Nghề giáo cho tôi thêm thấu hiểu và yêu cuộc sống hơn
Cách đây khá lâu,ềgiáochotôithêmthấuhiểuvàyêucuộcsốnghơlich nha khi đọc Thế giới phẳng của nhà báo Thomas Friedman đến đoạn đại ý như sau: “Muốn sáng tạo ra những sản phẩm cao cấp, đáp ứng được những nhu cầu khắt khe nhất của người dùng thì cần phải có sự thấu cảm sâu sắc về nghệ thuật, cuộc sống” thì tôi đã không để ý nhiều. Tuy nhiên, qua thời gian, tôi (và chắc nhiều độc giả khác) mới thấm thía được đoạn văn trên. Và qua sự va đập trong cuộc sống muôn màu, tôi càng thấm thía hơn tầm quan trọng của sự thấu cảm.
“Nói một cách đơn giản, thấu cảm đó là khả năng nhìn thế giới bằng con mắt của người khác” (TS Đặng Hoàng Giang - người có đoạn trích trong tác phẩm của mình được làm đề thi môn Ngữ văn Trung học phổ thông mấy năm trước). Với tôi để có được sự thấu cảm, ngoài sự va đập cuộc sống, đó chính là khi bắt đầu cuộc đời giáo viên của mình.
Khi học đại học tôi được học tập trong môi trường học thuật rất nghiêm túc (Khoa Toán – Trường ĐH KHTN-ĐHQGHN); thầy ra thầy, trò ra trò, các giảng viên đều yêu cầu rất cao ở sinh viên của mình, tuyệt đối không bao giờ có chuyện dễ dãi trong học tập, nghiên cứu; không bao giờ có chuyện xin điểm. Sau khi tốt nghiệp ở đây thì tôi làm giáo viên.
Khi bắt đầu công việc của mình, tôi đã có một chút ấu trĩ thú vị là bê nguyên xi những gì mình lĩnh hội được ở giảng đường đại học vào công việc. Tiếc là nó hơi cứng nhắc. Ngiêm túc – tốt; nhiệt tình – tốt; tuy nhiên khi yêu cầu quá cao ở học sinh của mình làm cho bản thân đôi khi có phần nghiêm khắc quá. Sự nghiêm khắc thái quá của mình đã biến tôi từ một người thân thiện, nhệt tình thành người khó tính, không dễ gần đối với cả học sinh lẫn đồng nghiệp. Giờ lên lớp của tôi đương nhiên là không hiệu quả, mối quan hệ với đồng nghiệp không dễ dàng …- cuộc sống với tôi lúc đó thật là khó khăn.
Tại sao vậy? Tôi tự hỏi. Và tôi đã tìm ra câu trả lời: đó là do tôi đã không đặt mình vào vị trí người khác, cứ luôn coi học sinh nào cũng giỏi để có yêu cầu cao từ các em mà không hiểu rằng học sinh cũng có em có khả năng, cũng có em không… Không đặt mình ở vị trí các em nghĩa là không thấu cảm. Từ câu trả lời này tôi đã có những hành động thiết thực.
Tôi luôn ghi nhớ "Người thầy trung bình chỉ biết nói, người thầy giỏi biết giải thích, người thầy xuất chúng biết minh họa, người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng" (William A. Warrd). Ngoài việc khơi gợi niềm yêu thích, đam mê trong mỗi học trò, thì tôi luôn luôn tuyệt đối tôn trọng mỗi học sinh. Với tôi, mỗi học sinh luôn luôn là một chủ thể: có suy nghĩ, có chính kiến…; dù đúng dù sai các em hãy tự làm việc gì mà em thấy là đúng, tuyệt đối không phải nhận những lời trách mắng từ phía tôi. Với tôi, các em được quyền đặt mọi câu hỏi, không có câu hỏi nào là ngớ ngẩn.
Viết đến đây tôi chợt nhớ về chương trình Tạp chí kinh tế cuối năm của mấy năm trước. Ở chương trình đó có kể về trường hợp một HS Ixrael muốn…bay lên mặt trăng và được thày giáo khuyến khích; tôi cũng có học sinh có mong muốn như vậy và tôi cũng…khuyến khích em.
Ít khi tôi dùng từ “dạy” với các em mà tôi hay dùng từ “thảo luận, tranh luận” – thảo luận về một vấn đề, tranh luận về một bài toán. Tôi không bao giờ áp đặt chính kiến của mình, ít khi tôi dùng từ “phải làm thế này” mà hay dùng từ “nên làm như thế này”. Nếu ý kiến của các em đúng, tôi nghe theo; lúc đó tôi coi các em là thày và tôi thường hay chúc mừng các em trong trường hợp này: các em đã giỏi hơn thày, xin chúc mừng các em…
Khi tôi thấu hiểu các em HS thân yêu của mình, đặt mình vào vị trí các em để hiểu hơn về các em; với đồng nghiệp, với những mối quan hệ khác tôi cũng có những suy nghĩ và hành động như vậy thì công việc, cuôc sống của tôi đã tiến triển tích cực, dễ chịu hơn. Như vậy, khi có được sự thấu cảm thì cuộc sống của tôi đã tốt hơn rất nhiều.
Có người nói: “Thế kỉ 21 nên trở thành Thời đại của sự thấu cảm, khi chúng ta không chỉ khám phá bản thân qua sự phản chiếu của chính mình, mà còn từ sự quan tâm đến cuộc sống của người khác. Chúng ta cần sự thấu cảm để tạo nên những cuộc cách mạng. Không phải là cuộc cách mạng theo motip cũ xây dựng những đạo luật mới, các tổ chức hoặc các chính sách, mà là cuộc cách mạng triệt để trong các mối quan hệ của con người”.
Đặc biệt là đề thi Ngữ văn Trung học phổ thông mấy năm trước đã yêu câu học sinh viết về sự thấu cảm. “Vui lớn hơn nữa là sự thấu cảm được đưa ra để các em suy tư, thảo luận và viết về nó. Tôi cũng rất tâm đắc khi Bộ GD-ĐT đưa chủ đề này vào trong đề thi. Đã đến lúc xã hội cần chuyện trò nhiều hơn về chủ đề này. Thấu cảm là một trong những yếu tố nền tảng của xã hội. Nếu không có nó, ta sẽ có sự vô cảm, lạnh lẽo” (TS Đặng Hoàng Giang).
Cũng có lẽ vì “đã đến lúc xã hội cần chuyện trò nhiều hơn về sự thấu cảm” mà cũng mấy năm trước bà Bộ trưởng Y tế có đề xuất rằng nên đưa môn Văn vào là một trong những môn thi của trường Y. Theo bà Bộ trưởng thì môn Văn giúp cho bác sĩ ăn nói mạch lạc, soạn văn bản đúng đắn. Tuy nhiên, sâu xa hơn nữa ở đây là môn Văn sẽ giúp người bác sĩ có những cảm thụ tốt về văn học, nghệ thuật, làm cho bác sĩ có thể nhận ra những cái hay, cái đẹp; cái xấu, cái tốt của muôn mặt đời sống xã hội nghĩa là trau dồi sự thấu cảm cho bác sĩ. Một bác sĩ biết rung động trước cái đẹp, biết thổn thức đau khổ trước nỗi đau của đồng loại nghĩa là người bác sĩ đó có sự thấu cảm thì khó có thể là một bác sĩ tồi được.
Không phải ngẫu nhiên các trường đại học hàng đầu thế giới đều yêu cầu các ứng viên phải viết bài luận. Văn học là nhân học, có thể qua bài luận này, nhà tuyển dụng sẽ biết một phần về con người của thí sinh. Căn cứ vào đó giúp họ có thể tuyển dụng được ứng viên phù hợp.
Dù đã nhiều năm được sống trong không khí của ngày 20 – 11 nhưng năm nào vào những ngày này lòng tôi vẫn luôn xao xuyến, bâng khuâng. Tôi đã góp phần nhỏ bé của mình để chở bao chuyến đò qua sông, đã truyền đạt tri thức và rèn giũa nhân cách cho bao nhiêu thế hệ học trò thân yêu của mình. Đổi lại, nghề giáo cho tôi thấu cảm hơn về cuộc sống, cho tôi “xa con thú, gần con người hơn”. Bao nhiêu người học trò (và gia đình của học trò) đã coi tôi như là người thân của mình. Nghề giáo giúp tôi thêm yêu cuộc sống hơn.
“Nếu phải đi trở lại, Tôi đi lại đường này” (Aragon).
Anh Phạm (bài viết thể hiện góc nhìn của độc giả)

“Nghề phụ” của thầy cô thời bao cấp
Để cải thiện kinh tế gia đình còn chồng chất khó khăn, một số thầy cô đã tự tìm cho mình “nghề phụ” sau những phấn trắng, bảng đen.
下一篇:Nhận định, soi kèo Fatih Vatanspor Nữ vs Galatasaray SK Nữ, 19h00 ngày 27/3: Phá dớp đối đầu
相关文章:
- Nhận định, soi kèo Wellington Phoenix vs Western Sydney Wanderers, 11h00 ngày 29/3: Tiếp tục bay cao
- Nhận định, soi kèo Sydney FC vs Sanfrecce Hiroshima, 15h00 ngày 7/11: Trả nợ lượt đi
- Thương ngày nắng về tập 38: Phong ngã ngửa vì bị Vân nói trúng tim đen
- Kịch bản giúp Than Quảng Ninh vô địch V
- Nhận định, soi kèo Colo Colo vs Palestino, 04h15 ngày 28/3: Như một thói quen
- Nhận định, soi kèo Karvan FK vs Cabrayl FK, 17h30 ngày 7/11: Lần đầu chạm mặt
- Nhận định, soi kèo Dynamic Herb Cebu vs Muangthong United, 17h00 ngày 7/11: Bất phân thắng bại
- Nhận định, soi kèo Dinamo Samarqand vs Lokomotiv Tashkent, 20h15 ngày 7/11: Khó tin chủ nhà
- Soi kèo phạt góc Brighton vs Nottingham, 0h15 ngày 30/3
- Nhận định HAGL vs Sài Gòn, 17h00 ngày 25/10
相关推荐:
- Siêu máy tính dự đoán Fulham vs Crystal Palace, 19h15 ngày 29/3
- MC Hồng Nhung và Đức Bảo VTV kết hợp ăn ý trong 'Giai điệu Việt Nam'
- Nhận định, soi kèo Al
- Thương ngày nắng về tập 38: Phong ngã ngửa vì bị Vân nói trúng tim đen
- Nhận định, soi kèo nữ ALG Spor vs nữ Unye Kadin, 18h00 ngày 27/3: Out trình
- Thương ngày nắng về tập 38: Phong ngã ngửa vì bị Vân nói trúng tim đen
- MC Thành Trung đón con sinh đôi ngày U22 Việt Nam vô địch
- Soi kèo phạt góc Chelsea vs Wolves, 21h00 ngày 4/2
- Nhận định, soi kèo Hoffenheim vs Augsburg, 21h30 ngày 29/3: Tiếp đà bất bại
- Lịch thi đấu vòng 1 V
- Nhận định, soi kèo Cardiff vs Sheffield Wednesday, 22h00 ngày 29/3: Tin vào cửa dưới
- Nhận định, soi kèo Lokomotiv Sofia vs Spartak Varna, 21h15 ngày 28/3: Tin vào khách
- Nhận định, soi kèo Drita Gjilan vs Gjilani, 20h00 ngày 27/3: Phá dớp
- Nhận định, soi kèo Alajuelense vs San Carlos, 9h00 ngày 28/3: Thắng là đủ
- Nhận định, soi kèo Rajasthan United vs Delhi FC, 18h00 ngày 28/3: Cửa dưới ‘tạch’
- Nhận định, soi kèo Shenzhen Peng City vs Yunnan Yukun, 19h00 ngày 28/3: Kèo dài mạch thắng lợi
- Nhận định, soi kèo Antalyaspor vs Alanyaspor, 20h00 ngày 28/3: Khủng hoảng kéo dài
- Nhận định, soi kèo Hull City vs Luton Town, 19h30 ngày 29/3: Tiếp đà bất bại
- Nhận định, soi kèo Kayserispor vs Hatayspor, 20h00 ngày 28/3: Tự cứu bản thân
- Nhận định, soi kèo Teuta vs Skenderbeu, 22h59 ngày 27/3: Giờ phút quyết định