Nhận định, soi kèo Universitatea Cluj vs Rapid Bucuresti, 1h ngày 28/1
本文地址:http://slot.tour-time.com/news/436b498781.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Kashima Antlers vs Nagoya Grampus, 17h00 ngày 25/4: Điểm tựa sân nhà
Thông cáo kỳ họp thứ 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Quy định số 144 nêu rõ, mỗi cán bộ, đảng viên trước hết phải luôn ý thức phục vụ lợi ích chung. Đó là các lợi ích của quốc gia-dân tộc, lợi ích của Đảng, Nhà nước, và Nhân dân. Như vậy, yêu nước, trung thành với Tổ quốc, phục vụ nhân dân, và phụng sự đất nước được xác định là những phẩm chất đạo đức hàng đầu của mỗi cán bộ, đảng viên.
Bên cạnh ý thức phụng sự quốc gia, dân tộc, và Nhân dân, Quy định số 144 yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên phải kiên định nền tảng tư tưởng chính trị của Đảng, cụ thể là chủ nghĩa Mác-Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh; trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, nhất quán lựa chọn con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội để đất nước trở nên “giàu mạnh, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc”.
Một cán bộ, đảng viên cũng sẽ được coi là có đạo đức nếu luôn ý thức cao về sự tin tưởng, tôn trọng, gắn bó và đoàn kết với Nhân dân. Để thực hiện được yêu cầu này, tất cả cán bộ, đảng viên phải luôn ý thức về trách nhiệm và bổn phận bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của Nhân dân, dựa vào Nhân dân để xây dựng Đảng và hệ thống chính trị.
Cán bộ, đảng viên cũng được yêu cầu phải có tâm thế chủ động tham gia vào việc xây dựng, vun đắp sự đoàn kết. Tại cơ quan, đơn vị và nơi cư trú, cán bộ, đảng viên phải là những người “giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất”. Họ phải sẵn sàng “đấu tranh với những biểu hiện chia rẽ, bè phái, cục bộ, lợi ích nhóm”.
Phát ngôn và hành động
Các chuẩn mực về phát ngôn và hành động sẽ chi phối sự tương tác giữa cán bộ, đảng viên với các cá nhân và tổ chức.
Khái quát nhất, Quy định số 144 yêu cầu cán bộ, đảng viên không được phát ngôn và hành động trái với “Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước”. Cùng với đó, cán bộ, đảng viên cũng không “nói sai sự thật”, phải dám lên tiếng phê phán cái sai và bảo vệ cái đúng, nhất quán giữa lời nói với việc làm.
Một điểm mới liên quan đến quan niệm đạo đức là Quy định số 144 khuyến khích cán bộ, đảng viên “dám nghĩ, dám nói”, tức là không thụ động, tư duy và phát ngôn theo những thông lệ, nếp nghĩ phổ biến, hay suy nghĩ của người khác. Cần hiểu rằng, “dám nghĩ, dám nói” tức là dám suy nghĩ, tư duy khác trước các vấn đề nảy sinh từ thực tiễn và tự tin để nói ra những chính kiến đó, góp phần tìm ra giải pháp cho các vấn đề lãnh đạo, quản lý trong bối cảnh hiện nay.
Trên phương diện hành động, theo Quy định số 144, một bổn phận đạo đức hàng đầu của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới là phải làm những việc “có lợi cho dân” và hết sức tránh những việc “có hại đến dân”.
Để thực hiện được điều này, cán bộ, đảng viên trước hết phải “tâm huyết, trách nhiệm, dấn thân, nỗ lực hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao”, kiên quyết đấu tranh, phê phán mọi hành vi né tránh, đùn đẩy, hoặc có tư tưởng trung bình chủ nghĩa, làm việc cầm chừng, sợ trách nhiệm, không dám làm”.
Quan trọng hơn, những hành động vì dân sẽ được khẳng định khi cán bộ, đảng viên không ngại khó, không bàn lùi, bảo đảm sự nhất quán giữa Hành động và Trách nhiệm. Cụ thể, họ phải là những người “dám làm và dám chịu trách nhiệm”, chứ không phải lảng tránh trách nhiệm. Trước những khó khăn, thách thức thì phải “dám đổi mới, sáng tạo, dám đương đầu, hành động vì lợi ích chung, vì nước, vì dân”.
Với những đảng viên làm việc trong các cơ quan Nhà nước, Quy định số 144 đề ra yêu cầu hàng đầu là sự liêm chính, tức là không được lợi dụng công quyền để mưu lợi thiển cận. Cụ thể, cá nhân phải “quản lý, sử dụng tài sản công đúng mục đích, đúng quy định; tiết kiệm và hiệu quả”, “trong sạch, không tham ô, tham nhũng, tiêu cực, không gây phiền hà, sách nhiễu”.
Không chỉ dừng ở nhận thức, ý thức, hay lời nói, cán bộ công quyền phải hành động để chủ động thể hiện sự liêm chính có tính tự giác của bản thân, thông qua các hoạt động như “phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn tham nhũng, tiêu cực, suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, chủ nghĩa cá nhân, lợi ích nhóm, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ”.
Lối sống cá nhân
Bên cạnh các chuẩn mực về ý thức vì lợi ích chung và sự đoàn kết, phát ngôn và hành động gắn với vị trí và vai trò, Quy định số 144 cũng đề ra các nguyên tắc, tiêu chí để giúp cán bộ, đảng viên luôn nỗ lực hoàn thiện bản thân, kiểm soát hành vi và các mối quan hệ xã hội, để trở thành tấm gương đạo đức cho những người khác noi theo trong đời sống và công việc hàng ngày.
Trước hết, cán bộ, đảng viên phải là những người “khiêm tốn, cầu thị, giản dị”, “trung thực, thẳng thắn, khách quan, công tâm, tích cực đấu tranh tự phê bình và phê bình, không giấu khuyết điểm”, luôn “nêu cao lòng tự trọng, danh dự, không cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực, giữ gìn phẩm giá của người cán bộ, đảng viên, không để tác động lôi kéo, cám dỗ tiêu cực”. Với cán bộ lãnh đạo, quản lý thì cần “thực hiện văn hoá từ chức khi không đủ khả năng, uy tín”.
Bên cạnh đó, mỗi cán bộ, đảng viên cũng phải luôn có tinh thần cởi mở, học hỏi để tiến bộ từng ngày, thể hiện qua việc “nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, ý chí vươn lên, cống hiến”, “chủ động nâng cao kiến thức, kỹ năng; năng lực công tác, làm việc trong môi trường quốc tế”, “không ngừng học tập, tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao phẩm chất, đạo đức, trình độ, năng lực công tác”.
Trong quan hệ tổ chức thì cán bộ, đảng viên phải coi trọng việc nêu gương và ứng xử chân thành, tình người: “chức vụ càng cao càng phải gương mẫu, cấp trên gương mẫu trước cấp dưới, cấp ủy gương mẫu trước đảng viên, đảng viên gương mẫu trước quần chúng”, “sống có nghĩa tình, chân thành, thương yêu, đối xử, giúp đỡ đồng chí, đồng nghiệp và mọi người theo lẽ phải, phù hợp với đạo lý dân tộc, cùng nhau tiến bộ”.
Trong quan hệ gia đình, hàng xóm thì cán bộ, đảng viên phải “làm tốt trách nhiệm, bổn phận, nghĩa vụ đối với gia đình, cộng đồng, xã hội”, “tích cực vận động, thuyết phục gia đình, người thân chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước”, “không để gia đình, người thân và người khác lợi dụng chức vụ, vị trí công tác để trục lợi; bảo vệ uy tín, danh dự của bản thân và tổ chức đảng”.
Có thể thấy, Quy định số 144 không chỉ tiếp tục khẳng định các quan niệm bấy lâu nay của Đảng về đạo đức của cán bộ, đảng viên, mà còn bổ sung thêm một số chiều cạnh mới khá tiến bộ. Những giá trị, chuẩn mực thể hiện trong Quy định số 144 sẽ là căn cứ hàng đầu để chúng ta nhận định, đánh giá đúng, sai về đạo đức trong nhận thức, phát ngôn và hành động của cán bộ, đảng viên.
Cũng vì thế, thực hiện nghiêm túc Quy định số 144 sẽ từng bước vun đắp nền tảng đạo đức cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, góp phần then chốt vào quá trình phát triển con người Việt Nam theo hướng toàn diện và hiện đại.
">Thế nào là một cán bộ, đảng viên có đạo đức?
Làm sao tiêu được 400 tỷ đồng vốn bố trí cho năm 2025?
Thẩm tra nội dung trên, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho biết, Ủy ban cơ bản nhất trí với dự kiến tổng mức đầu tư và các nguồn vốn để thực hiện chương trình.
Việc Chính phủ thống nhất đề xuất bố trí nguồn lực lớn để thực hiện chương trình đã cụ thể hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về phát triển văn hóa.
Bên cạnh đó, một số ý kiến cho rằng tổng mức đầu tư của chương trình là rất lớn so với các chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa đã thực hiện và khả năng giải ngân ở giai đoạn trước.
Vì vậy, cần nghiên cứu, đánh giá kỹ quy mô, cơ cấu, khả năng huy động, bố trí các nguồn lực thực hiện chương trình bảo đảm tính khả thi, phù hợp với khả năng đáp ứng của nguồn lực quốc gia, sử dụng hiệu quả ngân sách và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định...
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị cân nhắc bố trí vốn của năm 2025. Theo ông, khi Quốc hội thông qua chương trình đã là tháng 11/2024, tháng 12/2024 bố trí vốn, khi xong thủ tục thì hết năm 2025.
“Làm sao tiêu được 400 tỷ đồng này (vốn bố trí cho năm 2025 - PV)? Tôi thấy không thể tiêu được đồng nào. Nếu bố trí được đã là rất khó khăn, thì làm sao tiêu được 400 tỷ này trong 2025, cả vốn Trung ương và vốn địa phương”, ông Nguyễn Khắc Định băn khoăn.
Ngoài ra, Phó Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý việc trong năm 2025 là tập trung khung chính sách để chuẩn bị, việc đầu tư sẽ khó khả thi. Bởi vì thực tế khi lập khung chính sách như 3 chương trình mục tiêu quốc gia phải làm 2 năm mới xong.
“Tôi đồng ý bố trí vốn năm 2025, nhưng bố trí được không và có tiêu được không? Quy định phải khả thi chứ nói cho vui, nói cho hay thì dễ lắm”, Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Theo ông Nguyễn Khắc Định, 5 năm tới phải là giai đoạn phát triển văn hóa. Trong đó, cần tập trung vào ngành “không cần dùng nhiều ngân sách” mà vẫn phát triển được. Kế đến là tập trung vào công nghiệp văn hóa để tăng nguồn thu, lấy văn hóa nuôi văn hóa.
Phó Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý nên giảm bớt vấn đề xây dựng, vì tiền bỏ ra xây dựng không biết bao nhiêu cho đủ.
“Xây xong không phát huy hiệu quả thì không nên xây. Bảo tồn, bảo tàng, di tích thì cần tôn tạo, nhưng tránh tình trạng xây thêm, xây hoành tráng rồi bỏ không”, ông Định lưu ý.
''Không tiền làm được mới là hay''
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh cho rằng, mức vốn như Chính phủ trình là rất lớn so với các chương trình mục tiêu quốc gia. Tuy nhiên, đây là chương trình có ý nghĩa, mục tiêu rất quan trọng, có tác động sâu rộng tới đất nước, con người Việt Nam nên rất cần thiết.
Qua theo dõi việc sử dụng ngân sách, đầu tư công trong lĩnh vực văn hóa, ông Lê Quang Mạnh nêu một số quan ngại. Cụ thể là khả năng giải ngân trong lĩnh vực văn hóa, đặc biệt là chương trình mục tiêu quốc gia trong thực tế trước đây là rất khó khăn.
Giai đoạn 2012 - 2015 chương trình mục tiêu là 7.968 tỷ đồng, thực tế chỉ thực hiện được 1.786 tỷ đồng; giai đoạn 2016 – 2020 dự kiến là 10.620 tỷ đồng, thực tế bố trí được 2.700 tỷ đồng.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách, các chương trình hạ tầng lớn giải ngân tốt hơn, chi tiêu tiền có định mức, được giải ngân dễ. Với lĩnh vực có tính văn hóa, yêu cầu cao, đảm bảo chuẩn mực như văn hóa thì giải ngân chỉ vài chục tỷ, vài ba trăm tỷ là rất khó khăn, chuẩn bị rất nhiều thời gian.
“Đây là lý do chúng tôi quan ngại khi quy mô vốn lớn trong khi thực tiễn không giải ngân được, hoặc làm đồng loạt cũng rất quan ngại”, ông Mạnh nói.
Ngoài ra, ông cũng cho rằng quy mô dự án lớn thế mà 1 năm chuẩn bị khung chính sách cho đầu tư là ngắn. “Chuẩn bị đầu tư tốt thì giải ngân mới hiệu quả, chưa kể đây là chương trình khó, đòi hỏi yếu tố đa chiều”, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách lưu ý.
Đồng tình với quan điểm cần tập trung vào ngành “không cần dùng nhiều ngân sách”, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn chứng phố cổ Hội An đầu tư không nhiều tiền nhưng vẫn thu hút khách thập phương đến ăn uống du lịch, nghỉ ngơi.
“Hội An không cần bỏ tiền ngân sách nhưng vẫn làm được, thu hút đông khách, tạo thương hiệu trong và ngoài nước”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh và cho rằng Việt Nam có nhiều nơi như phố cổ Hội An cần phải nghiên cứu để nhân rộng cách làm.
Ngoài ra, Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị chương trình cần chú ý đến văn hóa cơ sở. “Vừa qua, chủ trương xây dựng nhà văn hóa ở ấp, khu vực, các đồng chí xem lại có phát huy được không”, ông Trần Thanh Mẫn nói.
Theo Chủ tịch Quốc hội, văn hóa cơ sở là việc “không tiền mà có thể làm được”. Xây dựng văn hóa cơ sở làm sao để toàn thể người dân xây dựng được ý thức, con người Việt Nam thời kỳ mới.
Ông dẫn chứng mô hình ngày hội đại đoàn kết của MTTQ thời gian qua rất hay. Vì vậy, cần nghiên cứu thêm các mô hình “không tiền làm được mới là hay”, nhất là trong điều kiện đất nước còn khó khăn.
Bộ Chính trị vừa kết luận về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33 của BCH TƯ Đảng khóa 11 về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
">Nghiên cứu mô hình 'không tiền mà làm được mới hay' trong phát triển văn hóa
Nhận định, soi kèo AZ Alkmaar vs NAC Breda, 23h45 ngày 24/4: Những kẻ khốn khổ
Nội dung thông báo nêu: Để chương trình được tổ chức quy mô với bố trí thời gian hợp lý nhất cho các con vừa đảm bảo việc học và thi tốt học kỳ 1, Ban phụ huynh lớp đã mời thầy biên đạo cùng các bạn cán sự lớp lên chương trình, có kế hoạch tổ chức cho các con tập dần để kịp chương trình của trường. Do kinh phí thực hiện tốn nhiều chi phí nên Ban phụ huynh đề xuất mỗi bạn đóng thêm 800 nghìn đồng.
"Ban phụ huynh chúng tôi rất mong sự đồng lòng và đồng hành của cha mẹ phụ huynh trong sự kiện lớn của các con. Ngoài đóng theo quy định là 800 nghìn đồng, Ban phụ huynh xin kêu gọi các mạnh thường quân có thể đóng nhiều hơn để ủng hộ thêm kinh phí cho các hoạt động nước, thuê phòng tập... cho các con”.
Ban phụ huynh lớp này cũng thông tin khoản đóng góp này thực hiện trước ngày 5/12.
Theo vị phụ huynh phản ánh, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, để lo việc học cho con, nhiều gia đình đã phải chắt bóp chi tiêu, nên phải lo thêm những khoản tiền thế này thực sự bức xúc. “Các hoạt động văn nghệ, thể thao, kỹ năng sống... là tốt cho học sinh song chỉ vì một chương trình với thời lượng 45 phút quy mô cấp trường mà mỗi lớp phải tốn kém 50-60 triệu đồng là con số quá lớn", vị phụ huynh nói.
Vị này cho rằng, từ đầu năm học, Ban phụ huynh đã thu từ cha mẹ mỗi học sinh 3 triệu đồng tiền quỹ lớp - số tiền có thể đủ để chi tiêu trong cả năm học và không nên thu thêm bất cứ khoản nào khác ngoài phục vụ việc học.
Tương tự, Ban phụ huynh lớp 11D2 cũng gửi thông báo thu tiền và dự kiến chi cho buổi văn nghệ 45 phút này. Hầu hết các phụ huynh cũng đóng mức 1 triệu đồng cho chương trình văn nghệ.
Trao đổi với VietNamNet, ông Lê Trung Tín, Hiệu trưởng Trường THPT Thăng Long cho biết đã nắm được thông tin phản ánh.
Theo ông Tín, theo kế hoạch của nhà trường, mỗi tháng, 1-2 lớp sẽ có buổi văn nghệ do học sinh tự tổ chức trước toàn trường, có thể là diễn kịch hoặc hát. Mục đích của nhà trường là tạo ra sân chơi để khuyến khích học sinh toàn trường tham gia đông đảo, tăng kết nối, giúp mỗi em mạnh dạn trong hoạt động tập thể và có cơ hội thể hiện bản thân.
“Tuy nhiên, việc chuẩn bị và biểu diễn các tiết mục thế nào tùy các lớp, nhà trường không can thiệp. Chúng tôi chỉ đưa ra chủ đề cho các tháng và yêu cầu 100% học sinh tham gia và để các lớp thỏa sức sáng tạo.
Nhà trường yêu cầu các lớp tổ chức tiết kiệm nhất, đi thực chất vào việc biểu diễn, không quá cầu kỳ về trang phục, đơn giản thậm chí mặc đồng phục trường cũng được. Ngay từ đầu năm, họp phụ huynh, chúng tôi cũng đã quán triệt về việc này.
Tuy nhiên, một số lớp, các em học sinh thích khi biểu diễn phải có trang phục đẹp, lớp có thể thuê trang phục ở ngoài. Việc này Ban phụ huynh các lớp thống nhất, kêu gọi và nhà trường không can thiệp. Với những lớp muốn tổ chức một cách chuyên nghiệp, phụ huynh thực sự thống nhất tạo điều kiện cho các con có kỷ niệm đáng nhớ thì nhà trường cũng không thể ép buộc thôi hay cấm được”, ông Tín nói.
Ông Tín cho hay nhà trường sẽ làm việc lại với các lớp để không xảy ra tình trạng này. “Tôi đã nhắc lại các lớp trên tinh thần phải tiết kiệm, đơn giản trong trang phục. Cùng đó nêu rõ Ban phụ huynh các lớp kêu gọi tài trợ cần trên tinh thần tự nguyện, không được cào bằng trong mức thu”.
Phụ huynh bức xúc trước đề xuất đóng 800.000 đồng/học sinh để tổ chức văn nghệ
Soi kèo góc Tottenham vs Fulham, 20h30 ngày 1/12
Không có nụ cười sau cuộc rượt đuổi nghẹt thở. Thay vào đó là rất nhiều điều không phù hợp, sai lầm cá nhân và thiếu sự gắn kết trong lối chơi xuất hiện tại Nhà hát của những giấc mơ.
Đối với phần lớn người hâm mộ MU trong số 73.778 có mặt trên khán đài, MU đêm thứ Bảy (7/12, giờ địa phương) gắn liền với những khoảnh khắc thất vọng thường thấy trong nhiều tháng cuối nhiệm kỳ Erik ten Hag.
MU bộc lộ quá nhiều vấn đề giữa các vị trí trên sân, để rồi thất bại trước Nottingham Forest đạt hiệu quả ở mức tối đa.
Nottingham Forest có hay hơn MU? Không hoàn toàn, nhưng ít nhất là họ làm đúng nhiệm vụ của mình để giành được 3 điểm. Các cầu thủ đội khách cũng thể hiện tinh thần tốt hơn.
Sự thất vọng thể hiện rõ trên gương mặt của người hâm mộ Quỷ đỏ khi tiếng còi mãn cuộc vang lên. Ruben Amorim nhận thất bại thứ 2 liên tiếp và những nghi ngờ xuất hiện.
Quá nhiều sai lầm
Cơn ác mộng của Ruben Amorim - người không ngừng xoay vòng nhân sự khi xếp đội hình chính - đến chỉ sau hơn 1 phút, theo cách mà Arsenal đã trừng phạt MU: đội khách khai thác pha phạt góc và Milenkovic bật cao hơn tất cả đánh đầu tung lưới Andre Onana.
MU chọn giải pháp kiểm soát bóng để tìm kiếm bàn thắng. Sau hơn 1/3 thời gian của hiệp 1, Hojlund lập công để đưa bóng trở lại vạch xuất phát.
Ngay cả như thế, Nottingham vẫn rất thoải mái. Jota Silva có pha đánh đầu đưa bóng đi trúng xà ngang khung thành Onana cũng trong tình huống cố định.
Hơn 1 phút sau khi trở lại sân, sai lầm của Bruno Fernandes để cho Hudson-Odoi lấy bóng rồi kiến tạo giúp Gibbs-White ghi bàn thứ hai cho đội khách. MU vẫn không phản ứng và ngay sau đó Wood đứng ở vị trí trống trải đệm bóng ra ngoài.
MU không biết phòng ngự. Từ niềm hy vọng Leny Yoro đến De Ligt hay Lisandro Martinez đều không biết làm gì. Không ai trong số họ thể hiện sự quyết liệt trong truy cản, mắc lỗi vị trí và luôn trở thành khán giả ở những pha bóng bổng.
Sự yếu kém này thể hiện khi Wood ghi bàn thứ 3 cho Nottingham. Cầu thủ người New Zealand nhảy lên đánh đầu như chỗ không người, từ pha căng ngang bên cánh phải của Gibbs-White.
Pha ghi bàn của Bruno Fernandes, do Amad Diallo kiến tạo, giúp trận đấu căng thẳng hơn. Tuy nhiên, phản ứng như thế là không đủ để MU gỡ hòa.
Một trận đấu thảm họa và hơn nửa đội hình xứng đáng bị thay ra. Tệ hơn cả là Onana: thủ môn người Cameroon không có bất kỳ pha cản phá nào. Nottingham có 3 lần dứt điểm chính xác thì đều thành bàn.
Sau 4 trận Premier League dưới sự dẫn dắt của Ruben Amorim, MU chỉ giành được 1 điểm. Thành tích này kém hơn khi Ten Hag tại vị, với trung bình 1,36 điểm/trận.
Sau khởi đầu tích cực, Ruben Amorim rơi xuống mặt đất. Những khó khăn còn lớn hơn đang chờ đợi: sau Viktoria Plzen ở Europa League, MU phải đối mặt Man City (Ngoại hạng Anh) và Tottenham (League Cup).
MU thua thảm Nottingham Forest: Bóng ma Ruben Amorim
友情链接