Chủ tịch nước: 'Quốc gia muốn phát triển phải có nền giáo dục chất lượng cao'
Với vùng sâu,ủtịchnướcQuốcgiamuốnpháttriểnphảicónềngiáodụcchấtlượlịch thi đấu việt nam vùng xa, giáo dục là con đường tốt nhất để thoát nghèo, làm chủ vận mệnh
Tại lễ khai giảng sáng nay ở Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Gia Lai, chia sẻ của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng chứa đựng nhiều nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết của giáo dục ở mảnh đất này.
Chủ tịch nước cho hay Gia Lai là một địa bàn có vị trí chiến lược rất quan trọng, việc phát triển giáo dục đào tạo là một nhiệm vụ có tính chất căn bản, nền tảng để thực hiện các nhiệm vụ khác trong tương lai.
Vì vậy, ông Thưởng đề nghị cấp ủy, chính quyền và các ban, ngành của tỉnh bước vào năm học mới tiếp tục quán triệt và thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo.
Các ban ngành thực hiện tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước trong triển khai chính sách giáo dục đối với con em đồng bào dân tộc thiểu số, xây dựng và phát triển các trường dân tộc nội trú, bán trú, các trường phổ thông có học sinh ở bán trú để tích cực trong việc xóa mù chữ đối với đồng bào dân tộc ở vùng sâu, vùng xa.
Chủ tịch nước cũng chia sẻ những tình cảm gửi gắm tới các thầy cô giáo, học sinh và các bậc phụ huynh trên cả nước nhân dịp khai giảng không phải chỉ với cương vị Chủ tịch nước mà còn là tình cảm “của một người cũng từng đi học như các em học sinh, từng có thời gian đứng trên bục giảng như các thầy cô và cũng có thời gian làm quản lý địa phương”.
Qua đó, ông Thưởng bày tỏ sự trăn trở và kỳ vọng các cơ quan ban, ngành, các bậc phụ huynh và xã hội cùng chung tay chăm lo cho sự nghiệp giáo dục đào tạo nước nhà.
Theo Chủ tịch nước, việc thành lập hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú nói riêng và coi trọng việc giáo dục cho con em đồng bào dân tộc thiểu số nói chung là chủ trương thể hiện tư duy và tầm nhìn chiến lược của Đảng và Nhà nước. Đây là chủ trương mang tính thời sự và ý nghĩa thực tiễn rất sâu sắc.
“Nếu làm tốt việc giáo dục - đào tạo cho con em đồng bào dân tộc thiểu số chúng ta sẽ tạo được nền tảng căn cơ, vững chắc để thực hiện tốt các nhiệm vụ khác. Đối với vùng sâu, vùng xa và con em đồng bào dân tộc thiểu số, tôi nghĩ rằng giáo dục và đào tạo là con đường tốt nhất để thoát khỏi đói nghèo, để vươn lên làm chủ vận mệnh, làm chủ cuộc đời mình trong tương lai.
Đối với địa bàn, nếu làm tốt giáo dục đào tạo, đặc biệt cho đồng bào dân tộc thiểu số, cũng góp phần tạo nền tảng để xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cho hệ thống chính trị, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội...”, ông Thưởng nhấn mạnh.
Chủ tịch nước cũng cho hay, do xuất phát điểm, điều kiện sống của các học sinh dân tộc thiểu số không được thuận lợi như học sinh miền xuôi, thành thị, vì thế, cùng một chương trình giáo dục, nhà trường và các thầy cô phải đặc biệt coi trọng về phương pháp giáo dục, giảng dạy; phải kiên trì, bền bỉ, chắc chắn, có phương pháp sư phạm phù hợp với từng lớp, từng lứa tuổi, thậm chí từng em.
“Nhiệm vụ của các thầy cô giáo là làm sao để cho các em học sinh phát triển được cá tính độc đáo, sáng tạo trong mỗi em. Để mỗi em có thể khám phá ra năng lực thực sự của bản thân, năng khiếu và mục tiêu muốn hướng tới trong cuộc đời, từ đó phấn đấu và rèn luyện”.
Nhà trường và chính quyền địa phương phải quan tâm để tạo ra một môi trường vừa học vừa hành; bên cạnh các chương trình học trên lớp, có cả những hoạt động lao động, tăng gia sản xuất, vui chơi, giải trí... từ đó giúp các em nhận thức rõ và đầy đủ hơn về nhiệm vụ học tập và sự phát triển toàn diện của bản thân, xác định rõ mục tiêu phấn đấu của mình trong tương lai.
Bên cạnh nhiệm vụ dạy và học, Chủ tịch nước cũng mong muốn nhà trường thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách của nhà nước đối với học sinh; phải không ngừng chăm lo, quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của các học sinh, cũng như các thầy cô giáo.
“Tôi mong các em học sinh luôn coi ngôi trường Phổ thông dân tộc nội trú mà mình đang học như là ngôi nhà của mình, luôn trân trọng, nhớ ơn các thầy cô giáo. Tôi luôn mong rằng, khi rời ngôi trường này, các em sẽ trở thành những công dân tích cực, đóng góp thật nhiều cho sự phát triển của địa phương, của vùng Tây Nguyên.
Mong sao trong số các em, ai cũng thành tài và trong số thành tài, sẽ có nhiều em tiếp nối sự nghiệp cao quý là trở thành các thầy cô giáo để tiếp tục truyền cho thế hệ sau những kiến thức, kỹ năng, phẩm chất”, ông Thưởng nói.
'Tương lai tươi sáng của Tổ quốc trong ước mơ, hoài bão cao đẹp của các em'
Trước đó, nhân dịp khai giảng năm học mới, Chủ tịch nước cũng gửi thư tới các học sinh, sinh viên, thầy cô giáo, cán bộ quản lý, người lao động toàn ngành Giáo dục.
Trong thư, Chủ tịch nước viết khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, “sánh vai với các cường quốc năm châu” chỉ đạt được khi đất nước có những công dân có trí tuệ và phẩm giá, biết yêu gia đình, Tổ quốc, đồng bào mình; sống tử tế và làm việc hiệu quả; dám bảo vệ lẽ phải, dũng cảm và tỉnh táo chống lại những điều xấu, cái ác.
“Tôi luôn đặt niềm tin vào các em. Tôi nhìn thấy tương lai tươi sáng của Tổ quốc mình trong sức sống căng tràn và trong những ước mơ, hoài bão cao đẹp của các em”, Chủ tịch nước viết.
Chủ tịch nước cũng nhấn mạnh Đảng và Nhà nước ta luôn xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu. Giáo dục, rèn luyện các học sinh là nhiệm vụ chung của nhà trường - gia đình và xã hội. Một quốc gia muốn phát triển phải có nền giáo dục chất lượng cao và đầu tư cho giáo dục chính là đầu tư cho phát triển bền vững.
“Tôi mong các cô giáo, thầy giáo hãy luôn giữ vững niềm đam mê, tâm huyết với nghề, bản lĩnh vượt qua mọi trở ngại, khó khăn, đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp trồng người cao quý.
Tôi mong các bậc phụ huynh, vì tương lai con em mình, hãy đồng hành với nhà trường và xã hội trong giáo dục, chăm lo cho các em”.
Thư của Chủ tịch nước được gửi trong bối cảnh năm học 2023-2024, ngành giáo dục tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025...
Bộ GD-ĐT mới đây cũng đã ban hành 12 nhiệm vụ cho năm học 2023-2024 để thực hiện chủ đề cũng như các mục tiêu đặt ra. Tuy nhiên, một trong những nỗi lo lớn nhất của ngành giáo dục ở thời điểm hiện tại là việc thiếu hơn 118.000 giáo viên các cấp.
Theo thống kê, hiện nay cả nước còn thiếu 118.253 giáo viên, tăng thêm 11.308 người thiếu so với năm học 2021-2022 (cấp mầm non tăng 7.887 người, cấp tiểu học tăng 169 người, cấp THCS tăng 1.207 người, cấp THPT tăng 2.045 người).
Bên cạnh đó chính sách, chế độ đãi ngộ đối với ngũ giáo viên còn hạn chế; điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học các trường vùng sâu, vùng xa đang thiếu thốn... vẫn là một số thử thách buộc ngành giáo dục phải tháo gỡ.
Nụ cười của cô Thu 'Tắk Pổ' trong lễ khai giảng ở ngôi trường có 31 học sinh
Lễ khai giảng năm học mới tại ngôi trường có 31 học sinh trên rẻo cao tỉnh Quảng Nam diễn ra bình dị, ấm áp trong sáng mùa thu.相关文章
Nhận định, soi kèo Công an Hà Nội vs SLNA, 19h15 ngày 18/1: Đối thủ yêu thích
Hư Vân - 17/01/2025 18:40 Việt Nam2025-01-20Soi kèo góc Eintracht Frankfurt vs Dortmund, 2h30 ngày 18/1
Phạm Xuân Hải - 17/01/2025 05:25 Kèo phạt góc2025-01-20
最新评论