Hưng Vlog chỉ là phần nổi của tảng băng chìm
Việt Nam đứng thứ 12 trong số các quốc gia có video bị gỡ bỏ nhiều nhất khỏi YouTube |
Kể từ năm 2010,ưngVlogchỉlàphầnnổicủatảngbăngchìkq bong da hom nay Google đã đưa ra một hệ thống báo cáo minh bạch để cung cấp cho người dùng biết về số lượng video đã bị gỡ bỏ trên YouTube và lý do vì sao chúng bị gỡ bỏ. Theo báo cáo tính đến năm 2019, Google nhận được 348 yêu cầu từ Việt Nam và đã gỡ bỏ hơn 15,000 nội dung, đạt tỷ lệ 81% đáp ứng yêu cầu của cơ quan quản lý.
Phần lớn các nội dung bị yêu cầu gỡ bỏ trong số này đến từ YouTube, nền tảng gây tranh cãi rất nhiều những năm qua không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn cầu. Thống kê trên toàn thế giới trong quý II/2020 cho thấy YouTube đã gỡ bỏ 11,4 triệu video, nhưng chỉ hơn 550.000 video được chủ động gỡ bỏ bởi người dùng, bị cắm cờ hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý ở các nước sở tại.
Đáng chú ý, con số 11,4 triệu video bị gỡ bỏ trong quý II vừa qua là con số kỷ lục tính trong khoảng 3 năm trở lại đây. Nó cho thấy YouTube phụ thuộc rất lớn vào hệ thống kiểm duyệt tự động bằng AI và thường bỏ lọt rất nhiều video xấu độc. Tính riêng ở Việt Nam, có tới hơn 222.000 video đã bị gỡ bỏ trong quý II/2020, đứng thứ 12 trên toàn cầu.
Tính trong 1 năm trở lại đây, thứ hạng cao nhất của Việt Nam là hạng 6 với hơn 260.000 video đã bị gỡ bỏ ở quý III/2019. Các nước thường xuyên nằm trong nhóm dẫn đầu là Mỹ, Ấn Độ, Brazil, Hà Lan và Nga.
Ngoài ra, báo cáo của Google cũng có số liệu thống kê về các bình luận và các kênh YouTube đã bị gỡ bỏ. Tuy nhiên, không có báo cáo độc lập cho từng quốc gia ở hạng mục này.
Hai video bị gỡ của Hưng Vlog chỉ là một phần rất nhỏ trong số hàng triệu video bị gỡ bỏ trên YouTube hàng quý |
Hiện vẫn chưa có số liệu thống kê ở quý III/2020, nhưng từ hai video mà Hưng Vlog đã chủ động gỡ bỏ cho thấy con số này chỉ là một phần rất nhỏ trong số các video độc hại đang tràn lan trên YouTube. Hơn thế nữa, Hưng Vlog chỉ chịu gỡ bỏ clip sau khi Sở TT&TT Bắc Giang vào cuộc, xử phạt YouTuber này số tiền tương ứng 7,5 triệu và 10 triệu đồng sau hai lần vi phạm liên tiếp chỉ trong vòng 1 tháng trở lại đây.
Các clip này là “Troll em gái, em trai ăn nồi cháo gà nguyên lông và cái kết” đăng tải hôm 05/09 và “Troll lấy cắp tiền, đập bể heo đất của em gái, em trai đi ăn chơi và cái kết” đăng lên YouTube vào ngày 03/10.
Cả hai clip bị yêu cầu gỡ bỏ vì cung cấp, chia sẻ thông tin không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc, theo điểm b, khoản 1, điều 101, Nghị định số 15/2020/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bưu chính, Viễn thông, Tần số vô tuyến điện, Công nghệ thông tin và Giao dịch điện tử.
Sau Nguyễn Văn Hưng, một YouTuber nổi tiếng gây tranh cãi khác là Nguyễn Thành Nam cũng đã chủ động gỡ bỏ 6 video bị đánh giá là phản cảm, không có tính giáo dục, từng bị người xem chỉ trích rất nhiều suốt thời gian qua.
Tuy vậy, vẫn còn quá sớm để nói rằng môi trường YouTube ở Việt Nam đã trong sạch trở lại. Theo các chuyên gia, chừng nào YouTube vẫn còn giữ chế độ đề xuất video dựa vào view và tự động chạy (autoplay) các video theo nội dung ngẫu nhiên, chừng đó các video xấu độc vẫn còn cách để lan tỏa tới nhiều người xem hơn nữa.
Phương Nguyễn
Vì sao video 'nồi cháo gà nguyên lông' của Hưng Vlog lại viral?
Bị đánh giá là phản cảm, không phù hợp với thuần phong mỹ tục, nhưng thể loại video chơi khăm thường rất dễ viral khi đánh trúng vào tâm lý của một bộ phận người xem.