Chương trình cũng được hoàn thiện về nội dung dạy học khi lần đầu tiên nội dung nhạc cụ và hợp xướng được đưa vào chương trình.
Chương trình vừa có nội dung tích hợp (lý thuyết âm nhạc), vừa có nội dung phân hóa (nhạc cụ); vừa là môn học bắt buộc (từ lớp 1 đến lớp 9), vừa là môn học lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12). Chương trình có hướng mở, để tác giả SGK và giáo viên vận dụng linh hoạt, tránh quá tải.
Ảnh minh họa: Thanh Hùng. |
Chương trình tập trung phát triển năng lực thẩm mỹ và năng lực âm nhạc, với 4 thành phần: thể hiện âm nhạc, cảm thụ âm nhạc, phân tích và đánh giá âm nhạc, sáng tạo và ứng dụng âm nhạc.
Chương trình có những đổi mới về phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, ví dụ đọc nhạc theo ký hiệu bàn tay, bộ gõ cơ thể, hát bè,...
Chương trình có điều chỉnh tên một vài nội dung, ví dụ: hát, đọc nhạc, thường thức âm nhạc, câu chuyện âm nhạc,...
Chương trình môn Âm nhạc giúp học sinh: Nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mỹ và tình yêu âm nhạc, có đời sống tinh thần phong phú, hình thành và phát triển những phẩm chất cao đẹp; trải nghiệm và khám phá nghệ thuật âm nhạc thông qua nhiều hình thức hoạt động, phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác; hình thành và phát triển các năng lực âm nhạc đặc thù dựa trên nền tảng kiến thức và kỹ năng âm nhạc phổ thông, qua đó phát triển năng lực tự chủ và tự học; nhận thức được sự đa dạng của thế giới âm nhạc và mối liên hệ giữa âm nhạc với văn hoá, lịch sử, xã hội cùng các loại hình nghệ thuật khác, hình thành ý thức bảo vệ và phổ biến các giá trị âm nhạc truyền thống; phát huy tiềm năng hoạt động âm nhạc, phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Môn Âm nhạc giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực thẩm mỹ thể hiện ở lĩnh vực âm nhạc như sau:
Thể hiện âm nhạc: Biết tái hiện, trình bày hoặc biểu diễn âm nhạc thông qua các hoạt động hát, đọc nhạc, chơi nhạc cụ, đánh nhịp, vận động,... với nhiều hình thức và phong cách.
Cảm thụ âm nhạc: Biết thưởng thức và cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của âm nhạc, được thể hiện trong tác phẩm hoặc một bộ phận của tác phẩm. Biểu lộ thái độ và cảm xúc bằng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ cơ thể.
Phân tích và đánh giá âm nhạc: Biết vận dụng kiến thức, kỹ năng, tư duy âm nhạc để phân tích và đánh giá về các phương tiện diễn cảm của âm nhạc và phong cách biểu diễn.
Sáng tạo và ứng dụng âm nhạc: Biết vận dụng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm âm nhạc vào thực tiễn; ứng tác và biến tấu, đưa ra những ý tưởng hoặc sản phẩm âm nhạc hay, độc đáo. Hiểu và sử dụng âm nhạc trong các mối quan hệ với lịch sử, văn hóa và các loại hình nghệ thuật khác.
Nghe nhạc là một hoạt động phổ biến trong giáo dục âm nhạc
Hát là một nội dung phổ biến và xuyên suốt chương trình môn Âm nhạc, gồm: bài hát tuổi học sinh, dân ca Việt Nam, bài hát nước ngoài, hợp xướng. Nội dung hợp xướng chỉ được học ở trường THPT.
Nhạc cụ là nội dung mang tính phân hóa, gồm: chơi tiết tấu (từ lớp 1), chơi giai điệu (từ lớp 4), chơi hòa âm (từ lớp 6). Tùy theo điều kiện thực tiễn của nhà trường (phương tiện dạy học, năng lực giảng dạy), giáo viên có thể dạy học sinh chơi bộ gõ cơ thể, nhạc cụ tự làm, nhạc cụ Việt Nam (trống nhỏ, song loan, thanh phách, sáo trúc, tiêu, đàn nguyệt, nhạc cụ phổ biến ở địa phương,...) hoặc nhạc cụ nước ngoài (melodica, recorder, ukulele, harmonica, guitar, keyboard,...).
Nghe nhạc là một hoạt động phổ biến trong giáo dục âm nhạc, gồm nghe nhạc không lời và nghe nhạc có lời. Nội dung và yêu cầu cần đạt về nghe nhạc được tích hợp trong tất cả các phân môn, đặc biệt là ở phần học về tác giả và tác phẩm.
Đọc nhạc gồm các nội dung: đọc mẫu âm đơn giản ở giọng Đô trưởng theo ký hiệu bàn tay (từ lớp 1), đọc giai điệu ở giọng Đô trưởng theo ký hiệu ghi nhạc (từ lớp 4), đọc giai điệu ở giọng Đô trưởng hoặc La thứ (từ lớp 6),...
Lý thuyết âm nhạc là những kiến thức cơ bản, phổ thông và mang tính ứng dụng, làm nền tảng cho các hoạt động thực hành âm nhạc, gồm các nội dung: ký hiệu âm nhạc và các loại nhịp, kiến thức bổ sung. Lý thuyết âm nhạc không học riêng mà tích hợp trong các nội dung: hát, nhạc cụ, đọc nhạc. Học sinh chỉ học lý thuyết sau khi đã được trải nghiệm qua thực hành. Đây là thay đổi để khắc phục tình trạng dạy học lý thuyết khô khan và nặng nề.
Thường thức âm nhạc gồm: tìm hiểu nhạc cụ, câu chuyện âm nhạc, tác giả và tác phẩm, hình thức biểu diễn, thể loại và cấu trúc âm nhạc, âm nhạc và đời sống. Các nội dung được bố trí dạy học phù hợp với khả năng nhận thức và năng lực của học sinh trong từng cấp học.
Ảnh minh họa. |
Chương trình có thêm nội dung nhạc cụ
Theo Ban Phát triển các chương trình môn học (Bộ GD-ĐT), bởi việc học nhạc cụ làm bối cảnh học tập trở nên đa dạng hơn, vừa giúp học sinh phát triển năng lực âm nhạc (nghe, hát, đọc nhạc) và năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, vừa để giảm bớt lý thuyết, tăng cường thực hành và nâng cao tính ứng dụng.
Thông qua nhạc cụ, môn học giúp học sinh được học bằng đa giác quan, có thể tận hưởng tiết học Âm nhạc một cách thú vị, nâng cao sự trải nghiệm âm nhạc, thể hiện cảm xúc theo những cách khác nhau, khác với cách hát thông thường.
Nhiều học sinh không có khả năng ca hát, một số em đến độ tuổi 12 - 14 thường bị vỡ giọng, nhạc cụ sẽ là phương tiện để các em học tập và thể hiện bản thân.
Học nhạc cụ còn góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa và hội nhập quốc tế, thông qua việc học những nhạc cụ Việt Nam và nhạc cụ nước ngoài.
Giáo viên nên linh hoạt sử dụng các quy trình âm nhạc
Căn cứ vào nội dung dạy học, yêu cầu cần đạt, thời lượng và đặc điểm của lớp học, giáo viên nên linh hoạt sử dụng các quy trình âm nhạc (nghe - đọc - tái hiện - phản ứng - sáng tạo - trình diễn - phân tích, đánh giá - ứng dụng) cho phù hợp và hiệu quả.
Ở tiểu học, cần tập trung phát triển cảm xúc thẩm mỹ và tình yêu âm nhạc. Cần lựa chọn các hoạt động học tập phù hợp với sở thích và nhận thức của học sinh: nghe nhạc, vận động, chơi các trò chơi, kể chuyện,... Cần thiết kế các hoạt động trải nghiệm và khám phá âm nhạc tích hợp nhiều nội dung và hoạt động.
Ở THCS sẽ tập trung phát triển các kỹ năng âm nhạc cơ bản. Cần lựa chọn các hoạt động học tập phù hợp với hứng thú và nhận thức của học sinh: nghe nhạc, vận động, đánh giá, phân tích, sáng tạo, ứng dụng,... Cần thường xuyên củng cố và vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học từ tiểu học.
Ở THPT sẽ tập trung nâng cao và hoàn thiện kỹ năng thực hành, dàn dựng và biểu diễn âm nhạc. Cần lựa chọn các hoạt động học tập phù hợp với phong cách cá nhân, tạo thói quen luyện tập âm nhạc hằng ngày, hình thành định hướng thẩm mỹ và định hướng nghề nghiệp.
Thời lượng dạy học (từ lớp 1 đến lớp 9) của chương trình Âm nhạc mới vẫn là 35 tiết/năm như chương trình hiện hành. Chương trình mới kế thừa khoảng 60% nội dung chương trình hiện hành, gồm các phần: mục tiêu, nội dung dạy học, chuẩn kiến thức và kỹ năng, phương pháp dạy học,... Như vậy, giáo viên âm nhạc hiện nay có thể giảng dạy và đáp ứng được 60% về nội dung và yêu cầu của chương trình mới. Trong thời gian tới, các giáo viên cần được tập huấn để hoàn thành giảng dạy chương trình này.
Chương trình mới đưa thêm nội dung nhạc cụ, do đó tác giả biên soạn SGK cần giảm bớt thời lượng dạy học một số nội dung khác, ví dụ: ôn tập bài hát, lý thuyết âm nhạc, đọc nhạc. Đồng thời nên sử dụng hát làm trục chính, một số nội dung khác (nghe nhạc, đọc nhạc, chơi nhạc cụ, thường thức âm nhạc, lý thuyết âm nhạc) sẽ được thiết kế xoay quanh trục này; bảo đảm số lượng bài hát, bài đọc nhạc, bài học nhạc cụ trong sách giáo khoa tương đương nhau, liên kết với nhau và dễ thực hiện.
Các trường THPT có thể mời giảng viên, nghệ nhân về dạy
Các trường THPT hiện nay chưa có giáo viên âm nhạc và ở bậc THPT, Âm nhạc là môn lựa chọn, không bắt buộc tất cả học sinh học, do đó, không nhất thiết tất cả các trường phải có ngay và có đủ giáo viên Âm nhạc. Các trường cũng có thể mời giảng viên trường nghệ thuật, mời nghệ nhân hoặc giáo viên Âm nhạc ở THCS giảng dạy một số nội dung phù hợp.
Các Sở GD-ĐT nên chọn một số trường THPT để thí điểm việc triển khai giảng dạy Âm nhạc trước khi nhân rộng.
Theo Ban phát triển chương trình môn học, các thầy cô cần tiếp tục phát huy những ưu điểm về phương pháp dạy học đang vận dụng, đồng thời nên nhìn nhận tích cực trước sự thay đổi của chương trình môn Âm nhạc mới. Chương trình mới xây dựng những bối cảnh học tập đa dạng, với sự phong phú về nội dung và các hoạt động học tập, nhằm đáp ứng các nhu cầu, sở thích của học sinh; tạo được cảm xúc, niềm vui và hứng thú trong học tập. Có thể một số thầy cô sẽ băn khoăn về nội dung nhạc cụ, tuy nhiên các loại nhạc cụ như melodica, recorder, ukulele,... đều là những nhạc cụ có âm thanh chuẩn xác, dễ chơi, dễ hòa tấu. Đa số giáo viên âm nhạc có thể chơi được những nhạc cụ này trong thời gian ngắn học tập.
Các thầy cô cần tìm hiểu, tham khảo và vận dụng một số nội dung và phương pháp dạy học mới như: đọc nhạc theo ký hiệu bàn tay, bộ gõ cơ thể, hát bè,... Bằng kinh nghiệm riêng của mỗi người, cần tạo nên những giờ học Âm nhạc thú vị và sinh động, giúp học sinh được nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mỹ và tình yêu âm nhạc, để các em có đời sống tinh thần phong phú, lành mạnh.
Trên đây là những nét tóm lược về chương trình môn Âm nhạc. Dự thảo chương trình môn học này sẽ được Bộ GD-ĐT giới thiệu trong tháng 1 để nhận các ý kiến đóng góp.
Thanh Hùng
Ở chương trình phổ thông mới, Tin học là môn bắt buộc có phân hóa, xuyên suốt từ lớp 3 đến lớp 9. Ở cấp THPT, Tin học là môn học được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh.
" alt=""/>Chương trình môn Âm nhạc sẽ lần đầu tiên được dạy ở cấp THPTViệc Apple chuyển sang nguồn vi xử lý sản xuất tại Mỹ sẽ là chỉ báo cho thấy sự đa dạng hoá đáng kể chuỗi cung ứng ngoài Đài Loan của công ty.
“Chúng tôi đã quyết định mua lại 1 nhà máy tại Arizona và nhà máy này có thể bắt đầu hoạt động vào năm 2024, có thể là sớm hơn”, Tim Cook cho hay.
Trước đó, TSMC cũng công bố kế hoạch mở nhà máy tại Arizona vào năm 2024 tập trung sản xuất các loại chip sử dụng công nghệ tiên tiến nhất. Đầu tháng này, công ty đúc chip Đài Loan thông báo đang chuẩn bị xây dựng thêm 1 nhà máy nữa tại đây, do “nhu cầu mạnh mẽ từ khách hàng”.
Intel, gã khổng lồ bán dẫn Mỹ, cũng có các xưởng đúc tại Arizona và cho biết họ muốn giành hợp đồng sản xuất chip cho Apple.
Tại cuộc họp nội bộ, CEO Tim Cook nói rằng 60% vi xử lý toàn cầu đang do Đài Loan cung cấp. Các quan chức Mỹ lo lắng việc những công ty như Apple, thuê chế tạo linh kiện hiện đại và đắt tiền từ Đài Loan có thể gặp rủi ro và hỗn loạn trong trường hợp khủng hoảng tại khu vực diễn ra.
Apple thực hiện phần lớn quá trình lắp ráp cuối cùng cho iPhone và những thiết bị khác ở Đại lục, nhưng họ lấy linh kiện từ nhiều quốc gia khác nhau, gồm cả ở Mỹ và Đài Loan. Ngoài ra, Tim Cook cho biết công ty đang xem xét mua vi xử lý từ các nhà máy tại châu Âu.
Thế Vinh(Theo CNBC)
" alt=""/>Apple dần thoát ly “mắt xích” Đài Loan trong chuỗi cung ứng chipTại Twitter, Musk đang dựa vào các đồng minh thân cận và nhân viên trung thành để quyết định xem ai bị loại bỏ và ai được giữ lại. Ông cũng yêu cầu họ tìm hiểu mọi thứ có thể về Twitter nhanh chóng, từ mã nguồn đến quản trị nội dung và yêu cầu bảo mật dữ liệu để thiết kế lại nền tảng.
Musk tự nhận là người ủng hộ tự do ngôn luận song phải cân bằng giữa cá tính với trách nhiệm pháp lý và kinh doanh. Trong lá thư công khai gửi nhà quảng cáo tuần trước, ông khẳng định Twitter“tuyệt đối không trở thành địa ngục miễn phí cho tất cả mọi người, nơi có thể nói mọi thứ mà không lãnh hậu quả”.
Không rõ các kỹ sư Tesla sẽ phân chia thời gian thế nào giữa hai nơi. Thông thường, khi làm việc cho một công ty khác của Musk, họ sẽ được trả lương cố vấn. Một số nhân viên sẽ có chức vụ toàn thời gian tại nhiều hơn một nơi. Chẳng hạn, Phó Chủ tịch Vật liệu Tesla Charlie Kuehmann cũng là Phó Chủ tịch SpaceX.
Theo hai nhân viên Tesla giấu tên, họ chịu áp lực phải hỗ trợ các dự án ở công ty khác của ông chủ mà không được trả lương vì nó giúp ích cho sự nghiệp hoặc công việc ấy được xem như hỗ trợ giao dịch, dự án liên quan.
Đánh giá mã nguồn và ca làm việc 12 tiếng
Cuối tuần qua, một số nhân viên Twitter tiết lộ với CNBC rằng các nhân viên Tesla tại Twitter tham gia vào việc đánh giá mã nguồn, ngay cả khi kỹ năng của họ khi làm cho Autopilot và các phần mềm Tesla khác không đúng với ngôn ngữ cũng như hệ thống xây dựng và duy trì mạng xã hội.
Chẳng hạn, hầu hết kỹ sư tại các hãng xe không có kinh nghiệm thiết kế và vận hành các công cụ tìm kiếm, nền tảng được công chúng sử dụng rộng rãi. Twitter có nhiều codebase với hàng triệu dòng code và vô số hệ thống 10 hay thậm chí 100 truy vấn mỗi giây (QPS). Tại Tesla, Python là một trong những ngôn ngữ được yêu thích, còn lập trình viên Twitter dùng Scala.
Twitter cũng chịu nhiều quy định quốc tế về phát ngôn thù địch, quyền riêng tư dữ liệu như GDPR của EU.
Nhân viên Twitter được yêu cầu cho nhóm của Musk xem tất cả tài liệu kỹ thuật để chứng minh giá trị và công việc của họ trong công ty. Họ có nguy cơ mất việc nếu không gây ấn tượng. Họ lo lắng sẽ bị sa thải mà không có cảnh báo hay lý do gì. Vài người lo sợ không được thưởng cổ phiếu vào tuần đầu tháng 11.
Trong khi đó, nhân viên Twitter nói không nhận được kế hoạch cụ thể nào từ Musk hay nhóm của ông, hầu hết đều mù mờ về việc cắt giảm nhân sự trong các bộ phận, ngân sách và chiến lược dài hạn.
Dù vậy, Musk đưa ra các hạn chót gần như bất khả thi với một vài đầu việc. Chẳng hạn, ông ra lệnh thiết kế lại phần mềm đăng ký thuê bao Twitter Blue và hệ thống xác minh (tick xanh) và hoàn thành ngay trong tuần đầu tháng này. The Verge đưa tin Musk muốn tăng giá lên 20 USD/tháng và chỉ cấp tick xanh cho những tài khoản trả tiền, thu hồi huy hiệu với những ai không đăng ký Twitter Blue.
Quản lý tại Twitter chỉ đạo một số nhân viên làm ca 12 tiếng, 7 ngày/tuần để đáp ứng thời hạn sít sao của Musk mà không nhắc đến lương làm ngoài giờ hay bảo mật công việc. Có hoàn thành công việc vào đầu tháng hay không là bước ngoặt trong sự nghiệp của họ tại đây.
Trong không khí bất mãn và lo sợ, nhiều nhân viên Twitter dừng liên lạc với nhau qua hệ thống nội bộ về các vấn đề công việc. Vài kênh liên lạc Slack gần như im lặng. Theo CNBC, Musk và cộng sự lại đang lục lọi tin nhắn lưu trữ trong hệ thống để tìm kiếm người cần sa thải hay những dự án cần loại bỏ.
Tối 30/10, Musk đăng ảnh chụp màn hình một tin nhắn nội bộ từ tháng 5/2022 của Giám đốc Toàn vẹn và An toàn Yoel Roth lên Twitter cho 112 triệu người theo dõi xem. Thời điểm đó, Musk đang muốn rút khỏi thương vụ mua Twitter. Tại tòa và trước công chúng, ông liên tục chỉ trích “chim xanh” làm giả số liệu về tài khoản ảo, giả mạo.
Sau khi công khai tin nhắn nội bộ này, Musk tố cáo Ban quản trị Twitter đang che giấu các bằng chứng trước tòa. Ông còn úp mở: “Đừng chuyển kênh, sẽ còn nữa…”.
Du Lam (Theo CNBC)
" alt=""/>Elon Musk huy động hàng chục thân tín tại Tesla cho vụ tiếp quản Twitter