Mike Murphy, phóng viên của tờ Quartz vừa đưa ra một so sánh trên Twitter cá nhân. “Tôi có 6 chiếc smartphone đặt trước mặt và chúng đều giống nhau như đúc”. Mike hứa tặng 4 USD cho bất kỳ ai gọi tên đúng 6 chiếc smartphone như trong hình.
Đối với Mike, các smartphone hiện tại đều giống nhau. Ảnh: Twitter. |
Theo Mike Murphy, chúng đến từ nhiều thương hiệu và có tên gọi khác nhau, tuy nhiên ông sẽ không thể gọi tên chính xác của chúng nếu được xếp trước mặt. Mike từng sử dụng di động đầu bảng mới nhất của Apple và Google là iPhone 7 Plus và Google Pixel, chúng đều có thiết kế mới mẻ và không quá xấu.
Với Mike, những model còn lại như Samsung Galaxy S7, LG V20, OnePlus 3, LeEco Pro 3... khiến ông có cảm giác mới nhưng lặp lại thiết kế của nhau. Dù chắc chắn rằng sẽ có sự khác biệt giữa smartphone cao cấp và tầm trung về chất lượng, tính năng hay giá cả, nhưng theo ông, Galaxy S7 cũng chỉ mang đến người dùng các tính năng mà Le Pro 3 có thể làm.
Mike cho rằng, công nghệ ngày càng phát triển, người dùng sẽ không còn mấy lý do để háo hức chờ đợi một siêu phẩm smartphone mang thiết kế độc quyền nào đó xuất hiện. Nhiều nhà phân tích đã chỉ ra việc iPhone 7 mang dáng vẻ và tính năng không quá xa lạ với thế hệ tiền nhiệm. Họ cho rằng không còn nhiều chỗ để sáng tạo, ngay cả khi đó là một Apple từng làm thế giới điên đảo.
Các thương hiệu smartphone khác, dù đang là tập đoàn hùng mạnh hay chỉ mới chớm nở như Xiaomi, cũng đã nắm trong tay những công nghệ hiện đại như máy ảnh rõ nét, màn hình độ phân giải cao, quét vân tay, trợ lý ảo,... Bên cạnh đó, họ còn nâng cao dây chuyền sản xuất lắp ráp, và đang tiến gần tới mức độ chuyên nghiệp mà Apple đang có.
Suy cho cùng, khi đứng trước thị trường đầy ắp các dòng smartphone hiện đại, lý do để người dùng chọn mua chúng chỉ còn là nhãn hiệu. Liệu họ có phản là fan trung thành của Táo khuyết hay khách hàng lâu năm của Samsung, sẵn sàng chi ra số tiền không nhỏ để sở hữu phiên bản độc nào đó với chức năng không khác các bản thường.
Ở khía cạnh khác, người dùng sẽ không còn ngạc nhiên khi smartphone có thể làm được tất cả công việc mà máy tính bàn, hay laptop có thể làm. Kỹ thuật ngày càng tiên tiến, chip xử lý trên smartphone hiện nay mang sức mạnh không thua kém và có thể bỏ xa các dòng chip trên máy tính.
Smartphone dần được ưa chuộng hơn máy tính. Ảnh: Morning Ticker. |
Điện thoại thông minh, máy tính bảng dần thay thế máy tính bàn và laptop trong cuộc sống bởi ưu điểm duy nhất là tính di động. Chúng dễ dàng mang theo, cất gọn, sử dụng nhanh chóng trong bất cứ điều kiện nào.
Thị trường smartphone phát triển đồng nghĩa thị trường máy tính giảm sút. Chỉ trong quý đầu năm nay, thị trường này đã giảm 10-12% lượng máy bán ra, theo IDC. Trải nghiệm khi sử dụng smartphone và máy tính luôn khác nhau, nhưng điện thoại thông minh sẽ phát triển phổ biến hơn thứ công nghệ sinh trước nó hàng chục năm.
Năm 2007, Apple phát minh ra khái niệm smartphone và nó đã bắt đầu phát triển từ lúc đó. Nhiều nhà phân tích dự đoán Táo khuyết có thể “tái phát minh” smartphone một lần nữa vào 2017, với model được cho mang tên iPhone 8 của hãng. Cùng với Apple, Samsung cũng sẽ ra mắt Galaxy S8 của họ vào năm sau.
Cả hai model này có thể mang nhiều công nghệ tiên tiến, đột phá so với những gì người dùng từng trải nghiệm. Cây bút Mike Murphy cho rằng, đây chắc chắn là lý do còn lại để người dùng có thể trông chờ vào các smartphone mới.
Và sau đó, có thể chẳng ai háo hức trông chờ một chiếc smartphone mới nữa. Thiết bị cầm tay đã phát triển đến giới hạn của mình. Smartphone rồi sẽ như PC, không ai còn quá quan tâm đến những model mới mà chỉ lựa chọn theo cảm giác về thương hiệu, giá tiền.
Theo Zing
" alt=""/>Không còn lý do để háo hức chờ smartphone mớiNhiều ứng dụng giả mạo chỉ đơn giản là hiển thị ra những quảng cáo phiền nhiễu nhưng một số ứng dụng có thể gây nguy hiểm bởi chúng chứa các phần mềm độc hại (malware) đánh cắp thông tin của người dùng. Đó là còn chưa kể tới việc hacker có thể lợi dụng thông tin lấy được từ thẻ tín dụng của bạn để trục lợi.
Dưới đây là một vài cách giúp bạn dễ dàng hơn trong việc nhận biết và tránh xa các ứng dụng mua sắm giả mạo trên iOS và Android, theo gợi ý của trang công nghệ Cnet:
+ Kiểm tra xem ai là người phát hành ứng dụng. Hãy xem xét kĩ tên nhà phát hành vì các hacker thường sử dụng những cái tên gần như tương tự với nhà phát hành chính thức của ứng dụng.
+ Kiểm tra các đánh giá ở bên dưới ứng dụng trước khi tải. Ứng dụng thật sẽ có hàng ngàn đánh giá bên dưới, trong khi một ứng dụng giả mạo sẽ gần như không có một đánh giá nào.
+ Nhìn vào ngày xuất bản của ứng dụng. Ứng dụng giả mạo sẽ chỉ có một ngày xuất bản nào đó gần đây, thường chỉ là một vài tuần trước. Trong khi đó, ứng dụng thật sẽ có ghi ngày cập nhật.
+ Kiểm tra lỗi chính tả cũng như ngữ pháp trong tiêu đề và phần mô tả của ứng dụng. Trong các ứng dụng thật, các lỗi như vậy rất khó xảy ra nhưng điều này lại thường xuất hiện trên các ứng dụng giả mạo. Đặc biệt là với các ứng dụng mua sắm giả mạo bằng tiếng Anh được làm bởi các hacker người Trung Quốc hiện xuất hiện rất nhiều trên kho ứng dụng của iOS và Android.
+ Thận trọng với các ứng dụng hứa hẹn giảm giá mua sắm sản phẩm khi sử dụng. Nghe rất hấp dẫn nhưng có thể đó chỉ là một trò lừa đảo.
+ Nếu vẫn còn nghi ngờ, bạn có thể vào trang web của công ty mua sắm bằng trình duyệt trên smartphone. Sau đó, tìm và bấm vào biểu tượng "Tải ứng dụng" trên trang web. Bạn sẽ được tự động chuyển tới nơi tải ứng dụng mua sắm thật của công ty trên Apple Store hoặc Play Store.
Nguyễn Long
" alt=""/>Cách nhận biết ứng dụng giả mạo trên iOS và Android