Hôm nay, ngày 25/10/2016, Ban công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia đã có buổi làm việc với Công ty cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom) - một trong những đơn vị tiêu biểu về triển khai IPv6 tại Việt Nam để nắm bắt thông tin, ghi nhận kịp thời các hoạt động của doanh nghiệp phục vụ cho mục tiêu chung của công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia.
Buổi làm việc với FPT Telecom nằm trong chuỗi hoạt động thuộc Kế hoạch thúc đẩy phát triển IPv6 năm 2016 của Ban Công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia ban hành theo Quyết định 936 ngày 2/6/2015 của Bộ trưởng Bộ TT&TT. Trước đó, trong 3 ngày 20, 21 và 24/10, Ban công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia đã làm việc với VNPT, MobiFone và FPT Online/VnExpress cũng nhằm mục đích đánh giá kết quả hoạt động, triển khai IPv6 của đơn vị trong thời gian qua.
Trong kết luận tại buổi làm việc, ông Trần Minh Tân, Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), Phó trưởng Ban công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia cho biết, theo ghi nhận của Ban công tác, FPT Telecom hiện đã trở thành đơn vị tiên phong của Việt Nam trong quá trình chuyển đổi IPv6, nhờ nắm bắt được xu thế và nhận định đúng đắn về hướng đi của sự phát triển IPv6 toàn cầu và trong nước. “Nỗ lực của FPT Telecom không chỉ giúp giải quyết các vấn đề về không gian địa chỉ Internet mà còn sẽ tác động đến các vấn đề về công nghệ và đời sống”, ông Trần Minh Tân nhấn mạnh.
Ông Trần Minh Tân và đoàn công tác đánh giá cao sự đóng góp tích cực của FPT Telecom trong việc đẩy mạnh vị thế của Việt Nam trên bản đồ IPv6 thế giới. Đánh giá kết quả thúc đẩy triển khai IPv6 tại Việt Nam thời gian gần đây, VNNIC cho biết, tỉ lệ sử dụng địa chỉ IPv6 của Việt Nam thời gian vừa qua tăng trưởng khá tốt và đạt con số tương đối khả quan.
Cụ thể, cuối tháng 9/2016, phòng đo kiểm của Tổ chức quản lý địa chỉ khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APNIC) công bố tỉ lệ triển khai IPv6 của Việt Nam đạt 2,92%. Phòng đo kiểm của Cisco đánh giá số lượng người sử dụng IPv6 của Việt Nam (IPv6 users) đạt 1.385.000 người. Số liệu của APNIC cũng cho thấy, tỉ lệ người sử dụng IPv6 của Việt Nam thời điểm giữa tháng 10/2016 là 5,42%, tăng hơn 180% so với thời điểm tháng 3/2016.
“ Các tỉ lệ này đã vượt mục tiêu triển khai IPv6 của Việt Nam trong năm 2016 theo kết luận thống nhất tại hội thảo Ngày IPv6 Việt Nam 2016. Sở dĩ Việt Nam đạt được kết quả này là nhờ các hoạt động đúng hướng trong công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia của Ban Công tác. Với việc khai trương IPv6 Việt Nam ngày 06/05/2013, VNNIC cùng các doanh nghiệp đã xây dựng, phát triển mạng cơ sở hạ tầng IPv6 quốc gia, sẵn sàng cho các hoạt động triển khai thực tế IPv6 của Việt Nam. Bên cạnh đó, thời gian gần đây, một số doanh nghiệp tiêu biểu, dẫn đầu là FPT Telecom đã triển khai thực tế, tích cực việc cung cấp dịch vụ IPv6 cho người sử dụng theo đúng cam kết của doanh nghiệp đã nêu tại Hội thảo Ngày IPv6 Việt Nam 2016”, đại diện VNNIC cho hay.
Đáng chú ý, theo thống kê của Akamai tính đến ngày 25/10, FPT Telecom hiện đang đứng thứ 47 trên thế giới về triển khai IPv6 và xếp vị trí thứ 2 tại Việt Nam, sau VNNIC. Chính thức cung cấp IPv6 đến hộ gia đình từ ngày 1/7/2016, hiện FPT Telecom đã trở thành một trong ba đơn vị dẫn đầu về triển khai IPv6 tại Việt Nam, và có kết quả khá ấn tượng với gần 600.000 hộ gia đình được kích hoạt IPv6. Đơn vị đã đóng góp vai trò quan trọng trong việc giúp góp phần tăng trưởng phần trăm người dùng IPv6 tại Việt Nam và mang đến nhiều lợi thế đáng kể cho người sử dụng.
" alt=""/>Gần 600.000 hộ gia đình đã được FPT Telecom cung cấp dịch vụ trên nền IPv6Đinh Văn Hưng, Phó chủ tịch rubycell, cho biết trước đó công ty anh làm game nhưng không thành công, sau đó chuyển sang làm ứng dụng. Tuy nhiên, nhận thấy người dùng Việt Nam thường không bỏ tiền mua ứng dụng nên đã viết các phần mềm nhắm vào thị trường nước ngoài.
“Người dùng Việt vẫn thích chơi, nhưng khi đụng đến trả tiền thì họ không trả", Hưng nói. Anh cũng cho biết từng phát triển một ứng dụng tương tự cho thị trường Việt Nam nhưng không thành công.
Anh Đinh Văn Hưng đã đại diện cho Việt Nam tham dự sự kiện Google Play PlayTime, được Google tổ chức cho các nhà lập trình Android khu vực Đông Nam Á. Trong sự kiện được hãng tìm kiếm tổ chức tại Singapore sáng nay 17/10, có 6 đại diện các nhà lập trình tiêu biểu đến từ 6 quốc gia Đông Nam Á gồm Việt Nam, Thái Lan, Singapore, Indonesia, Philippines, Malaysia. Đây cũng là những quốc gia ghi nhận tăng trưởng lượt tải ứng dụng trên Google Play Store rất cao trong khu vực và trên thế giới.
Anh Hưng cho biết đa số người Việt chỉ chịu trả tiền khi chơi game online, khi tính cạnh tranh khi mua vật phẩm giữa những người chơi khá cao. Công ty anh thành lập năm 2010, từng viết game nhưng không thành công và chuyển sang làm ứng dụng. Thông thường các ứng dụng sẽ thu tiền bằng quảng cáo hoặc tiền người dùng trả để mua thêm dịch vụ, thị trường Mỹ doanh thu quảng cáo trên đầu người cao nên tổng doanh thu kiếm được ở quốc gia này luôn cao.
" alt=""/>Người Việt không chịu chi, công ty trong nước chuyển sang viết ứng dụng cho người MỹGiai thoại về Samsung và chiếc Galaxy Note 7 vẫn tiếp diễn. Sau hai cuộc triệu hồi, những thiết bị nguy hiểm, có khả năng nổ đã bị ngừng sản xuất và sẽ bị tiêu hủy. Thế nhưng, Samsung vẫn phải đối mặt với đống lộn xộn mà thiết bị này gây ra. Một vài khách hàng của công ty đã phải chịu nhiều tổn thất về tài sản sau khi những chiếc Note 7 của họ bốc cháy, theo thông tin trên trang The Guardian. Và những người này thì hoàn toàn không hài lòng với cách Samsung xử lý vấn đề.
Một chiếc Galaxy Note 7 đã phát nổ tại ngôi nhà của anh John Barwick ở Illionois, tạo ra ngọn lửa dài một mét và tiếng nổ khiến anh Barwick mô tả nó như “một bó pháo hoa được đốt cháy cùng một lúc”. Anh Barwick trả lời tờ The Guardian và cho biết chiếc Note 7 chảy hết vào “giường, đệm, rèm và thảm” khiến anh bị thiệt hại ước tính lên tới 9.000 USD. Anh Barwick đã liên lạc với Samsung nhưng công ty này lại chỉ anh tới công ty bảo hiểm của hãng, Samsung Fire & Marine.
Theo anh Barwick, bộ phận bảo hiểm của Samsung cho biết sẽ không bồi thường cho những chi phí thay mới các đồ vật bị hư hại mà chỉ trả tiền cho những “giá trị khấu hao”. Anh Barwick chia sẻ: “Chúng tôi không tìm kiếm một khoản tiền lớn nào để làm giàu. Chúng tôi chỉ muốn được trả tiền cho những gì mình đã mất”.
" alt=""/>Samsung không muốn đền bù cho những thiệt hại tài sản Note 7 gây ra