Chồng bắt ốc, hái rau nuôi vợ ung thư vú, 2 con thơ nguy cơ nghỉ học
Cắt bỏ ngực nhưng tế bào ung thư tiếp tục di căn
Chị Nguyễn Thị Ngọc Huyền (SN 1992,ồngbắtốcháiraunuôivợungthưvúconthơnguycơnghỉhọlich bong hom nay ngụ xã Đại Thành, TP Ngã Bảy, Hậu Giang) phát hiện bị ung thư vú năm 2019. 5 năm chung sống với căn bệnh quái ác, chị Huyền đã 2 lần cắt bỏ cả vú trái và phải, nhưng tế bào ung thư tiếp tục di căn khiến sức khỏe của chị ngày càng suy kiệt.
Ngồi bên chiếc giường cũ kỹ, chị Huyền buồn rầu kể, lúc mới phát bệnh chị thường bị sốt, tiêu chảy, nghĩ là bệnh cảm thông thường nên chỉ mua thuốc uống.
Các trận sốt ngày một nhiều, kèm theo ói mửa, sụt cân bất thường nên anh Võ Quang Minh (SN 1982, chồng chị Huyền) mới đưa vợ lên Cần Thơ khám bệnh.
Sau nhiều đợt xét nghiệm, bác sĩ kết luận chị Huyền bị ung thư vú và phải phẫu thuật cắt bỏ ngực trái tiến hành xạ trị, hóa trị.
"Lúc biết tin bị ung thư vú, tôi suy sụp và ngất xỉu. Tôi liên tục đặt ra câu hỏi tại sao mình bị căn bệnh này. Rồi tôi lại sợ bản thân có chuyện gì, con cái phải chịu cảnh mồ côi", chị Huyền bật khóc.
Nhận "án tử", chị Huyền tuyệt vọng, không màng chuyện ăn uống, chữa bệnh. Người nhà thấy thế khuyên bảo, chị nhìn con cái, nghĩ về tương lai các con nên dũng cảm chiến đấu với bệnh tật.
Lần đầu điều trị, chị Huyền phải phẫu thuật cắt bỏ vú trái rồi hóa trị, xạ trị. Những tưởng như thế sẽ khỏi bệnh, ai ngờ một năm nay, tế bào ung thư di căn sang ngực phải.
Cách đây 2 tuần, chị Huyền vừa làm xong phẫu thuật cắt vú phải đồng thời hóa trị, xạ trị theo phác đồ. 2 lần phẫu thuật đau đớn, đến lúc hóa trị chị chỉ dám sử dụng thuốc rẻ vì không đủ kinh phí.
"Mỗi lần vô, thuốc hành dữ lắm. Những lúc đó, tôi chỉ muốn chết đi vì đau đớn không chịu nổi, nhưng nghĩ về con, nên tôi ráng sống tiếp. Hiện giờ hóa trị 16 lần, nhưng hạch ở nách vẫn chưa hết", chị Huyền rầu rĩ nói.
Quần quật làm đủ nghề nhưng chỉ kiếm được vài đồng bạc lẻ
Vợ chồng chị Huyền có 2 người con, cháu lớn là Võ Thị Trâm Anh (lớp 7A2, trường THCS Đại Thành) và cháu nhỏ Võ Gia Bảo (lớp 3B, trường Tiểu học Lý Tự Trọng). Trước khi bạo bệnh, vợ chồng chị Huyền có cuộc sống êm đềm, làm thuê kiếm sống, đủ xoay xở qua ngày.
Từ ngày chị Huyền bị căn bệnh ung thư vắt kiệt sự sống, không khí gia đình hết sức ảm đạm, trì trệ. Anh Minh chỉ biết bất lực thở dài, không biết làm cách nào để giúp vợ hết đau đớn, khổ sở.
Anh Minh làm phụ hồ nhưng không được đều đặn, vì thường xuyên phải chở vợ đi khám, vô hóa chất, thành thử người ta ngại thuê. Để có tiền đong gạo và lo cho 2 con học hành, anh Minh thường mò cua, bắt ốc đem bán. Còn tiền chữa bệnh cho vợ thì chủ yếu mượn người thân, họ hàng.
"Nhiều đêm tôi thức trắng vì không kiếm được nhiều tiền lo cho vợ con, đến căn nhà hiện tại đã cũ, mưa dột đủ chỗ cũng không có tiền sửa. Giờ chỉ ước ao có tiền trị bệnh cho vợ, lo cho 2 con ăn học tới nơi tới chốn", anh Minh nghẹn ngào bày tỏ.
Dù bệnh tật nhưng chị Huyền vẫn gắng gượng phụ giúp chồng chăm lo nhà cửa, hôm nào khỏe chị luộc ốc, lể đem bán kiếm đồng ra đồng vào với hy vọng lo cho con cái được bữa ăn tử tế.
Nhưng cái nghèo, cái khổ chẳng buông tha. Sự giúp đỡ của cha mẹ, anh em họ hàng cũng có giới hạn. Căn bệnh của chị Huyền ngày một nặng, nợ nần cứ thế tăng dần mà không biết đến khi nào vợ chồng mới trả hết.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, bà Võ Thị Tuyết Huệ, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã Đại Thành xác nhận, hoàn cảnh nhà chị Huyền thuộc diện khó khăn của địa phương.
Mỗi tháng, chị Huyền được nhận trợ cấp 750.000 đồng. Ngoài ra, gia đình được hỗ trợ bảo hiểm y tế miễn phí; 2 cháu Trâm Anh và Gia Bảo cũng được hỗ trợ học bổng, tiếp sức đến trường.
"Phần sức của địa phương cũng có hạn, không thể giúp chị Huyền chữa hết bệnh. Địa phương rất mong báo Dân trí sẽ làm cầu nối gắn kết với nhà hảo tâm, mạnh thường quân, giúp đỡ chị Huyền vượt qua nghịch cảnh", bà Huệ nói.
本文地址:http://slot.tour-time.com/news/448f498565.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。