“Tôi yêu các con của tôi và tôi rất tự hào về những gì mà chúng đã làm được”, mẹ của Elon Musk - người sáng lập công ty SpaceX chia sẻ
Tôi đã trở thành mẹ đơn thân của 3 đứa con ở tuổi 31. Tôi phải làm việc toàn thời gian vì không có sự lựa chọn nào khác. Đối với tôi, việc chăm sóc con cái chính là ưu tiên hàng đầu. Vì vậy, tôi đã phải làm việc chăm chỉ để giữ lấy một mái nhà, giúp các con no cái bụng và có quần áo để mặc.
Thực ra, tôi bắt đầu làm việc cho cha tôi từ khi lên 8 tuổi. Ông có một phòng khám chữa bệnh bằng phương pháp nắn xương khớp. Chị gái sinh đôi của tôi, Kaye và tôi được trả 5 xu một giờ để giúp ông gửi thư định kỳ cho các bệnh nhân.
Mẹ tôi sẽ viết thông báo cho bệnh nhân bằng tay, sau đó đánh máy. Cha tôi sửa lại lỗi chính tả và chúng tôi sẽ phụ trách in thông báo. Sau đó, chúng tôi ngồi gấp các bản thông báo thành 3, đóng dấu vào phong bì và dán tem lên. Mỗi tháng, số lượng thông báo chúng tôi làm ra khoảng 1.000 chiếc.
Khi Kaye và tôi 12 tuổi, chúng tôi bắt đầu làm việc trong phòng khám với tư cách là nhân viên lễ tân. Chúng tôi sẽ thay phiên nhau đăng nhập thông tin bệnh nhân lên hệ thống, pha trà mới khách, chụp X-quang và giữ chân họ ở lại cho đến khi đến lượt khám.
Bố mẹ tôi đối xử với chúng tôi như những người lớn và có thể tin tưởng được. Điều này đã ảnh hưởng rất nhiều đến tôi trong cách nuôi dạy con cái. Ngay từ nhỏ, những đứa con của tôi đã giúp tôi kinh doanh thực phẩm dinh dưỡng. Tosca sẽ ở trong văn phòng của tôi và gõ thư cho các bác sĩ. Elon lại rất giỏi trong việc giúp tôi giải thích các chức năng xử lý văn bản. Kimbal cũng giúp đỡ tôi làm nhiều việc.
Đến khi chúng tôi sống ở Bloemfontein, tôi đã đưa Tosca đến làm việc tại trường đào tạo người mẫu mà tôi đang điều hành. Bạn có tưởng tượng được không, một học sinh 8 tuổi lại có thể dạy các sinh viên cách sải bước, dàn dựng chương trình và quản lý các lớp học giao tiếp. Tôi thậm chí còn đào tạo cho con bé thành người phụ trách trang phục cho các show diễn của tôi.
Hãy để con quyết định những gì chúng muốn
Tôi đã nuôi dạy các con đúng như cha mẹ tôi đã nuôi dạy chúng tôi khi còn nhỏ: phải tự lập, tốt bụng, trung thực, ân cần và lịch sự. Tôi đã dạy bọn trẻ tầm quan trọng của việc làm việc chăm chỉ và làm những điều tốt.
Tôi đã không đối xử với chúng như những đứa trẻ và không la mắng chúng. Tôi không bao giờ nói với chúng phải học những gì. Tôi cũng không kiểm tra bài tập về nhà bởi đó là trách nhiệm của chúng,
Khi các con tôi trưởng thành, chúng lại tiếp tục chịu trách nhiệm về tương lai của chính mình thông qua các quyết định mà bản thân đưa ra. Tosca chọn trường trung học của riêng mình. Chúng đều tự nộp đơn vào các trường đại học mà chính chúng lựa chọn và hoàn thành các đơn xin học bổng hay các khoản vay sinh viên.
Khi vào đại học, chúng phải sống trong điều kiện thiếu thốn như nằm nệm trên sàn nhà, 6 người ở chung một phòng. Nhưng với chúng mọi thứ đều ổn. Thực ra, nếu con bạn không quen với những thứ xa xỉ, chúng chắc chắn sẽ sống sót tốt. Bạn đừng làm hỏng chúng. Bạn chỉ cần đảm bảo sự an toàn, còn lại hãy để chúng tự chăm sóc bản thân.
Có thể hiểu được tại sao nhiều cha mẹ dễ dàng bị căng thẳng về con cái đến vậy. Tôi biết điều đó khi tiếp xúc với những khách hàng ở cửa hàng dinh dưỡng của mình. Một số cha mẹ bị căng thẳng chỉ vì có quá nhiều mẫu đơn cần điền khi họ muốn xin cho con vào một trường học tốt.
Lời khuyên của tôi ở đây là gì? Hãy để con tự xử lý các giấy tờ để nộp đơn vào trường đại học hoặc bất kỳ công việc nào chúng muốn. Chúng phải chịu trách nhiệm cho tương lai của chính mình.
Thậm chí nếu chúng thích bắt đầu kinh doanh và bạn nghĩ rằng đó là một ý tưởng tốt, hãy hỗ trợ chúng. Dạy con cách cư xử tốt nhưng hãy để chúng quyết định những gì chúng muốn.
Trường Giang (Theo CNBC)
- Sau cuộc hôn nhân đổ vỡ, người mẹ trở nên nghiêm khắc với con vì lo sợ sau này lớn lên, con sẽ đi theo “vết xe đổ” của bố và làm khổ một người khác giống như mình.
" alt=""/>Cách dạy con trưởng thành của mẹ Elon MuskTheo đó, Trường ĐH Tôn Đức Thắng dẫn đầu bảng tổng sắp (đứng đầu về quy mô, năng suất nghiên cứu; xếp thứ 7 về chất lượng nghiên cứu và xếp thứ 30 về chỉ số nội lực). Trong tốp 5 bảng tổng sắp, có sự góp mặt của một trường tư thục là ĐH Duy Tân; 2 đại học quốc gia Hà Nội và TP.HCM, và Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.
Các tiêu chí đánh giá được đưa ra gồm: Quy mô nghiên cứu - tổng số các bài báo tích hợp, đã được lọc trùng từ 2 cơ sở dữ liệu Web of Science và Scopus của các cơ sở giáo dục đại học xuất bản trong giai đoạn 2015-2019 (chiếm 45%); Năng suất nghiên cứu – chỉ số bài báo trung bình trên giảng viên và nghiên cứu viên (chiếm 25%); Chất lượng nghiên cứu – chỉ số trích dẫn trung bình thu thập được trong năm 2019 cho các bài báo xuất bản trong giai đoạn 2014-2015 (chiếm 25%); Chỉ số công bố bằng nội lực – Tỉ lệ phần trăm các bài báo hoàn toàn của tác giả Việt Nam (chiếm 5%).
Xếp hạng chỉ số quy mô công bố của các cơ sở giáo dục đại học năm 2019:
Xếp hạng chỉ số bài báo trung bình trên giảng viên của các cơ sở giáo dục đại học 2019:
Xếp hạng chỉ số trích dẫn trung bình của các cơ sở giáo dục đại học 2019:
Xếp hạng chỉ số nghiên cứu nội lực của các cơ sở giáo dục đại học 2019:
Nhìn vào bảng xếp hạng đại học, có thể thấy: Dù có sự thay đổi về cách xếp hạng và cách đánh giá thì "top 5" cơ sở đại học về nghiên cứu của Việt Nam vẫn không thay đổi so với năm 2018 là Trường ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Quốc gia HCM, ĐH Quốc gia Hà Nội, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Duy Tân.
Trường ĐH Tôn Đức Thắng năm nay vươn lên dẫn đầu. Tiếp sau đó là ĐH Quốc gia HCM và ĐH Quốc gia Hà Nội. Trường ĐH Duy Tân đã vượt qua Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.
Tuy nhiên, "top 5-10" đã có sự thay đổi nhiều do tích hợp được đồng thời thế mạnh của cả 4 chỉ số. Đó là sự xuất hiện của Trường ĐH Y tế Công cộng, Trường ĐH Y Hà Nội, Trường ĐH Cần Thơ, Trường ĐH Mỏ Địa chất và Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM.
Ở "top 20", có tên của hai trường ĐH là Trường ĐH Kinh tế quốc dân, Trường ĐH Kinh tế TP. HCM và Trường ĐH Nguyễn Tất Thành là một cơ sở giáo dục đại học tư thục.
Trao đổi với VietNamNet sáng 2/1, GS Nguyễn Hữu Đức - thành viên của nhóm nghiên cứu - cho biết: Thủ tướng vừa ban hành Nghị định 99 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học. Theo Nghị định này, tiêu chí của trường đại học nghiên cứu là mỗi năm, mỗi trường phải công bố trung bình từ 100 bài báo trở lên và mỗi giảng viên cơ hữu đạt trung bình công bố từ 0,3 bài trở lên trên các tạp chí khoa học có uy tín trên thế giới.
Như vậy, theo bảng xếp hạng, 17 trường đã đạt từ 100 bài báo/năm trở lên. Tuy nhiên, xét trên chỉ số bài báo trên giảng viên, mới có 7 trường xấp xỉ đạt là Trường ĐH Tôn Đức Thắng, Trường ĐH Y tế Công cộng, Trường ĐH Duy Tân, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Quốc gia HN, ĐH Quốc gia TP. HCM và Trường ĐH Mở TP.HCM.
Vẫn cần thúc đẩy tăng số lượng nghiên cứu khoa học
“Dễ thấy có sự tương quan giữa tổng số bài báo và số bài báo trên giảng viên, nhưng cả 2 tiêu chí này có sự đối nghịch với chỉ số công bố bằng nội lực. Trường nào mạnh về số lượng bài thì các bài có tác giả nước ngoài của họ rất nhiều. Ngược lại, trường nào hợp tác quốc tế yếu thì sản lượng cũng thấp hơn”, GS Đức cho hay.
Cụ thể, về chỉ số công bố nội lực, đứng đầu là các cơ sở như Trường ĐH Điện lực, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, ĐH Thái nguyên, Trường ĐH Hàng hải Việt Nam và Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM.
Theo GS Đức, các bảng xếp hạng quốc tế thường làm ngược lại là đo bằng mức độ hợp tác quốc tế. Tuy nhiên, trong bảng xếp hạng 'nội địa" này, nhóm tác giả vẫn đặt chỉ số nội lực chiếm 5%. Điều này có tác dụng nhận diện những trường còn khó khăn nhưng vẫn nỗ lực trong nghiên cứu.
![]() |
Trọng số của các tiêu chí xếp hạng. |
Nhóm nghiên cứu đặt tiêu chí về số lượng bài báo với trọng số rất cao (45%). Điều này là do số lượng của Việt Nam còn khiêm tốn nên vẫn cần thúc đẩy tăng về số lượng. Như vậy, bảng xếp hạng này vẫn đánh giá cao về năng suất và chất lượng.
Theo nhóm nghiên cứu, tương lai, UPM sẽ bổ sung một số tiêu chí để xếp hạng toàn diện, đầy đủ hơn các hoạt động của ĐH Việt Nam thay vì chỉ dừng lại ở các chỉ số nghiên cứu. Nhóm nghiên cứu vẫn đang thu thập số liệu để xếp hạng trên chất lượng đào tạo và mức độ quốc tế hóa, thậm chí là hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp.
Bảng xếp hạng "nội địa" khác bảng quốc tế thế nào?
So với các bảng xếp hạng QS, THE hay ARWU, bảng xếp hạng UPM cũng có một số tiêu chí tương đồng. Tuy nhiên, họ chỉ xếp hạng cho các trường công bố trên 150 bài báo mỗi năm.
Đối chiếu với bảng xếp hạng QS, mức chuẩn trung bình về số lượng bài báo trên giảng viên là 5 bài/5 năm và chỉ số trích dẫn là 4,5 lần/bài thì Trường ĐH Tôn Đức Thắng đã đạt chuẩn về năng suất nghiên cứu.
Ở phần đánh giá tiêu chí tổng số các bài báo tích hợp, nhóm đã sử dụng dữ liệu từ cả 2 cơ sở dữ liệu là Web of Science và Scopus.
Sở dĩ bảng xếp hạng UPM sử dụng tích hợp các dữ liệu này thay vì chỉ chọn cơ sở dữ liệu Scopus (cơ sở dữ liệu lớn và phong phú hơn) như các bảng xếp hạng QS và THE là bởi nếu chỉ thống kê riêng sẽ bỏ sót bài báo. Việc tích hợp này giúp thống kê đầy đủ số lượng công bố hơn.
Ví dụ, Trường ĐH Tôn Đức Thắng công bố 2.058 bài báo Web of Science và 2.586 bài Scopus, nhưng tổng cộng lại có 2.699 bài.
UPM đã tích hợp cơ sở dữ liệu của cả 2 hệ thống thông qua hệ thống VCgate (http://vcgate.vnu.edu.vn:3000/).
University Performance Metrics (UPM) là một bảng xếp hạng theo hình thức gắn sao (star rating) áp dụng cho các trường đại học của Việt Nam. Nhóm đưa ra 8 tiêu chuẩn với 60 tiêu chí, các tiêu chí đánh giá được xây dựng khá rộng theo tiếp cận kiểm định chất lượng và thích ứng với cách mạng công nghiệp 4.0. UPM vừa quản lý cơ sở dữ liệu tổng thể của hệ thống vừa cung cấp công cụ để các cơ sở giáo dục đại học sử dụng để tự đo lường và đối sánh mức độ thích ứng với công nghiệp 4.0 và năng lực đào tạo, nghiên cứu và đổi mới sang tạo với các cơ sở giáo dục đại học ở trong nước và châu lục; làm cơ sở cho việc xây dựng chiến lược đầu tư phát triển. Mô hình đại học mà University Performance Metrics tiếp cận là mô hình đại học định hướng đổi mới sáng tạo. UPM là sản phẩm của nhóm triển khai đề tài khoa học thuộc Chương trình khoa học quốc gia về Khoa học giáo dục do GS Nguyễn Hữu Đức, TS Võ Đình Hiếu, ThS Nguyễn Hữu Thành Chung, TS Nghiêm Xuân Huy (ĐH Quốc gia Hà Nội) thực hiện.
|
Thúy Nga
Mặc dù có các trường đại học nghiên cứu hàng đầu thế giới những Mỹ vẫn đang tiếp tục tụt lại phía sau so với các quốc gia phát triển khác trong việc tài trợ nghiên cứu đại học, theo Quỹ sáng tạo và Công nghệ thông tin.
" alt=""/>30 trường ĐH dẫn đầu về các chỉ số nghiên cứu tại Việt Nam năm 2019