Đây sẽ là đợt công bố thứ 2 về gia hạn hiệu lực số đăng ký,ốcnguyênliệulàmthuốcsắpđượcgiahạnsốđăngkýgiá vàng trực tiếp sau đợt 1 vào đầu tháng 6 với hơn 6.200 thuốc, nguyên liệu làm thuốc, sinh phẩm y tế được gia hạn.
Ông Nguyễn Hoàng Long, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính của Bộ Y tế, hôm qua cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2022, Bộ Y tế đã cấp giấy đăng ký lưu hành cho 963 thuốc.
Hồi đầu tháng 6, Cục Quản lý Dược thông báo gia hạn cho 6.251 thuốc, nguyên liệu làm thuốc nước ngoài; thuốc, nguyên liệu sản xuất trong nước, vaccine và sinh phẩm y tế thuộc nhóm hết hạn đăng ký lưu hành từ ngày 30/12/2021 đến trước 30/6/2022.
Cụ thể, hơn 6.200 loại này gồm: 4.631 thuốc sản xuất trong nước, 1.427 thuốc nước ngoài và 193 vắc xin, sinh phẩm y tế. Các thuốc điều trị được gia hạn thuộc nhiều chuyên khoa khác nhau như thuốc điều trị bệnh đường hô hấp, dạ dày, kháng sinh, thuốc hạ sốt giảm đau...
Trong cuộc họp giữa Bộ Y tế và các địa phương, bệnh viện về tình trạng thiếu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế, diễn ra ngày 29/6, ông Long cho hay trong 34 sở y tế gửi báo cáo về Bộ Y tế, có tới 28 Sở và 12 bệnh viện tuyến trung ương kêu thiếu thuốc.
Các loại thuốc thiếu gồm: thuốc kháng sinh dự trữ dùng để điều trị bệnh nhân nặng; thuốc gây nghiện; thuốc hướng tâm thần; một số thuốc tim mạch, điều trị tăng huyết áp, thuốc điều trị sốt xuất huyết, thuốc nhãn khoa, vị thuốc cổ truyền.
Lý giải nguyên nhân thiếu thuốc, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương nói một phần do đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng, một số nước thay đổi chính sách...
Tuy nhiên, bà Hương cũng thẳng thắn nhìn nhận lý do chính là chậm đấu thầu tập trung; chưa đàm phán giá thuốc sát với thị trường; chậm gia hạn đăng ký thuốc, chưa tích cực thúc đẩy mua thuốc, thiết bị, vật tư.
Ngoài ra, một số cán bộ địa phương sợ trách nhiệm, không dám làm; phối hợp giữa các bên chưa chặt chẽ.
Hôm qua, 29/6, Văn phòng Chính phủ ban hành công văn truyền đạt chỉ đạo của Thường trực Chính phủ về việc khẩn trương đấu thầu tập trung thuốc ở Trung ương. Đồng thời, giao Bộ Y tế nâng cao năng lực dự báo nhu cầu về thuốc, thiết bị, vật tư y tế để chủ động có kế hoạch đầu tư, mua sắm.
Theo chỉ đạo của Thường trực Chính phủ, Bộ Y tế cần ban hành quy định mới về điều kiện, tiêu chuẩn, tiêu chí với thiết bị y tế; đẩy mạnh phân cấp việc cấp phép, nâng cao năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong mua sắm của tuyến dưới.
Bộ Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính rà soát tổng thể quy định hiện hành liên quan mua sắm thuốc, vật tư, sinh phẩm y tế; chủ trương xã hội hóa, hợp tác công tư lĩnh vực y tế và có giải pháp tháo gỡ. Các đơn vị xây dựng dự thảo nghị quyết về vấn đề này; trình Chính phủ xem xét với những giải pháp vượt thẩm quyền.
Bộ Y tế cho hay đang tập trung đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận đăng ký thuốc, giải quyết các hồ sơ tồn đọng theo đúng quy định.
Cơ quan này cũng phối hợp với Bộ Tài chính để sớm ban hành Thông tư thay thế Thông tư số 277/2016/TT-BTC có mức phí đăng ký thuốc phù hợp, tăng thù lao chi trả cho chuyên gia; nghiên cứu sửa đổi Luật Dược; tổ chức các đơn vị thẩm định hồ sơ độc lập.
Cùng đó, Bộ sẽ cấp phép nhanh nhất khi có đề nghị của các cơ sở nhập khẩu, cơ sở khám chữa bệnh đối với các thuốc hiếm về nguồn cung, sử dụng cho bệnh hiếm, nhu cầu điều trị của bệnh viện…
Thanh Hiền