều thăm và trao số tiền 29.280.000 đồng, tấm lòng bạn đọc ủng hộ qua quỹ báo đến tận tay gia đình bé Khoa, giúp em có thêm cơ hội chữa bệnh |
Đại diện Báo VietNamNet trao số tiền 29.280.000 đồng đến tận tay gia đình bé Hà Đại Khoa |
Không được may mắn như những đứa trẻ khác, bé Khoa phát hiện mắc bệnh ung thư võng mạc quái ác từ khi còn rất nhỏ. Cả tuổi thơ bé chìm trong chuỗi ngày đau đớn, mệt mỏi.
Bố mẹ Khoa đều làm ruộng, lúc nông nhàn lại đi làm thuê cho người ta để có tiền trang trải cuộc sống. Kinh tế gia đình vốn đã túng thiếu, từ ngày con trai mắc bệnh, vợ chồng anh Thương phải đi vay mượn khắp nơi. Số nợ tính đến nay đã khá lớn, con trai vẫn cần điều trị lâu dài mà anh chị đã hết cách xoay sở.
Sau khi hoàn cảnh của bé Hà Đại Khoa được báo VietNamNet chia sẻ, gia đình đã nhận được nhiều sự quan tâm giúp đỡ của các mạnh thường quân trong và ngoài nước. Có những nhà hảo tâm tìm đến tận bệnh viện để động viên, tặng quà cho em.
Anh Hà Văn Thương chia sẻ, với số tiền 29.280.000 đồng do bạn đọc Báo VietNamNet gửi tặng, gia đình sẽ dành để chi trả việc chữa trị cho con trong thời gian tới. Còn lại sẽ trả nợ mà gia đình vay mượn trước kia khi đưa cháu đi viện
Phạm Bắc
" alt="Trao hơn 29 triệu đồng đến bé Hà Đại Khoa ung thư võng mạc"/>
Trao hơn 29 triệu đồng đến bé Hà Đại Khoa ung thư võng mạc
Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM vừa thông báo giờ học và giờ thi áp dụng từ học kỳ I năm học 2020-2021.Theo đó, giờ học lý thuyết và thí nghiệm thực hành buổi sáng sẽ bắt đầu từ 6h30. Theo quy định, sinh viên học liên tục 3 tiết sẽ được nghỉ giải lao 10 phút. Tổng số tiết học buổi sáng là 6 và kết thúc vào 11h40.
Buổi chiều bắt đầu từ 12h30. Sinh viên cũng học liên tiếp 3 tiết thì được giải lao 10 phút. Tổng số tiết là học là 6 và kết thúc vào 17h40.
Buổi học tối sẽ bắt đầu từ 18h, tuy nhiên chỉ sau 2 tiết sẽ được giải lao 10 phút. Tổng số tiết học buổi tối là 4 và kết thúc vào 21h30.
|
Quy định giờ vào học của Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM |
Giờ thi lý thuyết và thi trắc nghiệm trực tuyến buổi sáng bắt đầu từ 6h30, buổi chiều bắt đầu từ 12h30 và buổi tối là 18h.
Ngay khi thông báo được đưa ra, nhiều sinh viên Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM bày tỏ sự không hài lòng. Trên trang facebook chính thức của trường, sinh viên để lại ý kiến than phiền.
“Buổi sáng 6h30 bắt đầu học tiết 1, vậy là 4h mình phải dậy chuẩn bị, 5h đi ăn còn 5h30 thì xếp hàng ra thang máy. Bình thường đêm về mình học đến 2h sáng mới đi ngủ, vậy bây giờ thức tới 4h sáng là vừa”.
“Buổi sáng có 6 tiết học và kết thúc lúc 11h40 thì 12h30 đã phải vào học buổi chiều. Nếu sinh viên học cả ngày, chỉ có 50 phút cho mọi việc từ ăn uống, di chuyển vào giữa trưa”.
“Nhà mình ở Quận 12, vậy chắc 5h sáng đã phải ra trạm xe buýt để còn đi chuyến đầu tiên mới hi vọng kịp giờ học”.
“Giờ học như vậy căng quá, làm sao để đảm bảo được sức khỏe đây”...
Hiện tại, giờ học buổi sáng của trường bắt đầu vào lúc 7h.
Trao đổi với VietNamNet, ông Lê Văn Tán, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, cho hay trước đây đã có lúc trường quy định giờ học buổi sáng bắt đầu lúc 6h30. Hơn nữa, việc này được được áp dụng cho học kỳ I năm học 2020-2021 là thời điểm mùa hè, khi đó trời đã sáng, sinh viên hoàn toàn có thể di chuyển tới trường bình thường.
Cũng theo ông Tán, phía trước Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM có hai cơ sở đào tạo gồm một trường mầm non và một trường THCS, do vậy nhà trường đã rất cân nhắc và bàn bạc kỹ trước khi đưa ra quyết định này để tránh tắc đường.
Về việc chỉ có 50 phút để di chuyển và ăn uống giữa buổi trưa, ông Tán cho hay sinh viên có thể ghé căn-tin ăn cơm trưa.
“Hiện nay có nhiều trường cũng cho sinh viên đi học sớm. Cụ thể như sinh viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM vào học từ 6h. Chúng tôi đã họp lãnh đạo đơn vị, phòng giáo vụ và các khoa trước khi ra quyết định vì phải cân đối thời gian cho phù hợp với giảng viên và sinh viên. Có thể các em phản ứng nhưng sự thực là không quá khó khăn” – ông Tán nói.
Lê Huyền
Học phí 70 triệu/năm, ĐH Y Dược TP.HCM giải trình gì với các Bộ?
Tăng học phí lên cao nhất 70 triệu đồng/năm và sẽ tăng thêm 10% mỗi năm, Trường ĐH Y Dược TP.HCM đã có báo cáo với Bộ Y tế, Bộ GD-ĐT và Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.
" alt="Sinh viên phản ứng việc học từ 6h30 sáng, chỉ có 50 phút ăn trưa"/>
Sinh viên phản ứng việc học từ 6h30 sáng, chỉ có 50 phút ăn trưa
Văn Ngọc Tuấn Kiệt bước vào cuộc thi quý 3 Đường lên đỉnh Olympia với thành tích giành vòng nguyệt quế cuộc thi tháng với 310 điểm. |
Văn Ngọc Tuấn Kiệt (Trường THPT Thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị) |
Ở phần thi Khởi động, Tuấn Kiệt không mấy suôn sẻ khi chỉ xếp ở vị trí thứ 3 với 60 điểm. Tuy nhiên, khoảng cách với 2 bạn chơi cùng dẫn đầu chỉ là 10 điểm.
Ở phần thi Vượt chướng ngại vật, sau 2 câu hỏi gợi ý, Tuấn Kiệt đã bấm chuông trả lời và đưa ra đáp án chính xác cho Chướng ngại vật với từ khóa Miễn dịch. Qua đó, nâng tổng số điểm lên 140 và vươn lên dẫn đầu đoàn leo núi từ thời điểm này.
Ở phần thi Tăng tốc, dù không phải là người đưa ra được đáp án nhanh nhất, nhưng Tuấn Kiệt đều đưa ra được đáp án chính xác cho cả 4 câu hỏi, từ đó nâng tổng số điểm lên thành 240 và tiếp tục dẫn đầu.
Trước khi bước vào phần thi Về đích, Tuấn Kiệt có điểm số cách biệt 60 điểm với 2 bạn chơi xếp ở vị trí thứ 2 là Minh Quân và Đức Minh; cách 80 điểm với Phương Nam. Tuy nhiên, đây lại là một phần thi nghẹt thở và không hề êm ả với nam sinh Quảng Trị.
Ở phần thi này, Tuấn Kiệt chọn gói câu hỏi 10 - 10 – 20. Em không đưa ra được đáp án cho câu hỏi đầu tiên, tuy nhiên trả lời đúng ở cả 2 câu còn lại và nâng tổng số điểm lên 270 điểm.
Những tưởng đây đã là khoảng cách khá an toàn so với các bạn chơi còn lại, thậm chí, bạn chơi Phương Nam trước khi bước vào phần thi của mình cũng cho rằng “giấc mơ của mình đã xa vời”.
Tuy nhiên, phần thi xuất thần của Phương Nam với gói câu hỏi 20-30-30 đã khiến cuộc đua trở nên kịch tính đến nghẹt thở. Nam sinh Quảng Nam xuất sắc trả lời đúng cả 3 câu hỏi, trong đó có 1 câu hỏi sử dụng ngôi sao hy vọng. Qua đó, nâng tổng số điểm lên 285 điểm, vượt qua Tuấn Kiệt với khoảng cách là 15 điểm.
Tình huống này khiến phần thi của thí sinh Minh Quân ngay sau đó trở nên quan trọng.
Minh Quân bước vào phần thi Về đích với 200 điểm và cũng chọn gói câu hỏi 'tất tay' 30 – 20 – 30.
Tuy nhiên, ở câu hỏi đầu tiên, Minh Quân đã trả lời sai. Tận dụng cơ hội, Tuấn Kiệt giành quyền trả lời và bổ sung cho mình 30 điểm, nâng tổng điểm lên thành 300 và giành lại vị trí dẫn đầu đoàn leo núi. Vị trí này được giữ nguyên khi 2 câu hỏi cuối, Minh Quân đều đưa ra đáp án chính xác nên không còn cơ hội cho các bạn chơi khác giành điểm.
|
Văn Ngọc Tuấn Kiệt (Trường THPT Thị xã Quảng Trị) giành vòng cuộc thi Quý 3 và mang cầu truyền hình chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia năm 2020 về tới tỉnh Quảng Trị. |
Với 300 điểm chung cuộc, Văn Ngọc Tuấn Kiệt đã chính thức trở thành người chiến thắng của cuộc thi quý 3. Lần lượt xếp sau Tuấn Kiệt là Ngô Phương Nam (Trường THPT Chuyên Lê Thánh Tông - Hội An, Quảng Nam) với 285 điểm; Hồ Lê Minh Quân (Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Khánh Hoà) với 250 điểm và Nguyễn Như Đức Minh (Trường THPT Phan Đình Phùng, Hà Nội) với 150 điểm.
Như vậy, Văn Ngọc Tuấn Kiệt (Trường THPT Thị xã Quảng Trị) đã giành tấm vé thứ 3 vào trận chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 20.
Trước Tuấn Kiệt, Nguyễn Thị Thu Hằng (Trường THPT Kim Sơn A, Ninh Bình) và Vũ Quốc Anh (Trường THPT Ngô Gia Tự, Đắk Lắk) đã ghi tên mình vào trận chung kết năm 2020 sau khi giành chiến thắng lần lượt ở các cuộc thi quý 1 và 2.
Thanh Hùng
Lộ diện thí sinh thứ 2 vào chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 20
- Vũ Quốc Anh (Trường THPT Ngô Gia Tự, Đắk Lắk) đã mang cầu truyền hình thứ 2 của trận chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia về với tỉnh Đắk Lắk sau khi giành chiến thắng cuộc thi quý 2 với 300 điểm.
" alt="Nam sinh Quảng Trị vào chung kết năm Olympia năm 2020"/>
Nam sinh Quảng Trị vào chung kết năm Olympia năm 2020