Vậy thì, để chọn được một chiếc màn hình chiến game hay sử dụng hàng ngày ưng ý thì chúng ta phải biết những gì? Đầu tiên, chắc chắn là phần tấm nền - panel rồi! Đây chính là phần quan trọng nhất trong một chiếc màn hình máy tính!
Tất cả chúng ta đều biết rằng màn hình thì được chia ra nhiều chủng loại, được phân biệt bởi kích cỡ màn hình, độ phân giải, màn gương hay màn thường, một số thì có thêm tính năng đặc biệt như 120/144Hz hay khả năng hiển thị 3D. Chi tiết hơn thì nó còn được phân biệt bởi nhiều thông số trên “giấy tờ” khác. Nhưng về cơ bản panel của một chiếc màn hình sẽ quyết định chất lượng hiển thị và ưu nhược điểm của nó.
Panel TN (Twisted Nematic)
Trong vài năm thì panel này là panel phổ biến nhất, thường thì nhà sản xuất sẽ ghi rõ màn của bạn dùng panel gì, còn nếu nó không được chú thích rõ ràng thì 99% chiếchiếc màn đó là màn TN. Nhìn chung panel này có giá thành sản xuất cực kỳ thấp và có thời gian phản hồi tuyệt vời, mỗi điểm ảnh có thời gian đổi màu rất nhanh dẫn đến việc panel này cho một chất lượng ảnh động mượt mà.
Một số màn hình TN còn có tần số nhanh gấp đôi bình thường (120Hz so với 60Hz) giúp chúng có được những lợi thế của công nghệ “active 3D shutter” và cho phép hiển thị lượng thông tin gấp đôi mỗi giây để có trải nghiệm chơi game mượt mà hơn. Vài nhà sản xuất đã cho ra măt màn hình có tần số 144Hz, tập trung hơn vào công nghệ 2D thay vì 3D.
Mặc dù được cải tiến mỗi năm nhưng chất lượng hình ảnh của màn TN nói chung là tệ. Một con màn TN có thể cho hình ảnh sắc nét và sôi động với một độ tương phản đáng nể - thường là 1000:1 với chế độ “Dynamic contrast”. Nhưng hạn chế chính của màn TN vẫn là góc nhìn.
Thường thì màn TN được quảng cáo có góc nhìn 160 với 170 độ (bịa đấy, móc đâu ra), nhưng thực tế bạn sẽ thấy sự khác biệt về màu sắc rõ rệt ở các góc nhìn khác nhau, thậm chí là màu ngược lại với màu hiển thị thực tế. Màn hình hiện tại thường rất là to (24 inch đổ lên) cho nên dù bạn có ngồi chính diện thì góc nhìn của bạn tới các điểm khác nhau trên màn hình vẫn có 1 sự khác biệt lớn, dẫn tới màu mỗi chỗ mỗi khác.
Panel VA (Vertical Alignment)
Nếu một màn hình muốn hiển thị màu đen, thì bộ lọc màu sẽ cho chỗ đó có ít ánh sáng nhất có thể từ đèn nền. Bộ lọc này tất nhiên là không hoàn hảo, cho nên màu đen nó sẽ không được sâu. Điểm mạnh của panel VA là nó có hệu quả chặn luôn ánh sáng tới những điểm ảnh muốn hiển thị màu đen. Điều này giúp cho panel VA cho màu đen sâu tới mức thấy cả Adele đang quẩy ở dưới và độ tương phản cực lớn, từ 2000:1 tới 5000:1 khi đã tắt “Dynamic contrast” - cao hơn vài lần so với mấy công nghệ màn LCD khác. Nó cũng ít bị hở sáng hơn.
Một ưu điểm khác của màn VA là cho góc nhìn tốt hơn và nhiều màu sắc hơn so với TN. Sự thay đổi màu sắc trên màn hình và 'góc chết' ít xảy ra hơn và cho màu chính xác hơn. Về khía cạnh này thì màn VA phù hợp hơn với các công việc đồ họa, nhưng vẫn không bằng panel IPS hoặc PLS sẽ được nhắc tới sau này. Tuy nhiên độ sáng của điểm ảnh ở giữa màn hình và cuối màn hình vẫn có độ sáng tối khác nhau. Điểm yếu lớn nhất của Panel này thời gian đáp ứng chậm, dẫn tới hiện tượng hình ảnh bị mờ đi khi chuyển động.
Hiện nay có một số panel VA được sử dụng như MVA( Multi-domain Vertical Alignment), AMVA (Advanced MVA) hoặc AMVA+ (vẫn là AMVA nhưng được tinh chỉnh chút xíu về góc nhìn). Những model AMVA(+) hiện nay thường được sử dụng hiệu quả pixel overdrive và không dẫn tới hiện tượng ảnh bị mờ khi chuyển động nữa. Chúng thực sự ngang bằng các màn IPS hiện đại trong suốt một số tác vụ chuyển đổi điểm ảnh.
Tuy nhiên với các tác vụ chuyển đổi điểm ảnh từ màu tối sang màu sáng thì vẫn bị chậm (nhưng không tới mức chậm như ở trên video). Thậm chí một số màn AMVA còn có thời gian đáp ứng nhanh hơn cả IPS. Nhà sản xuất panel AUO đã chế tạo ra một panel VA 35’’ ultra wide với tần số 144Hz, được sử dụng trong một số con màn như BenQ XR3501 hoặc Acer Z35. Mặc dù có tần số cao, nhưng nhiều tác vụ chuyển đổi điểm ảnh vẫn rất chậm.
Panel IPS (In-Plane Swtiching), PLS (Plane to Line Switching) và AHVA (Advanced Hyper - Viewing Angle)
Đến cuối giai đoạn phát triển thì mỗi bên đều cho ra một panel, mà về cơ bản là na ná nhau. LG Display thì đẻ ra IPS, trong khi Samsung thì làm ra PLS và AHVA là con đẻ của AUO. Cả lũ này thỉnh thoảng được gọi là panel “kiểu IPS”.
Đám panel này cho độ chính xác của màu sắc cao, tính nhất quán và góc nhìn lớn so với các công nghệ panel LCD khác. Mỗi màu sắc vẫn duy trì được tính “định dạng” của riêng mình ở bất kỳ vị trí nào trên màn hình. Một số panel IPS hoặc PLS cao cấp còn hỗ trợ dải màu mở rộng (cho phép hiển thị nhiều màu hơn) và tăng độ sâu của màu (cho phép hiển thị màu chính xác hơn).
Điều này giúp panel IPS / PLS cực kỳ thích hợp với công việc đồ họa. Thường thì các màn IPS có độ phân giải cao hơn đám TN/VA, mặc dù hiện tại luôn có đủ lựa chọn độ phân giải cho các loại panel. Tăng/giảm độ phân giải hay tập trung vào chất lượng hiển thị giúp chúng ta có nhiều lựa chọn hơn khi mua màn hình tùy thuộc vào mục đích của bản thân.
Màn IPS/PLS hiện nay vượt xa chất lượng hiển thị của màn VA và thậm chí là đối thủ đáng gờm của TN (trong lĩnh vực gaming). Với những cải tiến đáng kể, gamer hiện nay có thể sắm cho mình một chiếc màn vừa cho chất lượng màu sắc tốt, góc nhìn rộng và cho chất lượng ảnh động cũng ngon luôn. Hiện nay nhiều nhà sản xuất đã cho ra các màn IPS với tần số 120/144+ Hz. Điểm yếu về độ tương phản trên màn IPS cũng đã được khắc phục, (hiện nay các màn IPS cũng cho độ tương phản 1000:1). Tuy nhiên màn IPS cũng bị hở sáng ít nhiều.
Kết luận
TN màu xấu, góc nhìn siêu tệ, chất lượng ảnh động tốt, phản hồi nhanh.
VA màu tốt, góc nhìn chấp nhận được, chất lượng ảnh động tương đối kém, phản hồi chậm, hở sáng.
IPS màu tốt, góc nhìn tốt, chất lượng ảnh động tốt, phản hồi nhanh, hở sáng.
Theo GameK
" alt=""/>Tìm hiểu về các loại PanelHiện tại, phạm vi của chương trình thử nghiệm thuật toán này mới chỉ được giới hạn tại 14 thành phố của Mỹ. Đây cũng chính là mô hình tính giá đằng sau tính năng "upfront pricing" (hé lộ giá ngay từ trước chuyến đi) được ra mắt trong khoảng 1 năm gần đây.
" alt=""/>Uber sẽ dùng AI để tính tiền dịch vụ"Apple đánh giá hiệu suất liên kết di động trong đường dẫn trực tiếp và các môi trường đa luồng giữa các thiết bị phát và trạm truyền trạm gốc. Những đánh giá này sẽ cung cấp dữ liệu kỹ thuật liên quan đến hoạt động của các thiết bị trên các mạng 5G trong tương lai đối với các nhà cung cấp dịch vụ không dây", trích từ văn bản của chương trình.
Apple sẽ thử nghiệm công nghệ này tại hai địa điểm là Milpitas, California, trên Yosemite Drive và đại lộ Mariani gần với trụ sở chính hiện tại của hãng. Apple dự kiến sẽ tiến hành thí nghiệm trong khoảng thời gian không quá 12 tháng.
Theo chương trình, Apple sử dụng băng tần 28 và 39 GHz, được FCC phê duyệt cho mục đích thương mại cho mạng 5G vào năm ngoái. Các thí nghiệm sẽ sử dụng công nghệ do Rohde & Schwarz, AH Systems và Analog Devices sản xuất.
Một trong những hứa hẹn lớn nhất của công nghệ 5G hay sóng milimet là độ trễ trong việc truyền tín hiệu sẽ giảm. Cho phép các thiết bị truy cập băng thông rộng hơn, ổn định hơn so với mạng di động hiện tại.
Hiện tại, Apple vẫn chưa đưa ra bất cứ thông báo hay bình luận gì về việc này.
Theo Zing
" alt=""/>iPhone sẽ có tốc độ truy cập Internet nhanh hơn nhờ công nghệ mới