Make up trong chương trình Bước nhảy hoàn vũ 2012, Siêu mẫu 2012, Hoa hậu Thế giới người Việt 2010, Đồ rê mí
Giải nhất : I diffirent 2009
Quản lý của nhiều hot girl.
Không hề né tránh những câu hỏi trực tiếp về cuộc sống và chuyện yêu người thế giới thứ 3, Khang đã có buổi trò chuyện thẳng thắn với chúng tôi.
Chào Hoàn Khang. Bạn có thể chia sẻ với độc giả chuyện giới tính của mình, bạn biết mình là “gay” từ bao giờ và đối mặt với việc ấy thế nào?
Từ nhỏ, Khang đã cảm nhận được sự khác biệt trong cơ thể. Bạn bè cũng trêu nhưng lúc đó còn lờ mờ lắm, đến lớp 10, mạng internet bùng nổ, Khang mới có cơ hội tìm hiểu thêm về “căn bệnh” chẳng bao giờ nói ra của mình. Cho đến một đêm, Khang nằm mơ “quan hệ” với một người con trai thì mình mới hoang mang thực sự. Lúc ấy, vì sợ nên Khang cũng cố chối bỏ sự thật, cũng thử thích một hai người con gái để cho “giống bình thường”.
Cặp đôi không ngại ngần bày tỏ tình cảm trước ống kính
Nhưng rõ ràng đó là một cách khủng khiếp, đến năm lớp 11, Khang biết mình không thể chối bỏ con người thật nữa. Cộng thêm tìm hiểu xung quanh nên khi đó, Khang biết chắc mình là “gay”. Khang bắt đầu chia sẻ với vài người bạn thân chứ chưa dám công khai vì bạn biết đó, khi ấy dư luận không “thoáng” như bây giờ đâu.
Mình bắt đầu dần thể hiện giới tính thật, tuy nhiên không dám công khai vì thú thực, bản thân mình chịu thế nào cũng được, nhưng để gia đình, người thân phải nghe đàm tiếu xung quanh thì không đành. Người ngoài nhiều khi không hiểu về giới tính thứ 3, họ nói rằng “Ôi thằng pede đấy!” với giọng miệt thị. Vì sợ như thế nên sau đó Khang dần từng bước sống thật với con người, không còn che đậy như hồi nhỏ, nhưng mọi chuyện diễn ra một cách nhẹ nhàng, không ồn ào. Mình nghĩ đó cũng là một cách tốt để mọi người xung quanh chấp nhận giới tính thật.
Sau đó, Khang đã trải qua bao nhiêu mối tình đồng tính trước khi đến với người yêu bây giờ?
Khang đã trải qua 3 mối tình. 2 người trong số đó đều không “đi đến đâu” do người ta phải lập gia đình. Dù là người đồng tính, yêu cùng giới nhưng trong cuộc sống, họ vẫn phải dùng cách nào đó che đậy, vẫn phải lấy vợ sinh con. Đó thực sự là nỗi đau không chỉ của riêng họ đâu.
Trên Facebook của bạn, tràn ngập ảnh bạn và người yêu rất hạnh phúc. Bạn quen người yêu qua hoàn cảnh nào?
Khang quen người yêu hiện tại qua mạng xã hội, biết nhau hơn 1 năm rồi nhưng sau đó Khang mới chủ động nói chuyện với Phát. Phát sinh năm 1993, sống ở TP.HCM, bọn mình lúc ấy nói chuyện qua Facebook.
Khang luôn cảm thấy may mắn vì có được Phát ở bên mình.
Khi đó, mỗi khi bị stress trong công việc, mình lại tìm đến Phát để chat, trò chuyện thâu đêm. Cứ thế, dần dần được nói chuyện với nhau trở thành thói quen. Sau đấy, Khang vào Sài Gòn làm việc nên có cơ hội gặp Phát. Phải nói là trúng ngay tiếng sét ái tình (Cười). Ngoại hình đẹp của Phát, rồi cách nói chuyện gần gũi, quan tâm tình cảm lắm, đã khiến mình không cưỡng nổi. Và cứ thế yêu thôi!
Từ nhỏ, Khang là người thiếu thốn tình cảm. Hoàn cảnh gia đình nên Khang ở với mẹ và chỉ có mẹ là người thân yêu nhất. Chính vì thế, khi yêu, Khang luôn coi trọng người yêu. Đối với mình, sống tình cảm là điều quan trọng nhất, có tình cảm, người ta sẽ có động lực để làm việc, phấn đấu. Những thứ khác như vật chất, tiền tài rồi cũng thay đổi, làm sao để còn lại cái tình mới là điều Khang tâm đắc.
Cùng nhau khoe hình xăm đôi.
Gặp được người yêu hiện tại, Khang cảm thấy mình quá may mắn vì hai đứa rất hợp nhau. Phát không chỉ yêu, mà còn giúp đỡ, bổ trợ Khang trong công việc.
Sau khi công khai tình cảm trên Facebook, public hoàn toàn như vậy Hoàn Khang có gặp khó khăn gì không? Dù sao dư luận vẫn chưa thực sự thoải mái với những mối quan hệ đồng tính…
Trước khi công khai giới tính của mình, Khang đã có 6 tháng gần như bị tự kỷ, loay hoay với câu hỏi “nên hay không”. Cuối cùng, mình quyết định sống đúng với con người thật, nghĩ nhiều càng làm bản thân mệt mỏi. Thay vì giải thích với từng người, Khang đã trả lời một bài phỏng vấn, Khang nghĩ đó là phương tiện đơn giản nhất để nói với gia đình, bạn bè. Gay không phải là bệnh lý, là con người của Khang, nhưng để giải thích điều ấy với những người đã sống với mình thì đâu phải chuyện dễ dàng.
Nhờ bài báo đó, Khang được thoải mái sống với giới tính thật. Con người mình cởi mở lắm, có điều gì mình cũng chia sẻ trên Facebook. Khi có người yêu, mình cũng up ảnh tình cảm của hai đứa. Ảnh cầm tay, hôn nhau, sống cùng nhau và thức dậy có người yêu bên cạnh. Lúc đầu, phản ứng của mọi người cũng dữ lắm. Nhiều người quen, đã làm việc với Khang còn hỏi những câu như “Kinh thế, sao anh lại cho ảnh này lên mạng?”… Mẹ Khang dù biết giới tính thật của mình, cũng nói “Con đừng up ảnh nữa, người ta lại kỳ thị”, mẹ vì thương Khang nên mới nói vậy. Thương mẹ, cũng thương cả bản thân mình và người yêu, Khang quyết định viết thư gửi mẹ đăng trên Facebook.
Bức thư của Hoàn Khang gửi mẹ
Trong đó, Khang nói hết chuyện tình cảm của mình, và Khang chỉ cảm thấy hạnh phúc khi được ở cạnh một người đàn ông. Mẹ xem xong thì khóc nhiều lắm, mình cũng ôm mẹ khóc. Mẹ bảo “Con hạnh phúc thì mẹ cũng hạnh phúc, mẹ luôn ủng hộ con”, đó là động lực rất lớn đối với Khang khi công khai mối quan hệ này.
Người yêu Khang cũng nói, ba mẹ sẽ luôn ủng hộ mọi quyết định của bạn ấy. Đối mặt với gia đình là điều khó khăn nhất, nhưng Khang và bạn đã vượt qua được. Còn với dư luận, xã hội, mình cũng là người từng trải, mình sẽ chấp nhận được hết.
Hiện tại thì sau một thời gian công khai quan hệ đồng tính trên Facebook, người quen, bạn bè không kỳ thị mình nữa. Họ còn chúc mừng, tỏ ra ghen tị khi thấy bọn mình quá tình cảm, quá yêu nhau. Đó phải chăng là điều may mắn, cũng là bằng chứng cho thấy dư luận bây giờ cũng không quá khắt khe với tình yêu đồng tính nữa?
Hoàn Khang hãy chia sẻ thêm về chuyện tình yêu của hai người đi?
Người yêu ở Sài Gòn, Khang ở Hà Nội nên khi Khang vào Sài Gòn hoặc người yêu ra ngoài này đều sống chung với nhau, ít khi rời nhau lắm. Cứ quấn quýt như thế nên tình cảm càng mặn nồng hơn.
"Sống thử rất quan trọng đối với Khang"
Quá trình sống chung, mình khá là từng trải nên rất trân trọng người yêu. Cũng có khi hờn dỗi, rồi ghen, như kiểu ai đó thích người yêu mình vì bạn Khang có ngoại hình đẹp, nhưng vì mình từng trải hơn, mình lớn hơn người ta nên phải cư xử khác. Nói chung là hạn chế tối đa xích mích, cãi vã. Mình chăm sóc người yêu lắm, Phát ốm, Khang cứ loay hoay ở nhà chăm sóc, mua đồ ăn, mua thuốc và cứ tí lại chạy lên xem người yêu mệt thế nào. Lúc bình thường, Phát muốn ăn gì hay đi chơi đâu, Khang đều cố gắng chiều theo để người yêu được vui.
Đổi lại, Phát sống tình cảm với Khang lắm, chia sẻ với Khang mọi điều, trong công việc cũng hỗ trợ hết mình. Ngay cả mẹ mình cũng quý mến, coi Phát như con trong nhà. Khang thấy việc sống thử bây giờ quan trọng lắm, phải ở với nhau, trải qua cuộc sống gia đình thì mới nghĩ đến chuyện lâu dài được. Tình yêu đồng tính cũng vậy, không khác tình cảm bình thường đâu.
Hai bạn có công khai tình cảm ở nơi công cộng không?
Bọn mình có làm gì mờ ám đâu mà phải che giấu? (Cười). Nhưng để tránh những cái nhìn soi mói, bọn mình chỉ ôm eo khi đi ngoài đường. Còn ôm, hay hôn nhau thì chọn nơi kín đáo một chút.
Có lần mình và người yêu cầm tay nhau ngoài phố, lập tức nhận được khá nhiều ánh mắt nhìn ngó. Khi ấy, bọn mình chỉ biết cười lại với người nhìn thôi.
Những người xung quanh luôn tò mò về chuyện "yêu nhau" của các cặp đôi đồng tính, bạn thấy thế nào?
Mọi người cứ nghĩ đồng tính là cái gì đó ghê gớm lắm, chuyện “yêu nhau” khác biệt nên họ tò mò và kỳ thị. Thật ra với người thuộc thế giới thứ 3 như bọn mình, yêu thì tất nhiên phải có “chuyện ấy” rồi. Chỉ cần cầm tay, ôm người yêu là đã có cảm xúc lắm rồi. Những lúc ở cạnh nhau riêng tư thì còn tình cảm hơn nữa.
Mình chỉ muốn nói là mọi việc đối với bọn mình cũng bình thường như các cặp đôi nam nữ khác thôi. Có tình cảm, yêu nhau thật lòng thì mới có tình dục được.
Cảm ơn Hoàn Khang về cuộc trò chuyện thú vị!
Mẹ Hoàn Khang luôn ủng hộ con trai.
rong buổi trò chuyện, chúng tôi gặp mẹ của Hoàn Khang. Cô đã chia sẻ với chúng tôi vài suy nghĩ sau khi đọc được bức thư gửi mẹ và nghe Khang tâm sự về tình yêu với người đồng giới.
"Là một người mẹ, cô không khỏi lo lắng khi thấy con mình có sự khác biệt về giới tính. Xã hội bây giờ, rồi gia đình họ hàng không phải ai cũng thông cảm đâu, cô chỉ sợ người ta kỳ thị, dè bỉu Khang. Ngay cả các anh em trong nhà vẫn phản đối việc Khang công khai giới tính, công khai cả tình yêu với người đồng giới.
Nhưng cũng vì là mẹ nên cô hiểu, hạnh phúc của Khang chính là hạnh phúc của cô. Lúc đầu đọc xong bức thư con gửi trên Facebook, cô tâm sự, bày tỏ lo lắng rằng việc công khai liệu có ảnh hưởng đến công việc, bạn bè của con không. Khang khẳng định rằng không, và điều đấy làm nó hạnh phúc. Hai mẹ con ôm nhau khóc, từ đó cô quyết định sẽ ủng hộ Khang trong chuyện giới tính. Nếu bây giờ bắt nó phải ở cùng một người con gái chỉ để lấy vợ, sinh con, chắc chắn sẽ khiến con mình đau khổ. Cô sẽ không làm điều ấy như những gia đình khác".
(Theo Trí thức trẻ/Kênh 14)
" alt="Tiết lộ gây shock về mối tình đồng giới của chuyên gia trang điểm"/>
Là người trong cuộc và ủng hộ luận điểm của MC Phan Anh, tôi cho rằng Phan Anh có lý khi đề cao quyền được nói, quyền được tự do biểu đạt của mỗi người
" alt="MC Phan Anh lên tiếng về chương trình 60 phút mở"/>
LTS: Từ những gánh hàng rong, phở Nam Định đã nổi danh toàn cầu. Việc làm nên thương hiệu và giữ được vị thế của phở Nam Định là một hành trình dài, không ít gian nan.
VietNamNet giới thiệu tuyến bài về chuyện của phở Nam Định để độc giả hiểu thêm về món ăn đặc sản này.
Phở bò Nam Định - món ăn nức tiếng làm mê mẩn bao thực khách. Ảnh: Thạch Thảo
Tôi có anh bạn sang Đức từ những năm 1990, có nhà hàng lớn ở Berlin. Mỗi lần về Việt Nam, bữa sáng anh chọn luôn là phở. Đêm hôm khuya khoắt, dù đã ăn tiệc, nhậu nhẹt linh đình vẫn lọ mọ lùng phở. Khu anh ở mỗi khi về Việt Nam có đủ các hàng phở nổi tiếng, nhưng quán anh chọn luôn là phở Nam Định.
Cái ngon của phở Nam Định không cần phải bàn cãi, bởi bao nhiêu năm, món ăn đã làm mê mẩn biết bao thực khách khó tính.
Nổi danh nhất trong nhóm phở Nam Định là dòng phở Cồ (phở của những người mang họ Cồ). Nhiều thực khách cho rằng, người họ Cồ tạo ra món phở nức tiếng này. Tuy nhiên, đây là câu chuyện chưa hoàn toàn ngã ngũ. Chỉ biết rằng, dòng họ Cồ có nguồn gốc từ làng Vân Cù, xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Ngôi làng này có nhiều dòng họ và người dân ở đây có nghề bán phở từ rất lâu đời.
Những gánh hàng rong lúc nông nhàn
Tại đền Vân Cù - nơi tương truyền người dân trước khi đi xa bán phở đều đến chào và ngày trở về thường đến lễ tạ - có tài liệu ghi chép rằng, những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, khi người Pháp tới xây dựng nhà máy Dệt Nam Định, người dân làng Vân Cù đã tranh thủ lúc nông nhàn đến đây bán hàng ăn sáng.
Ban đầu là các gánh hàng bán bánh đa cua, bún xáo... Về sau, để đáp ứng nhu cầu của thực khách, những người bán hàng đã cải tiến cách chế biến món ăn, tạo ra phở bò.
Khi bát phở hình thành, người làng Vân Cù không chỉ gánh đi bán ở những bến đò, xóm công nhân xung quanh nhà máy Dệt. Họ còn gánh đi bán ở các tỉnh thành và phát triển rực rỡ ở Hà Nội.
Từ những gánh hàng rong, món ăn đã nổi danh toàn cầu nhờ những bí quyết riêng của người Nam Định. Ảnh: Thạch Thảo
Những người bán phở đầu tiên ở làng là cụ Phó Huyến, cụ Phó Tắc, cụ Lý Thử… Đến giai đoạn 1920 - 1930, làng Vân Cù có 2 người nổi danh ở Hà Nội là cụ Cồ Như Thấn và cụ Cồ Hữu Vặng.
Cụ Cồ Hữu Vặng mở lò làm bánh phở tại Hà Nội từ năm 1930. Lò này chính là nơi quy tụ những người dân làng Vân Cù lên ở nhờ rồi đi bán phở gánh.
Mỗi ngày, từ lúc 5h sáng, mỗi người lại gánh một chiếc bếp lò đỏ lửa cùng 5-10 lít nước dùng, bánh phở, thịt, gia vị và một chồng bát loại trôn nhỏ, miệng loe đi các ngõ phố.
Nói là phở gánh nhưng người Nam Định không đi bán rong. Mỗi người đều tìm cho mình một chỗ ngồi quen thuộc để bán cho khách quen. Tới khoảng 9h sáng, mọi người lại tất tả quay về nhà chung, cùng nhau chuẩn bị đồ cho chuyến phở chiều rồi bán tới 21- 22h khuya.
Dần dần, những người bán phở gánh Nam Định tự tìm thuê một địa điểm để mở cửa hàng, có bàn ghế, có quầy. Trong đó, tiêu biểu nhất là ông Cồ Như Chiêu con ông Cồ Như Thấn mở cửa hàng ở 48 Hàng Đồng từ năm 1945.
Anh Cồ Văn Tuyên bồi hồi nhớ lại kỷ niệm khi làm ở quán phở 48 Hàng Đồng. Ảnh: An Thành Đạt
Anh Cồ Văn Tuyên (SN 1973) - cháu của ông Chiêu lên bán hàng giúp bác từ năm 1989 - cho biết: “Khi đó, giá mỗi bát phở khoảng 1.000 đồng, chỉ nhà có điều kiện mới ăn phở. Cửa hàng của bác tôi khách nườm nượp. Người dân xếp hàng tới mua. Sau đó bác mở thêm cửa hàng ở phố Thuốc Bắc, phố Ngõ Gạch. Cửa hàng nào cũng đông khách”, anh Tuyên nhớ lại.
Những thế hệ làm vang danh phở Nam Định
Tiếp bước cha ông, những thế hệ tiếp theo của làng Vân Cù góp phần làm thương hiệu phở Nam Định nói chung và phở Vân Cù nói riêng phát triển mạnh mẽ trên khắp dải đất hình chữ S.
Anh Cồ Như Đồi (SN 1974, cháu nội của ông Cồ Như Đát - thợ bán phở ‘mậu dịch’ ở Lương Văn Can, Tạ Hiện, Hà Nội những năm 1950) cho biết, bản thân anh đã được chứng kiến những giai đoạn cực thịnh của phở Nam Định.
Gần 40 năm trôi qua, anh Đồi vẫn nhớ như in những ngày niên thiếu nghỉ hè được ông nội đưa lên Hà Nội phụ bán phở. Ảnh: An Thành Đạt
“Từ sáng sớm, khách đã xếp thành 2 hàng ngay ngắn để mua phở. Bên ngoài quán có một người đứng phát xu (khách muốn mua bát phở gầu người này đưa đồng xu tròn, khách mua bát phở chín người này đưa nửa đồng xu…). Sau đó, khách mang đồng xu vào quầy. Trong quầy có 3 người đứng nhận xu. Chỉ cần đưa xu là chủ hàng biết và sẽ mang đúng món khách yêu cầu. Trung bình mỗi ngày, hệ thống cửa hàng của ông nội bán 5-6 tạ bánh phở”, anh Đồi nhớ lại.
Lúc đó, anh Đồi mới 15 tuổi nhưng đã được ông nội tín nhiệm cho đứng thái thịt bò. Đây cũng là điều khiến anh rất tự hào vì thông thường, người mới vào nghề sẽ được ông bố trí làm công việc đơn giản.
Các đầu bếp chế biến phở bò tại Ngày hội phở, tháng 12/2022. Ảnh: Ngọc Vượng
“Người mới thường được ông cho chạy bàn. Khi đã làm quen và ông nhận thấy có sự chăm chỉ, khéo léo thì mới được nâng cấp lên làm những công việc đòi hỏi kỹ thuật cao như thái thịt… Miếng thịt xếp vào bát phở phải to bản và mỏng”, anh Đồi chia sẻ.
Được ông nội hướng dẫn nên từ bé anh Đồi đã có kỹ thuật thái thịt bò điêu luyện. Hiện tại, kỹ thuật thái thịt của anh đã đạt đến độ, có lúc không cần nhìn dao vẫn thái được miếng thịt bò đúng chuẩn để xếp vào bát phở.
Miếng thịt được thái to bản và mỏng. Ảnh: Thạch Thảo
Quán vài chục mét vuông, khách đứng, ngồi ăn vội
Giai đoạn 2001 - 2004, anh Đồi tự mở một quán phở bò ở Ngã Tư Sở. Quán nhỏ, chỉ vài chục mét vuông nhưng đông khách tới mức mỗi ngày anh bán hơn 2 tạ bánh phở (trung bình mỗi cân bánh phở, anh Đồi chia được 6 bát).
Nhiều khách xếp hàng chờ đến lượt mua. Có khách không có chỗ ngồi còn bê phở đứng ăn rồi vội đi làm.
Việc làm ăn khấm khá nên anh Đồi càng say nghề. Có hôm, anh chỉ ngủ được vài tiếng vì cửa hàng đông khách: “2h sáng tôi mới đi ngủ, nhưng 4h sáng đã dậy để chuẩn bị phở bán ngày mới”.
Bánh phở được người Nam Định làm thủ công. Ảnh: Ngọc Vượng
Anh Đồi không nhớ được hết các vị khách thường xuyên đến quán. Nhưng có một kỷ niệm khiến anh bất ngờ và hạnh phúc nên đến giờ vẫn nhớ như in.
“Đó là năm 2002, tôi đi du lịch Trung Quốc. Đang ở điểm du lịch thì một người đàn ông nhìn tôi rồi reo lên: Ôi, sao ông Cồ lại ở đây. Tôi ngớ người hỏi lại: Ơ, sao anh biết em? Người đó nói: Anh ăn phở nhà em suốt nên nhận ra ngay”, anh Đồi nhớ lại, vẻ mặt hãnh diện.
Sau này, cũng nhờ nghề bán phở mà anh Đồi cũng như nhiều người làng Vân Cù có cơ hội phát triển. Có người nhờ bát phở mà gặp được ý trung nhân.
Kỳ tới: Cú sốc của phở và chuỗi ngày kinh hoàng của các ông chủ ở Hà Nội
Rosé BlackPink: Tớ muốn ăn phở Việt
Trong tập 7 chương trình, khi cả nhóm BlackPink có ngày nghỉ, Rosé và Lisa đi trải nghiệm bắn cung. Trên đường đi, khi nhìn thấy tấm biển hiệu Phở Việt Nam, Rosé liên tục nói "tớ đói quá", "tớ muốn ăn phở" để thuyết phục đồng đội." alt="Cả làng kéo nhau đi bán hàng rong tạo ra món ăn nổi tiếng toàn cầu"/>
"Sự sống" về một thiếu niên hiếu thảo, quyết định tham gia vào chuyến tu hành lên núi để cầu nguyện cho sức khỏe của người mẹ đang mang trọng bệnh.
Nội dung của vở kịch khá đơn giản, thế nhưng dưới sự sáng tạo của hai vị đạo diễn tài năng và sự thể hiện diễn xuất đặc sắc của dàn diễn viên, "Sự sống" đã mang đến một câu chuyện đầy cảm xúc, ấn tượng.
Câu chuyện được kể bằng chính ngôn ngữ hình thể của diễn viên chứ không phải bằng lời nói. Bởi vậy, sự khác biệt ngôn ngữ gần như bị xóa nhòa.
Đây cũng là một vở kịch đánh dấu sự thể nghiệm nghệ thuật rất độc đáo trên sân khấu kịch. Các diễn viên không được phân vai cố định như thông thường, mà liên tục tráo đổi cho nhau. Đôi lúc, họ hóa thân thành núi, thành tảng đá gập gềnh hiểm trở bằng chính cơ thể của mình.
Đạo diễn Hiroyuky Muneshige chia sẻ, khi ông đến Việt Nam năm 2014 thì nơi ông đặt chân đến đầu tiên là Nhà hát Kịch Việt Nam và người đầu tiên ông gặp gỡ ở đây chính là NSND Anh Tú.
Vở kịch Sự sống do cố NSND Anh Tú và ông Hiroyuky Muneshige cùng đóng vai trò đồng đạo diễn.
"Trong lần gặp đó, tôi đã đặt vấn đề với NSND Anh Tú về việc liên kết dàn dựng một vở kịch giữa Nhật Bản – Việt Nam. Với ý tưởng đó, chúng tôi muốn tạo nên vở kịch để các diễn viên Việt Nam làm được những thứ mà từ trước tới giờ họ chưa bao giờ làm được.
Chúng tôi đã thống nhất, trong vở kịch này, tôi đóng vai trò bao quát chung, còn NSND Anh Tú đóng vai trò đạo diễn chính. Nhưng rất tiếc khi mọi thứ bắt đầu NSND Anh Tú đã không thể cùng đồng hành với tôi. Tôi đã vừa khóc và vừa tiến hành dàn dựng vở kịch này một mình. Tôi đã nghĩ là NSND Anh Tú sẽ chỉ đạo diễn viên làm cái này, làm cái kia… nhưng cuối cùng đã không thể thực hiện được điều đó.
Tuy nhiên, tôi vẫn rất vui mừng vì được làm việc với các diễn viên mà NSND Anh Tú đã chọn lọc. Tôi cảm thấy may mắn và hạnh phúc vì các nghệ sĩ Việt Nam tham gia bằng tâm huyết và sự cố gắng hết mình. Hiện tại, về vở kịch này cần phải tập luyện thêm. Tạm thời chúng tôi đưa vở kịch này ra tổng duyệt để mong NSND Anh Tú có thể chứng kiến được", ông Hiroyuky Muneshige nói.
Hình ảnh trong vở diễn.
Theo ông Hiroyuky Muneshige, trong 3 tháng workshop của các diễn viên Việt Nam - Nhật Bản, ông đã luyện tập cho diễn viên về cách biểu đạt thân thể thông qua việc sử dụng kỹ thuật múa, các diễn viên đã được tìm hiểu về kịch Noh, kịch Kabuki, kịch hiện đại của Nhật Bản.
Kết thúc dự án chính là sự ra đời của vở kịch ngắn “Sự sống” dựa theo nguyên tác truyện “Taniko” - Vách núi của Nhật Bản đã tồn tại 600 năm. Dựa trên câu chuyện này, các nghệ sĩ Nhà hát Kịch Việt Nam đã sáng tác ra lời thoại và Việt hoá tư tưởng để gần gũi hơn với khán giả Việt.
“Có rất ít các vở kịch của Việt Nam được giới thiệu tại Nhật Bản. Vì vậy, thông qua vở kịch này, tôi nghĩ đó là bước tiến đầu tiên cho sự liên kết giữa Việt Nam – Nhật Bản”, ông Hiroyuky Muneshige nói thêm.
Vở kịch có tất cả 15 diễn viên tham gia biểu diễn gồm: Bùi Phương Nga, Khuất Quỳnh Hoa, Mika Kumon, Ngô Thị Thuận, Tống Minh Tùng, Trịnh Mai Nguyên, Kimihiro Kitamura, Yuka Shimizu, Kuu, Nguyễn Thị Diễm Hương…
Vở kịch sẽ được tiếp túc biểu diễn tại Nhà hát Kịch Việt Nam vào lúc 20 giờ các tối 10, 11, 12/01/2019.
Tình Lê
Nghệ sĩ ôm mặt khóc tiễn biệt NSND Anh Tú
Các nghệ sĩ Minh Hằng, Lan Hương, Trung Anh, Đỗ Kỷ.... đau xót đến chia tay Anh Tú lần cuối trong lễ tang sáng 24/12.
" alt="Đạo diễn người Nhật dàn dựng lại vở kịch dang dở của NSND Anh Tú"/>
Chị Minh Huyền (Khu đô thị Mỹ Đình II) cũng ngán ngẩm khi có hàng xóm ‘đã vô ý lại còn mặt dày’.
“Mình sống ở chung cư. Tầng trên nhà mình là một cặp vợ chồng tầm 40 tuổi và một đứa con học lớp 6. Chả hiểu nhà ấy là gì mà suốt ngày gõ gõ, đập đập xuống nền nhà, gây ra âm thanh rất khó chịu. Nhiều lần không thể ngủ nổi vì những âm thanh lộc cộc ấy. Bực nhất là những ngày cuối tuần, mình thì hay ngủ nướng, nhưng nhà ấy thì 6 giờ sáng đã dậy, chả biết nhảy nhót tập thể dục hay giã cái gì đó mà cứ huỳnh huỵch. Không thể ngủ nổi.
Có lần khó chịu quá, mình lên hỏi nhà ấy đang làm gì mà tiếng động to thế thì họ chối biến, bảo ở bên cạnh hay tầng dưới làm. Đã thế khi mình về thì họ lại tiếp tục bụp, huỵch, ken két như trêu ngươi. Cái kiểu mặt dày dám làm mà không dám nhận này không thể góp ý được, có khi nói còn bị chửi oan ấy chứ”.
Nói tục và… ở bẩn
“Về nhà như cực hình”, chị Dung (Tây Hồ, HN) mở đầu câu chuyện bằng lời than thở. Chị bảo chẳng có cực hình nào như sống cạnh hàng xóm vô duyên, vô ý thức.
Chị chia sẻ: “Bên trái nhà mình, một đôi vợ chồng trẻ nhìn trí thức, đàng hoàng nhưng ở bẩn thôi rồi. Rác để chất đống mấy ngày không thèm đi đổ. Mà toàn mang ra hành lang để, cứ đi qua ngửi mùi là buồn nôn. Ở nhà không dám mở cửa vì có gió là mùi hôi thối xộc thẳng vào nhà. Mình nhắc khéo, hỏi là sao để rác chất đống thế, cô vợ mau miệng bảo ‘dồn lại đổ cho đỡ mất công’, ngán hẳn.
Đối diện nhà mình là cặp vợ chồng trung niên, người miền Trung, cả hai vợ chồng mồm miệng cứ the thé. Rất hay gây gổ, cãi lộn với nhau, mỗi lần như thế là mô, tê, răng, rứa ầm ĩ cả khu lên. Ông chồng nhà ấy thì văng tục thôi rồi, đã vậy còn nói to, nói liên mồm không ngớt. Người lớn nghe thì còn chịu được, chỉ sợ mấy đứa trẻ con nghe rồi bắt chước. Chẳng có cái khổ nào như cái khổ nào”.
K. Minh
" alt="Những chuyện ‘khó mở miệng’ với hàng xóm"/>