VIDEO: Ghi bàn từ ném biên, Indonesia thắng nhọc Myanmar
Indonesia phải rất vất vả mới giành chiến thắng trước Myanmar với bàn thắng duy nhất ở phút 76.
àntừnémbiênIndonesiathắngnhọbóng đá châu á hôm nay" />
Indonesia phải rất vất vả mới giành chiến thắng trước Myanmar với bàn thắng duy nhất ở phút 76.
àntừnémbiênIndonesiathắngnhọbóng đá châu á hôm nayNhận định, soi kèo Al Jubail vs Al Bukayriyah, 21h55 ngày 27/1: Chủ nhà thất thế
"Học trò cũ đưa con tới thăm, tôi vô cùng xúc động"
Gần 30 năm đứng trong ngành giáo dục, mỗi một vị trí, mỗi một ngôi trường đều để lại cho chị những kỷ niệm đẹp...
Cô giáo Trần Thị Bích Liên, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Quốc Toản, Hà Nội |
Sau khi tốt nghiệp sư phạm, chị Liên được phân công dạy ở Trường Tiểu học Điện Biên cũng thuộc quận Hoàn Kiếm. “
Đó là một ngôi trường rất nhỏ chưa tới 500m2, học sinh chủ yếu sống ở gần ga Hàng Cỏ. Thời đó, các em buổi sáng đi học, buổi trưa về lại lên tàu bán nước chè tươi theo tuyến Hà Nội - Thanh Hóa. Dù điều kiện khó khăn, nghèo khổ như vậy nhưng các em rất tình cảm và luôn cố gắng. Từng đó đủ để làm tôi hài lòng”.
Từ 2010, chị chuyển về Trường Tiểu học Trần Quốc Toản.
“Có những chuyện khiến tôi nhớ mãi như buổi trưa, các con viết những bức thư cảm ơn cô rồi nhét qua ô cửa sổ, hay ngày lễ các con làm những tấm bưu thiếp nhỏ tặng cô”.
30 năm trong nghề với nhiều đổi thay của xã hội, song với chị, thành tích của các học trò đạt được vẫn là những bó hoa đẹp nhất, món quà lớn nhất mà khi nhận được, cảm xúc không hề bị bào mòn theo thời gian.
“Giờ đây, phụ huynh suy nghĩ thực dụng hơn, như phải tặng các thầy cô món quà gì đắt tiền, giá trị hay phong bì phải bao nhiêu. Người này thấy người kia làm vậy rồi nghĩ mình không có sẽ áy náy. Nhưng thử đặt chọn giữa thành tích rực rỡ của học trò và phong bì mà phụ huynh đưa, tôi tin các giáo viên sẽ hạnh phúc hơn nhiều với những điều mà các con làm được".
Chị Liên cho rằng đôi khi vì tâm lý "phải có quà to" khiến phụ huynh nảy sinh suy nghĩ và cái nhìn tiêu cực, thiếu thiện cảm với thầy cô.
“Nhiều khi phụ huynh tự nghĩ ra những việc như sau ngày 20/11 con bị phê bình là do trước đó mình không tặng gì hoặc quà bé. Đó là ngộ nhận. Tôi nghĩ giáo viên không ai như vậy. Còn nếu có suy nghĩ và hành động đó thì họ thật sự không còn xứng đáng để đứng trên bục giảng”.
Với chị Liên, hạnh phúc đối với nghề giáo là sự trân trọng của phụ huynh và học sinh.
“Nhà gần nên mỗi ngày tôi đều đi bộ đến trường. Điều vui nhất là trên đường đi tôi thường nhận được những câu chào, lời hỏi thăm".
Khi nhận những bức thư, bưu thiếp với dòng chữ còn vụng về rằng Con yêu cô lắm, rồi học sinh cũ khi đã lập gia đình vẫn đưa con đến chơi, cháu bé nói Chúc mừng bà nhân ngày 20/11..., thực sự trái tim tôi cảm thấy rất hạnh phúc”.
Hai năm gần đây, món quà ý nghĩa với cô giáo Liên là những tấm huy chương liên tiếp của học sinh ở Kỳ thi Vô địch các đội tuyển Toán Thế giới.
"Chẳng giáo viên nào mong muốn bố mẹ cứ mang quà đến nhà cô nhưng các con thì không chịu học" - chị Liên trầm giọng.
Trường có một học sinh mất đi cả bố và mẹ vì tai nạn giao thông, chúng tôi tự bảo nhau và cùng lo cho con toàn bộ tiền học, quần áo và sách vở. Còn nhiều hoàn cảnh khác như vậy nữa, các thầy cô đều sẵn sàng đồng hành để các con tiếp tục đến trường, mà không cần bất cứ sự "quan tâm" nào từ phụ huynh”.
Giá trị từ sự tâm huyết
Ở thời kỳ mà mạng xã hội phát triển, chỉ đưa thông tin một vài cá nhân không tốt ở đâu đó là có thể bị thổi bùng lên về thực trạng đội ngũ giáo viên, chị Liên cho rằng thực tế vẫn có rất nhiều tấm gương thầy cô tâm huyết, hết mình vì học trò.
“Năm trước, trường tôi có em học sinh lớp 1 bị ung thư máu, cô giáo chủ nhiệm tuần nào cũng vào bệnh viện để thăm và hỗ trợ cùng phụ huynh”.
Bản thân chị Liên khi vào bệnh viện thăm học sinh, chứng kiến thêm nhiều hoàn cảnh khác đáng thương không kém, đã suy nghĩ tổ chức Hội chợ Tết nhân ái vào dịp Tết Nguyên đán vừa qua để gây quỹ ủng hộ.
Cô giáo Liên là một trong những điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực tiêu biểu của Hà Nội |
“Việc này nhận được rất nhiều sự đồng lòng ủng hộ của cha mẹ học sinh. Trong khoảng thời gian ngắn, chúng tôi đã quyên góp được hơn 70 triệu đồng. Ngoài giúp đỡ học sinh của trường, chúng tôi còn tặng 70 suất quà với mỗi suất 1 triệu đồng tiền mặt cho các bệnh nhân nhỏ tuổi không được về nhà đón Tết”.
Theo chị Liên, qua những hoạt động đó, phụ huynh hiểu hơn và thêm niềm tin với nhà trường, thầy cô.
Xác định chất lượng giáo viên quyết định chất lượng giáo dục nhà trường, chị đã định hướng tập trung bồi dưỡng đội ngũ, đặc biệt là giáo viên trẻ.
Chị động viên giáo viên chủ động trong công việc và tạo môi trường đoàn kết, dân chủ để họ khẳng định mình và tự giác cống hiến.
Bên cạnh việc tạo điều kiện để giáo viên tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, chị cũng tích cực mời các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực để tập huấn thêm về các phương pháp, kỹ thuật dạy học mới theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh.
“Tôi nghĩ rằng đã là hiệu trưởng thì trước tiên mình phải thực sự gương mẫu trong mọi việc, từ tự học cho đến ứng xử với phụ huynh, học sinh. Tôi nghĩ, cứ làm một cách thật tâm thì anh em giáo viên, phụ huynh và học sinh chắc chắn sẽ cảm nhận được và sẽ đồng hành với mình. Có như vậy thì mới truyền cảm hứng được tới các giáo viên”.
Chị Liên còn rất quan tâm đến việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh. Nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp phong phú và có tính giáo dục cao như Rung chuông vàng, Thi hát và kể chuyện bằng Tiếng Anh… Nhà trường cũng tổ chức cho học sinh làm quen với giáo dục STEM như học lập trình robot, cùng tái chế vỏ chai nhựa, hộp cacton… thành những sản phẩm có ích, thân thiện với môi trường.
Thanh Hùng
Quà 20/11 đầu tiên là một chiếc cà vạt màu đen treo ở xe 81 cà tàng kèm lời nhắn “Em thấy thầy thích mang cà vạt màu đen nên em tặng thầy làm kỷ niệm...”.
">'Đừng ngộ nhận quà 20/11 to sẽ được cô quan tâm hơn...'
Ông Sen cho biết, theo một điều tra về thu nhập, trong số 984 giảng viên của trường có khoảng 70 người có mức lương dưới 4 triệu đồng/tháng.
Trường có ý muốn trợ cấp thêm thu nhập nhưng có trên 30 người từ chối vì nhà có công ty riêng. Chỉ còn hơn 30 người có mức lương thấp, nhưng so với tổng số giảng viên thì con số này không đáng kể.
Dưới 4 triệu đồng/tháng là mức lương theo quy định; ngoài ra giảng viên còn có thêm thu nhập khác như dạy thêm ngoài giờ, tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học (trả trực tiếp...).
Ông Võ Văn Sen tại buổi họp báo. |
Cũng theo ông Sen, hiện tại trường đã giảm tối đa hệ vừa làm vừa học từ 8.000 sinh viên xuống còn 3.000.
Hệ này được xem là "bầu sữa” của giảng viên; nhưng việc giảm chỉ tiêu không ảnh hưởng tới thu nhập vì thầy cô có thu nhập bù từ công việc khác.
Giải thích về hiện tượng giảng viên đại học của trường đi dạy cho các trường khác, ông Sen bày tỏ:
“Chúng tôi không thể cấm chuyện này, vì đây là khó khăn chung của trường đại học Việt Nam hiện nay. Chúng tôi không thể bắt các giảng viên phải toàn tâm toàn ý cho trường mình vì ngay cả Trường ĐH Quốc tế - trả lương giảng viên tới hơn 20 triệu mỗi tháng - cũng không cấm được giảng viên đi dạy ở trường khác. Bởi, dẫu có trả cao như mức trên cũng “thua rất xa” mức thu nhập khi dạy thêm, thậm chí còn không bằng những trường chỉ trả lương 7- 8 triệu mà cho giảng viên đi dạy bên ngoài".
Theo ông Sen, xảy ra hiện tượng giảng viên "chạy sô" là do số lượng giảng viên có trình độ quá ít, lại chủ yếu tập trung ở các trường công lập.
Đặc biệt có nhiều trường đại học chỉ có 5-10 tiến sĩ cơ hữu trong khi có hàng chục ngàn sinh viên; vì vậy phải “mượn” tên giảng viên trường khác, nhất là trường tư “mượn” trường công.
Cũng theo ông Sen, Luật Giáo dục hiện nay chỉ quy định nếu giảng viên không hoàn thành nhiệm vụ tại chỗ sẽ không được đi dạy nơi khác.
Trường chỉ có biện pháp duy nhất là quy định về nghiên cứu như công bố khoa học, số lượng giờ giảng để giảng viên hoàn thành nhiệm vụ. Khi đã hoàn thành, giảng viên có thể đi làm thêm bên ngoài.
Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM sẽ thực hiện giảm quy mô đào tạo ở các hệ chính quy và vừa học hệ làm, nhưng sẽ tăng quy mô hệ sau đại học để phát triển trường theo định hướng nghiên cứu.
Trong kỳ tuyển sinh năm 2017 chỉ tiêu của trường là 2.850 thí sinh.
Trường đã tuyển được 2. 750 thí sinh chứ không sử dụng hết số chỉ tiêu còn lại.
Theo ông Sen, có thể chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm của trường sẽ cố định ở mức 2.700 đến 2.800 thí sinh.
Lê Huyền
">Nhiều giảng viên Trường Nhân văn TP.HCM có mức lương dưới 4 triệu đồng
Theo chồng sắp cưới của Hoa khôi Nam Em, những ngày qua cô vẫn giữ chế độ ăn uống bình thường, tuy nhiên có thể do cường độ làm việc không điều độ, tinh thần bị căng thẳng nên khiến sức khỏe bị yếu đi.
"Hiện tại, Nam Em vẫn nhập viện chờ bác sĩ theo dõi thêm. Cô ấy vừa ăn cháo xong, đang nghỉ ngơi tĩnh dưỡng. Bác sĩ có dặn cô ấy cần được ăn uống, bồi bổ đầy đủ để mau hồi phục. Nếu tình hình sức khỏe được cải thiện có thể được xuất hiện vào ngày mai (29/2)", ông Cường cho biết.
Chồng sắp cưới của Hoa khôi Nam Em cho biết, hiện có ông và trợ lý chăm sóc Nam Em tại bệnh viện. Sáng nay, Nam Anh (chị gái Nam Em) cũng đến bệnh viện để chăm sóc em gái.
Theo ông Cường, vào sáng nay ông đã trình bày đầy đủ hồ sơ bệnh án của Nam Em cho Sở TT&TT TPHCM. Về nội dung trong buổi làm việc, ông Cường xin được giữ kín.
Trao đổi với phóng viên Dân trí sáng 27/2, bà Võ Thị Thu Sương - Chánh Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM - xác nhận phía Sở đã có giấy mời Hoa khôi Nam Em lên làm việc vào ngày 28/2, sau những buổi livestream vừa qua.
Cùng thời điểm, đại diện của người đẹp cũng xác nhận cô sẽ có mặt trình diện tại Sở đúng theo giấy mời.
Trước đó, Nam Em gây xôn xao dư luận khi liên tục livestream (phát trực tiếp) và có những phát ngôn liên quan đến giới nghệ sĩ. Trên sóng trực tiếp, người đẹp không ngại khơi lại chuyện tình cảm ồn ào trong quá khứ, đồng thời dùng những câu từ gợi nhắc đến vài người nổi tiếng khác với thông tin tiêu cực.
Hoa khôi, ca sĩ Nam Em sinh năm 1996 tại Tiền Giang, được nhiều người biết đến khi đăng quang cuộc thi Hoa khôi Đồng bằng sông Cửu Long 2015.
Sau đó, người đẹp đại diện Việt Nam dự thi Hoa hậu Trái Đất 2016, dừng chân ở top 8 và tham gia Hoa hậu Thế giới Việt Nam 2022, đạt thành tích top 10.
">Nam Em nhập viện cấp cứu trên đường đến trình diện Sở, sức khỏe giờ ra sao?
Nhận định, soi kèo Al Taawoun vs Al
TIN BÀI KHÁC
Cứ hỏi tiền là chồng nói không có
Ngày 14/11, ông Nguyễn Trọng Hoàn, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT Nghệ An cho biết, đơn vị đã đề nghị Trường THPT Lê Lợi và Phòng GD-ĐT huyện Tân Kỳ (Tân Kỳ, Nghệ An) đến thăm hỏi thầy trò là nạn nhân vụ hành hung giữa sân trường.
“Đơn vị cũng yêu cầu Trường THPT Lê Lợi phối hợp với Công an huyện Tân Kỳ làm rõ hành vi gây rối an ninh, trật tự trong trường học của ba đối tượng lạ mặt để xử lý” - ông Hoàn nói.
Em T., học sinh lớp 12A8, bị một đối tượng dùng gạch đánh vào đầu, phải nhập viện khâu 10 mũi |
Trước đó, vào khoảng 14h30 ngày 13/11, phát hiện có 2 nam thanh niên đi xe máy vào Trường THPT Lê Lợi, thầy giáo Nguyễn Văn Giáp, Bí thư Đoàn trường đã đến nhắc nhở họ ra ngoài khu vực trường.
Bất ngờ ngay lúc đó có thêm một thanh niên nữa từ ngoài trèo tường vào và chạy đến đánh thầy Giáp. Thấy sự việc, nhiều người đã đến can ngăn. Trong lúc hỗn loạn, em Tài (học sinh lớp 12A8) bị một đối tượng dùng gạch đánh vào đầu, bị thương nặng.
Sau sự việc, ba đối tượng bỏ đi. Tuy nhiên, cả ba đã bị Công an xã Tân Phú và Công an huyện Tân Kỳ bắt giữ ngay sau đó.
Thầy Giáp và em Tài được đưa vào bệnh viện trong tình trạng bị thương nặng, chảy nhiều máu, riêng em Tài phải khâu 10 mũi vùng đầu.
Ông Trần Đình Năm, Hiệu trưởng Trường THPT Lê Lợi cho biết hiện sức khỏe của thầy Giáp và em Tài đã ổn định, nhà trường đang xác minh động cơ của ba thanh niên đã xông vào trường gây rối.
Bá Cường
">Côn đồ lao vào trường đánh thầy giáo, học sinh cấp cứu
=> Xem thêm những hình ảnh làng sao mới nhất trên VietNamNet.
Thu Lê
Diễn viên đóng MV 'Tình đơn phương' của Đan Trường qua đời ở tuổi 45Nữ diễn viên đóng MV 'Tình đơn phương' của Đan Trường qua đời ở tuổi 45 sau thời gian bạo bệnh.">Sao Việt 24/2/2024: Lệ Quyên xách túi tiền tỷ, Cát Tường bị chê tạo dáng ăn nho
Một cô giáo ở Đà Nẵng bị cho là tát học sinh (HS) đến trầy má (và cơ quan chức năng đã xác định hành vi của cô giáo chỉ là vô tình).
Một cô giáo khác xót con bị trầy má xông vào tát cô giáo của con mình.
Nếu căn cứ vào quy định pháp luật thì cả hai cô giáo đều sẽ bị phạt 5-10 triệu đồng cho hành vi bạo lực này.
Là giáo viên mấy chục năm, tôi đã thật thiếu sót và giật mình khi bây giờ mới biết về Nghị định 138/2013 xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục qua vụ xử phạt 5 triệu đồng đối với cô giáo có hành vi đánh HS.
Đọc văn bản mà tôi rùng mình. Nghề giáo thời nay thực sự nguy hiểm quá! Bất cứ lúc nào các nhà giáo cũng có thể phạm pháp bởi hầu như ai cũng từng có một vài lần “xâm phạm thân thể người học” theo kiểu thân mật vỗ vai HS: “Nhóc! Sao đi trễ hoài vậy?” hoặc gắt gỏng phát vào mông đứa bé: “Sao không đứng ngay hàng thẳng lối”. Đôi lúc chúng ta còn nhéo tai học trò: “Sao con lại ăn hiếp bạn?”. Chẳng may các hành vi ấy bị xem là “xâm phạm thân thể” thì nguy hiểm quá!
Cô trò tâm tình cùng nhau trong ngày khai giảng. Ảnh: HTD |
Đánh học trò, dù gì đi nữa, là sai, là khó chấp nhận. Nhưng đó có phải nhằm làm cho HS đau đớn, có phải là ngược đãi hay xâm phạm thân thể hay không còn phải căn cứ vào thái độ của giáo viên, bối cảnh sự việc, tình cảm của học trò… Rất nhiều thầy cô giáo đã từng đánh HS của mình với tâm thế như của cha mẹ dạy con. Hàng triệu người trưởng thành cũng đã từng đôi lần bị ăn đòn thuở còn đi học nhưng không hề oán trách thầy cô của họ. Và nếu bất cứ việc đánh HS nào cũng bị máy móc xem là “xâm phạm thân thể người học” thì hàng trăm ngàn thầy cô giáo trên khắp đất nước đang phạm pháp một cách vô tình.
Vấn đề ở chỗ xâm phạm thân thể người học như thế nào sẽ bị phạt 5 triệu đồng, như thế nào thì phạt 10 triệu đồng và như thế nào là không vi phạm? Hành vi của cô giáo ở Đà Nẵng được công nhận là vô ý nhưng cô vẫn bị phạt 5 triệu đồng đó thôi! Vậy thì cái vô ý nào thì được cho qua và cái vô ý nào thì phải xử phạt?
Phải chăng những vụ việc “lặng lẽ” thì dễ được xí xóa và vụ nào bị đưa lên các phương tiện truyền thông thì sẽ bị xử lý mạnh tay? Với cách quy định như Nghị định 138/2013 thì khi xử lý vụ việc, mức độ vi phạm nặng hay nhẹ đều phụ thuộc nhận định chủ quan của người có thẩm quyền. Kẽ hở này khiến thầy cô giáo chúng tôi vô cùng hoang mang.
Cái tát này không chỉ có giá 5 triệu đồng. Cái tát này có cái giá lớn hơn rất nhiều, bởi nó đang làm các thầy cô giáo vừa đứng trên bục giảng vừa hoang mang bởi sự rủi ro của nghề nghiệp quá lớn, bởi sự tủi nhục khi bị phụ huynh phản ứng bất chấp lý do và bởi nỗi lo không biết khi nào sẽ bị vướng vào các quy định chưa rõ ràng trong nghị định trên.