Kiểm tra thiết bị đang kết nối
Phần lớn router hiện nay đều cho phép người dùng xem danh sách các thiết bị đang kết mạng WiFi thông qua giao diện web. Việc bạn cần làm đầu tiên là truy cập trang web này bằng cách nhập địa chỉ IP của router vào thanh địa chỉ trình duyệt. Sau đó,ínhnăngroutercóthểthiếtlậpquagiaodiệlịch thi đấu ngày hôm nay sẽ có lời nhắc bạn đăng nhập vào tài khoản router.
Sau khi đã đăng nhập xong, bạn có thể dễ dàng tìm được tùy chọn kiểm tra danh sách các thiết bị đang kết nối trên trang chủ cấu hình của router. Tùy chọn này thường nằm trong mục Wireless và có tên là “Connected devices” hay “Client list”,… Nếu các thiết bị máy tính và di động có tên rõ ràng thì chỉ cần vào danh sách, bạn đã có thể biết ngay ai đang kết nối mạng.
Thiết lập kênh kết nối
Các thông tin về kết nối Internet thường xuyên được cung cấp trên các trang chủ cấu hình của router. Tiêu biểu trong số đó là địa chỉ IP bên ngoài, các tùy chọn bảo mật không dây hay nhiều thông tin khác. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thay đổi kênh kết nối không dây (wireless channel) thông qua giao diện web của router. Phần lớn router ngày nay có tính năng tự động chọn kênh giúp việc thiết lập kênh trở nên tốt nhất mỗi lần khởi động thiết bị.
Xét trên phương diện kỹ thuật, hiệu năng của hệ thống mạng WiFi liên quan tới các kênh đang được thiết bị không dây đang sử dụng. Việc đổi kênh có thể đẩy mạnh tốc độ truy cập của mạng WiFi. Đồng thời, việc thiết lập cũng cần thực hiện để tránh bị nhiễu kênh do cùng băng tần.
Bình thường, mạng WiFi có khả năng sẽ bị nhiễu từ các mạng khác gần đó, nhiễu với các tín hiệu không phải sóng WiFi cùng phổ vô tuyến hay nhiễu đồng kênh ngay trong chính mạng. Trước khi tiến hành đổi kênh, bạn có thể dùng ứng dụng WiFi Analyzer cho các thiết bị Android hoặc tiện ích insider cho máy tính Windows để kiểm tra trạng thái mạng và tìm ra kênh ít bị nhiễu và tốt nhất.
Mở rộng mạng hiện hữu
Nếu bạn cần phủ sóng WiFi ra một khu vực rộng lớn, một router là không thể đủ. Lúc đó, bạn thường dùng nhiều router với các công cụ có các tính năng (được biết đến nhiều nhất là tính năng repeater) nhằm mở rộng phạm vi phủ sóng.
Tuy nhiên, trong trường hợp này, bạn không cần phải tạo các mạng không dây riêng biệt cho từng router. Với tính năng repeater, bạn có thể thiết lập để router tham gia như một bộ lặp cho mạng chính được ghép nối. Việc này giúp bạn tạo nên một mạng WiFi lớn từ nhiều router nhỏ khác nhau.
Tính năng QoS
Trong quá trình truy cập Internet, router có nhiệm vụ tải hàng trăm loại dữ liệu khác nhau. Nếu muốn ưu tiên băng thông cho một máy tính nào đó hay một dịch vụ nào đó trong mạng, bạn nên sử dụng tính năng Quality of Service (QoS). Đây cũng là một trong những cách tối ưu hóa hiệu suất hệ thống mạng.
Sử dụng QoS, bạn có thể điều chỉnh router ưu tiên băng thông cho các ứng dụng cụ thể, lấy bớt tài nguyên từ các ứng dụng khác ít quan trọng hoặc cần ít băng thông hơn. Ví dụ như việc thiết lập để các ứng dụng sao lưu đám mây chỉ chạy nền.
Khi vào trang web cấu hình của routr, bạn có thể chọn mục QoS và thiết lập cấu hình để ưu tiên băng thông mạng cho các dịch vụ cần thiết. Điều này đặc biệt hữu ích với các mạng nhiều người dùng và bạn định chặn không cho dịch vụ BiTorrent chạy để làm chậm thao tác duyệt web.
DNS động
Nếu muốn sử dụng dịch vụ web hosting trên máy tính của mình, bạn cần phải kết nối với máy tính đó qua mạng Internet. Dẫu vậy, các nhà cung cấp dịch vụ mạng ISP (Internet Service Provider) thường lại chỉ định địa chỉ IP động thường xuyên thay đổi cho một thuê bao đường truyền. Để khắc phục điều này, bạn có thể dùng dịch vụ DNS động nhằm cho phép truy cập từ bên ngoài.
Giao diện web của router thường có trang DDNS hoặc Dynamic DNS. Đầu tiên, bạn cần tạo ra một tài khoản vói dịch vụ được hỗ trợ (kiểm tra trang DDNS của router nhằm biết danh sách các dịch vụ được hỗ trợ) và lựa chọn tên máy chủ và thực hiện theo hướng dẫn cài đặt. Mỗi khi địa chỉ IP bị ISP cung cấp thay đổi, router sẽ kiểm tra bởi dịch vụ DNS động và cập nhật địa chỉ IP liên kết.