Dự án 8B Lê Trực
Đây có lẽ là dự án tốn nhiều giấy mực của báo chí nhất năm 2016 khi một dự án xây dựng ở vị trí trọng yếu của Thủ đô lại vướng những sai phạm nghiêm trọng. Lãnh đạo Hà Nội và Thủ tướng Chính phủ đã phải lên tiếng yêu cầu xử lí dứt điểm các sai phạm tại tòa nhà này.
Dự án số 8B Lê Trực |
Theo báo cáo của Hà Nội đây là dự án có nhiều sai phạm nghiêm trọng trong quá trình triển khai thi công, xây dựng toà nhà, cả trong giai đoạn chưa cấp phép lẫn khi công trình đã được cấp phép xây dựng.
Những vi phạm xây dựng của Chủ đầu tư bao gồm quy mô, khối tích công trình cả về chiều cao và chiều rộng là vi phạm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hình dáng công trình và không gian kiến trúc khu vực.
Lãnh đạo Hà Nội khẳng định sẽ kiên quyết xử lý sai phạm theo đúng quy định, nhất là xử lý về chiều cao công trình, khoảng lùi, khoảng giật và hình thái không gian kiến trúc công trình, theo đúng thiết kế và Giấy phép xây dựng đã được cấp. Lãnh đạo thành phố cũng cam kết sẽ xem xét xử lý trách nhiệm các tổ chức và cá nhân có liên quan để xảy ra vi phạm trong trật tự xây dựng.
Tuy nhiên, việc tháo dỡ phần sai phạm của công trình liên tục bị đình trệ và đến nay việc cắt ngọn phần thi công sai phép của dự án vẫn chưa hoàn thành.
Dự án Thanh Hà Cienco 5
Khu đô thị Thanh Hà gồm 2 dự án thành phần tọa lạc trên địa phận hai xã Phú Lương (dự án Thanh Hà A) và xã Cự Khê (dự án Thanh Hà B) do Cienco 5 làm chủ đầu tư gồm 2 khu Thanh Hà A, Thanh Hà B, quy mô diện tích 388ha.
Theo quy hoạch trước đây, dự án Thanh Hà sẽ được xây dựng theo tiêu chuẩn đô thị sinh thái, với không gian cây xanh và diện tích mặt nước chiếm tỷ lệ lớn. Trong thời kỳ sốt nóng trước đây của thị trường địa ốc , dự án Thanh Hà từng được rất nhiều nhà đầu tư bất động sản quan tâm.
Dự án khu đô thị Thanh Hà đã về tay tập đoàn Mường Thanh |
Sự quan tâm đặc biệt của khách hàng khiến dự án này từng vướng vào không ít vụ tranh chấp, lừa đảo. Trong đó, nổi bật nhất là vụ bán khống đất nền Dự án Thanh Hà của Công ty 1/5, dẫn tới việc hàng loạt lãnh đạo của công ty này vào tù, trong đó có mức án nặng nhất là chung thân.
Cuối tháng 4, thông tin về việc Tập đoàn Mường Thanh của "đại gia điếu cày" Lê Thanh Thản mua 95% cổ phần của Cienco 5 Land, qua đó gần như nắm quyền chi phối dự án khu đô thị Thanh Hà được công bố đã làm nóng thị trường địa ốc Hà Nội.
Dự án này đã có nhiều tranh cãi về pháp lý giữa Cienco 5 và Cienco 5 Land. Đặc Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an đã có văn bản yêu cầu dừng hoạt động huy động vốn liên quan đến việc kinh doanh bất động sản thuộc Dự án khu đô thị Thanh Hà – Cienco 5 do có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Đầu tháng 6 vừa qua Cienco 5 Land đã bán đất nền dưới hình thức “đăng ký nguyện vọng/hứa mua tài sản” thu hút nhiều khách hàng nhà đầu tư quan tâm tới dự án. Theo đó người mua sẽ nộp 50% giá trị lô đất.
Ngay sau khi Tập đoàn Mường Thanh tiếp quản dự án, dự án đã dần hồi sinh, các hạng mục đang dần được thi công. Tháng 10-11 vừa qua những tòa chung cư đầu tiên đã được bàn giao cho người dân.
Lùm xùm tại dự án nhà ở Xã hội Rice city
Dự án Rice City dính lùm xùm trong vụ bố tổng giám đốc lọt vào danh sách được mua nhà ở xã hội.
Dự án Rice City tọa lạc tại lô đất CT4 và CT5 khu đô thị mới Tây Nam Hồ Linh Đàm do Công ty cổ phần BIC Việt Nam làm chủ đầu tư. Công trình được xây dựng trên diện tích 2.2, diện tích xây dựng hơn 80.700 m2, gồm 7 tòa chung cư cao từ 18-21 tầng, nằm ở phía Tây Nam Linh Đàm, đáp ứng nhu cầu nhà ở của 1.000 hộ dân với hơn 2.000 người.
Bố Tổng giám đốc được mua nhà tại Dự án nhà ở xã hội Rice City Linh Đàm |
Vừa qua, dự án này bất ngờ nổi đình nổi đám khi xuất hiện thông tin ông Lục Minh Kim có hộ khẩu thường trú tại số nhà 12S-BT2-X2 - Bắc Linh Đàm, khu BT2 là khu biệt thự cao cấp bậc nhất Bắc Linh Đàm, xài sim ngũ quý, song lại thuộc đối tượng đạt điểm hiếm trong danh sách mua NƠXH tại dự án Rice City của BIC VN.
Điều đáng nói, ông Lục Minh Kim lại là bố đẻ bà Lục Thị Mai Trang - Tổng Giám đốc và ông Lục Minh Hoàn - Phó Tổng giám đốc của Công ty CP BIC Việt Nam.
Cụ thể, trong danh sách được mua nhà xã hội đợt 2 tại dự án Rice City đăng tải tại Sở Xây dựng Hà Nội, ông Kim là một trong 5 người (trong tổng số hơn 500 người) có điểm số cao nhất (từ 96 - 100 điểm) được xét duyệt vào danh sách này.
Trao đổi với báo chí, ông Lục Minh Hoàn xác nhận thông tin trên và cho biết, đây hoàn toàn là nguyện vọng cá nhân của ông Lục Minh Kim. Về quy trình tiếp nhận hồ sơ và xét duyệt hồ sơ cho ông Lục Minh Kim mua nhà ở xã hội tại dự án Rice City, ông Lục Minh Hoàn khẳng định "hoàn toàn đúng quy trình".
Chung cư Dolphin Plaza thế chấp ngân hàng
Đã nhận sổ đỏ sau khi mua căn hộ Dolphin Plaza (Hà Nội), song khi mang giấy tờ này đi thế chấp vay vốn ngân hàng, chủ nhà lại nhận được thông báo về việc tòa nhà đã được chủ đầu tư thế chấp từ trước.
Dự án Dolphin Plaza bị chủ đầu tư thế chấp ngân hàng, khách hàng không hề hay biết |
Sự việc nêu trên bắt nguồn từ phản ánh của một cư dân toà nhà Dolphin Plaza (đường Nguyễn Hoàng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) khi bà cho biết đã mua một căn hộ tại đây và thanh toán đầy đủ. Căn hộ cũng được Sở Tài nguyên & Môi trường cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng (sổ đỏ). Tuy nhiên gần đây do nhu cầu vay vốn, chủ căn hộ đã làm các thủ tục thế chấp tại ngân hàng. Sau khi kiểm tra, nhân viên nhà băng cho biết toà nhà đã bị chủ đầu tư mang thế chấp.
Trao đổi với báo chí về sự việc này, bà Nguyễn Thị Mai Ren – Giám đốc Công ty Cổ phần TID khẳng định, đơn vị này có quyền thế chấp các tài sản thuộc sở hữu của mình mà không làm ảnh hưởng tới quyền lợi của khách hàng.
Trong công văn phát đi chiều ngày 21/7, TID cho rằng các căn hộ đã bán, đã thu tiền đều được giải chấp. Và thực tế khách hàng đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, đồng thời nhận được đầy đủ các quyền lợi liên quan.
"Ngân hàng và chủ đầu tư khẳng định mối quan hệ tín dụng giữa hai bên không ảnh hưởng tới quyền lợi của khách hàng, và chưa từng xảy ra bất kỳ khiếu kiện, mâu thuẫn quyền lợi về vấn đề này", đại diện TID khẳng định.
Mai Trang Tower: siêu dự án xây dựng không phép, “cắm” ngân hàng
Tọa lạc trên khu đất vàng địa chỉ 16 Phạm Hùng, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, dự án cao ốc Mai Trang Tower do Công ty TNHH Mai Trang làm chủ đầu tư. Theo phê duyệt ban đầu, dự án có có diện tích 6.695 m2, bao gồm 2 tòa tháp cao 37 tầng (33 tầng nổi + 04 tầng hầm). Vị trí đắc địa là lý do dự án được cả các nhà đầu tư và khách mua nhà săn đón.
Sau hàng loạt sai phạm, dự án Mai Trang Tower đổi chủ, có tên mới Sunshine Center |
Tuy nhiên, do năng lực quản lý và tình hình tài chính yếu kém của Công ty TNHH Mai Trang, dự án này liên tục bị phản ánh việc thực hiện xây dựng khi chưa có giấy phép và phải dừng xây dựng khi Đội Thanh tra Xây dựng quận Nam Từ Liêm đề nghị UBND phường Mỹ Đình 2 đình chỉ công trình trên, cấm các phương tiện vận tải chuyên chở vật tư, vật liệu và người lao động vào thi công công trình.
Đối với sai phạm tại đây, Đội Thanh tra Xây dựng quận Nam Từ Liêm đã có văn bản gửi Chánh thanh tra Sở Xây dựng, UBND quận Nam Từ Liêm báo cáo việc xử lý vi phạm trật tự xây dựng tại dự án này và chủ đầu tư bị phạt 50 triệu đồng.
Mới đây nhất, Sở Tài nguyên - Môi trường Hà Nội đã công bố danh sách 34 dự án BĐS thế chấp ngân hàng gây xôn xao trong giới đầu tư bất động sản thủ đô. Thống kê từ Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội, tính đến ngày 29/7/2016 trong số 34 dự án bị chủ đầu tư đang đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất hình thành trong tương lai thì dự án Mai Trang Tower số 16 Phạm Hùng cũng nằm trong danh sách.
Sau hàng loạt những vụ "bê bối", mới đây, dự án Mai Trang Tower đã "lột xác" tái xuất thị trường với tên gọi mới là Sunshine Center cho một chủ đầu tư mới triển khai thực hiện dự án. Được biết, đơn vị chủ đầu tư này là một cái tên khá lạ lẫm trong giới địa ốc Hà Nội. Doanh nghiệp này đang là một ẩn số đáng ngạc nhiên khi đổ tiền thâu tóm thành công Mai Trang Tower trong khoảng thời gian rất ngắn và bất ngờ đổi tên dự án mới thành Sunshine Center.
Hoàng Anh(tổng hợp)
" alt=""/>Các dự án bất động sản tai tiếng nhất 2016Hôm 18/8, Tổng thống Mỹ Donald Trump đánh giá Oracle là “công ty tuyệt vời” và chắc chắn đủ khả năng xử lý vụ mua bán hoạt động của TikTok tại Mỹ. Ông cũng gọi đồng sáng lập kiêm Chủ tịch Larry Ellison là “vĩ nhân”. Ellison, người giầu thứ 6 tại Mỹ theo xếp hạng của Forbes, là người ủng hộ Trump và đã tổ chức gây quỹ cho Tổng thống tại tư gia trong năm 2020 bất chấp phản đối của nhân viên.
Bình luận của Trump đưa ra sau khi Financial Times đưa tin Oracle gia nhập đường đua thôn tính TikTok tại Mỹ. Chính quyền Trump cho TikTok hạn chót 15/9 để tìm người mua nếu không muốn bị cấm vận. Cũng trong ngày 18/8, Trump một lần nữa nhắc tới việc Ngân khố Mỹ nên được hưởng một phần từ giao dịch vì chính quyền của ông giúp cho thương vụ có thể xảy ra.
Oracle không phải công ty duy nhất muốn có TikTok. Trước đó, Microsoft công khai đang đàm phán để mua TikTok tại Mỹ, Canada, Australia, New Zealand từ ByteDance. Twitter cũng là một người mua tiềm năng. Tuy nhiên, Oracle có liên hệ chặt chẽ hơn với Nhà Trắng hơn các đối thủ còn lại.
Theo các chuyên gia, Oracle muốn mua TikTok không phải chuyện quá kỳ lạ. Gã khổng lồ phần mềm doanh nghiệp được cho là đang bàn bạc với Sequoia, General Atlantic – những công ty đang nắm cổ phần trong TikTok – để đánh bại Microsoft. Dù TikTok không “ăn rơ” với tệp khách hàng hiện tại của Oracle nhưng họ lại có thứ mà bất kỳ ai cũng muốn: dữ liệu.
Theo chuyên gia địa chính trị Abishur Prakash, khi đưa dữ liệu TikTok lên máy chủ Oracle, Oracle có thể tìm đường vào các ngành công nghiệp mới. Oracle không có ứng dụng mạng xã hội để sáp nhập TikTok nhưng về lý thuyết, có thể dùng dữ liệu khách hàng mà TikTok thu thập được để cải thiện sản phẩm tiếp thị.
Với hơn 2 tỷ lượt tải trên toàn cầu, nền tảng người dùng khổng lồ của TikTok cũng hấp dẫn với Oracle vì TikTok là nguy cơ trực tiếp với Facebook. “Trong thế giới hậu Covid, mọi doanh nghiệp đều muốn làm mới bản thân. Trong lĩnh vực địa chính trị công nghệ, không chỉ có rủi ro mà còn có cả cơ hội. Oracle có lẽ có ý riêng để tận dụng TikTok mà chưa tiết lộ với thị trường”, Prakash nhận định.
Dù vậy, Oracle hay Microsoft mua được TikTok hay không còn phụ thuộc vào ByteDance. Theo Matthew Brennan, chuyên gia mạng xã hội tại Bắc Kinh, công ty hoàn hảo đối với ByteDance phải có túi tiền đủ sâu để đưa ra mức giá hậu hĩnh. Họ cũng phải đủ tốt về công nghệ để điều hành tất cả trí tuệ nhân tạo tiên tiến mà TikTok đang sở hữu nhưng phải đủ yếu về di động để tránh trở thành đối thủ tương lai của ByteDance. Xét theo các tiêu chí này, Oracle dường như phù hợp hơn Microsoft.
Không rõ ByteDance muốn thoái vốn khỏi TikTok tại một số thị trường cụ thể hay trên toàn cầu. Công ty được cho là đang đàm phán với đại gia Reliance Industries để bán TikTok tại Ấn Độ. Động thái của ByteDance có thể khiến Microsoft không hài lòng khi họ có đủ năng lực để vận hành các tài sản của TikTok ngoài Trung Quốc.
Về phần Oracle, một số nhà quan sát vẫn khó hiểu với sự quan tâm của Oracle dành cho TikTok. Timothy Armoo, CEO Fanbytes, cho rằng thương vụ không có nghĩa lý gì nếu nhìn từ lăng kính doanh nghiệp nhưng bắt đầu có chút ý nghĩa nếu nhìn vào quan hệ bạn bè giữa Ellison và Trump. Ellison luôn bày tỏ sự ủng hộ đối với Tổng thống Mỹ hiện tại.
Quyết định cuối cùng nằm ngoài sự kiểm soát của các bên. Thay vào đó, nó ở trong tay của tòa án Trung Quốc, theo Prakash. Ông nhận xét Bắc Kinh đang ở thế khó xử, nếu can thiệp thì nghi ngờ về việc chính phủ kiểm soát doanh nghiệp sẽ lên cao. Tuy nhiên, nếu không can thiệp thì họ sẽ phải ngồi yên chứng kiến doanh nghiệp công nghệ trong nước bị vây hãm trên toàn cầu.
Du Lam (Tổng hợp)
Theo Financial Times, Oracle đang đàm phán mua TikTok, ứng dụng video ngắn của ByteDance Trung Quốc.
" alt=""/>Ông Trump ủng hộ Oracle mua TikTok