Họ cảm thấy không đạt được như thỏa thuận và đang yêu cầu các trường phải tính toán lại.
“Chúng tôi đang trả tiền cho các dịch vụ mà trường không cung cấp”, Dhrumil Shah, người đang theo học chương trình thạc sĩ ngành Y tế công cộng tại ĐH George Washington nói.
Chàng trai 24 tuổi này hiện đang phải phụ thuộc một phần vào các khoản vay để trang trải học phí cho chương trình học hai năm của mình ở thủ đô Mỹ. Vài ngày nữa, anh sẽ nhận bằng tốt nghiệp, nhưng lễ tốt nghiệp truyền thống sẽ không diễn ra.
Shah đã ký đơn kiến nghị yêu cầu trường phải bồi hoàn lại một số khoản tiền. “Tôi nghĩ chất lượng dịch vụ đã giảm”, chàng trai đến từ Chicago nói.
Ít nhất 50 trường học Mỹ bị kiện vì việc tính toán học phí trong mùa dịch
Shah không phải là trường hợp duy nhất đưa ra kiến nghị này. Nhiều sinh viên than thở rằng họ đã đánh mất những trải nghiệm tại đại học Mỹ. Họ không có những buổi chiều đầy nắng, chơi ném đĩa trong khuôn viên trường hay không có các lớp học trong phòng thí nghiệm hiện đại.
Sinh viên Molly Riddick cũng ký vào bản kiến nghị yêu cầu trường học của cô là ĐH New York phải bồi thường các khoản phí cho sinh viên.
“Dù ĐH New York có phản ứng thế nào đi chăng nữa thì đơn giản, họ không thể cung cấp một chương trình đào tạo ngành nghệ thuật biểu diễn đầy đủ qua Zoom”, cô nói.
Một số sinh viên đã đưa sự bất bình của mình về vấn đề học phí lên tòa án. Trong một khiếu nại, Adelaide Dixon cáo buộc ĐH Miami trao bằng tốt nghiệp có giá trị thấp hơn thông thường.
Vì thế, cô đã thay mặt 100 sinh viên kiện trường học và đòi bồi thường hàng triệu USD. Ít nhất 50 trường đại học, cao đẳng ở Mỹ bị sinh viên kiện vì lý do tương tự.
Đại diện các trường đại học cho biết, họ đang bị rơi vào một tình huống khó khăn và chưa từng có do đại dịch gây ra. Mặc dù, một số trường đại học đã hoàn trả một phần chi phí thuê ký túc xá cho sinh viên, nhưng chưa có trường nào hoàn trả toàn bộ phần học phí cho học kỳ xuân.
Vấn đề trở nên tồi tệ hơn khi họ không chắc chắn điều gì sẽ xảy ra vào cuối mùa hè hoặc đầu mùa thu khi học kỳ mới sẽ bắt đầu. Liệu 20 triệu sinh viên ở Mỹ có trở lại trường?
“Tôi hy vọng có thể quay trở lại trường”, Ashwath Narayanan (19 tuổi), sinh viên ĐH George Washington nói.
Nam sinh cho biết lãnh đạo trường hứa sẽ có hướng dẫn cụ thể trong vòng 10 ngày tới. Dù vậy, Narayanan thừa nhận bản thân đã chuẩn bị tinh thần cho việc không thể quay trở lại trường.
“Nhiều sinh viên và gia đình đã bị giảm thu nhập. Khả năng chi trả cho việc học đại học cũng sẽ giảm”, ông Ted Mitchell, Chủ tịch Hội đồng Giáo dục Mỹ nêu vấn đề trong một bức thư gửi Quốc hội.
Ông dự đoán số lượng tuyển sinh trong năm học tiếp theo sẽ giảm 15%. Điều đó đồng nghĩa với việc các trường sẽ thất thu khoảng 23 tỷ USD.
Trong khi những đại học hàng đầu của Mỹ như Harvard, Yale hay Stanford vẫn còn nguồn vốn cùng cơ hội vay kinh phí hoạt động thì các trường nhỏ có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ phá sản nếu việc tuyển sinh trượt dốc.
Trường Giang (Theo Straits Times)
- Bộ GD-ĐT yêu cầu nguyên tắc là chia sẻ khó khăn giữa các cơ sở giáo dục và phụ huynh.
" alt=""/>Hơn 50 trường học Mỹ bị kiện vì học phí trong mùa dịch CovidLỗ hổng Zero-day trên Zalo từng được VinCSS phát hiện và khắc phục
Cụ thể, vào đầu tháng 8/2021, tin tặc đã đăng tin rao bán nhiều lỗ hổng bảo mật nhằm chiếm đoạt tài khoản người dùng Zalo và Zalo Pay - ứng dụng chat, thanh toán phổ biến số 1 Việt Nam với hơn 100 triệu người dùng. Các chuyên gia đánh giá, nếu làm chủ được các lỗ hổng này, tin tặc có thể truy cập dễ dàng vào tài khoản người dùng Zalo và xem được hết tin nhắn, hình ảnh, dữ liệu riêng tư trong thời gian dài mà nạn nhân không hề hay biết!
Ngay sau đó, lỗ hổng này đã được các chuyên gia bảo mật của Công ty Dịch vụ An ninh mạng VinCSS phát hiện và cảnh báo kịp thời, giúp Zalo khắc phục và không để lại hậu quả đáng tiếc nào. Thông tin về lỗ hổng bảo mật và quá trình khắc phục xử lý được VinCSS công bố rộng rãi trong cộng đồng, trở thành tài liệu tham khảo cho doanh nghiệp, những người quan tâm an ninh mạng cũng như nhắc nhở người dùng tăng cường cảnh giác.
Theo VinCSS, công ty an ninh mạng thuộc Tập đoàn Vingroup, trong vòng ba năm qua, đội ngũ chuyên gia của công ty này đã phát hiện hơn 100 lỗ hổng bảo mật trong nhiều sản phẩm công nghệ, phần mềm và cả các nền tảng, dịch vụ trực tuyến nổi tiếng, phổ biến toàn cầu. Riêng năm 2021, VinCSS đã phát hiện 40 lỗ hổng bảo mật, trong đó có đến 37 lỗ hổng ở mức nghiêm trọng trở lên. Đáng chú ý, những “ông lớn” công nghệ Microsoft, Adobe, Oracle… cũng góp mặt trong danh sách có sản phẩm, phần mềm chứa điểm yếu được VinCSS phát hiện, công bố.
Bên cạnh các lỗ hổng ảnh hưởng trực tiếp đến người dùng cuối, VinCSS còn phát hiện nhiều điểm yếu bảo mật cho phép tin tặc lợi dụng tấn công vào doanh nghiệp, tổ chức lớn. Đơn cử chuyên gia Đặng Thế Tuyến, nhân vật liên tục được Microsoft vinh danh trong bảng vàng các nhà nghiên cứu bảo mật tiêu biểu giai đoạn 2020 – 2021, đã phát hiện 26 lỗ hổng bảo mật, bao gồm 5 lỗ hổng trong ManageEngine - nền tảng giám sát, quản trị doanh nghiệp phổ biến hàng đầu thế giới - do Tập đoàn Zoho (Ấn Độ) cung cấp. Nền tảng này nếu bị tấn công sẽ gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng cho khách hàng toàn cầu, trong đó có gần 10 ngân hàng lớn và những tập đoàn, doanh nghiệp công nghệ, tài chính, bất động sản, bảo hiểm… top đầu thị trường.
Hiện tại, Việt Nam đang thăng hạng rất nhanh trong giới nghiên cứu an toàn thông tin toàn cầu, nhờ sở hữu nhiều chuyên gia bảo mật thường xuyên đứng top đầu các bảng xếp hạng của Microsoft hay Bugcrowd (nền tảng tìm kiếm lỗ hổng bảo mật lớn nhất). Các chuyên gia bảo mật Việt Nam cũng đạt nhiều chứng chỉ danh giá của SANS (Mỹ) - Học viện đào tạo bảo mật top thế giới, và mới đây nhất là đoạt giải tại Pwn2Own - cuộc thi tấn công mạng uy tín nhất thế giới.
Bên cạnh đó, nhiều sản phẩm bảo mật Make in Vietnam cũng được ra đời trong thời gian qua. Các doanh nghiệp cung cấp các giải pháp bảo mật trong nước đã liên tục nghiên cứu để đưa ra các sản phẩm, cũng như giải pháp giúp các doanh nghiệp bảo vệ dữ liệu của mình, nhất là trong thời điểm đang đẩy mạnh chuyển đổi số. Với việc đưa tất cả lên mạng, đòi hỏi doanh nghiệp phải có các giải pháp bảo vệ dữ liệu một cách hiệu quả trước những nguy hiểm luôn rình rập trên môi trường mạng. Đặc biệt, một số giải pháp bảo mật của Việt Nam đã được quốc tế ghi nhận như Virus Bulletin của CMC.
Sự ghi nhận quốc tế cũng khẳng định năng lực và những nỗ lực của các doanh nghiệp an toàn thông tin nội, góp phần bảo vệ sự an toàn và ổn định của không gian mạng trong thời đại 4.0.
Lê Mỹ
Gặp nữ thủ khoa Hà Nội nhận thưởng 10.000 USD khi "săn" 9 lỗ hổng bảo mật thông tin: "Sau 11 giờ đêm là mình không làm việc nữa".
" alt=""/>Chuyên gia Việt phát hiện hơn 100 lỗ hổng bảo mật trong nhiều sản phẩm công nghệ