Nhận định, soi kèo Club America vs Chivas Guadalajara, 09h00 ngày 22/5
本文地址:http://slot.tour-time.com/news/4b499230.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Velez Sarsfield vs Sarmiento, 7h15 ngày 15/4: Tin ở chủ nhà
Ford Escort (1990)
Ford Escort thất bại vì giá cao, trang bị nghèo nàn. Ảnh: Autocar |
Khi Ford Escort thế hệ 5 ra mắt vào năm 1990, chiếc xe này đã được hãng Ford phân phối trên toàn cầu. Tuy nhiên không giống như những bậc đàn anh, chiếc Escort mới có thiết kế bề ngoài thiếu điểm nhấn, được định giá quá cao và trang bị nghèo nàn.
Mẫu xe này không được thị trường đón nhận và chỉ kéo dài được 2 năm cho đến khi bị dừng sản xuất.
Phải đến năm 1998, hãng Ford mới có thể lấy lại tên tuổi đã mất qua mẫu xe Ford Focus danh tiếng.
Vector W8 (1990)
![]() |
Vector W8, siêu xe 400.000 USD nhưng chất lượng thấp. Ảnh: Autocar |
Vector W8 là mẫu xe thể thao được chế tạo bởi hãng ô tô Mỹ Vector Aeromotive Corporation từ năm 1990 đến năm 1993. Mặc dù có giá lên tới 400.000 USD nhưng chất lượng của chiếc xe này lại không hề đáng tin cậy.
Năm 1991, ngôi sao quần vợt Andre Agassi đã quyết trả lại chiếc xe Vector W8 mới mua và đòi hoàn tiền sau khi chiếc xe này gặp lỗi quá nhiệt ở hệ thống xả. Cũng trong năm đó, tạp chí xe hơi uy tín Car and Driver cũng không thể thực hiện được bài đánh giá xe Vector W8 do cả 3 mẫu thử nghiệm bị gặp trục trặc.
Trước những đánh giá tiêu cực từ phía truyền thông, hãng Vector Aeromotive Corporation đành phải tạm dừng sản xuất mẫu xe này vào năm 1993.
Nissan Serena (1992)
![]() |
Nissan Serena bị chê tơi tả vì có tốc độ rùa bò. Ảnh: Autocar |
Xe đa dụng MPV đã trở thành xu hướng dẫn đầu thị trường xe trong suốt những năm 90. Tuy nhiên không phải chiếc MPV nào cũng thành công và được sự đón nhận từ khách hàng. Lý do chiếc Nissan Serena thất bại bởi vì nó có thiết kế mờ nhạt cùng với động cơ hiệu suất vô cùng thấp.
Chiếc xe này phải mất 35 giây để tăng tốc từ 0-100 km/h và vận tốc tối đa cũng chỉ 130 km/h.
Cadillac Seville (1997)
![]() |
GM vẫn tiếp tục lặp lại sai lầm với mẫu xe Cadillac Seville. Ảnh: Autocar |
Mẫu Cadillac Seville thế hệ thứ 5 ra mắt thị trường vào năm 1997. Khi đó tất cả các hãng xe khác đều hiểu rằng cần chăm chút đầu tư tổng thể vào sản phẩm từ ngoại thất, nội thất đến các tính năng tiện nghi mới có thể nhận được sự ủng hộ của khách hàng.
Tuy nhiên, GM đã tìm cách cắt giảm chi phí sản xuất để tăng lợi nhuận. Và điều tất yếu là người sử dụng đã nhanh chóng nhận ra chiếc xe có chất lượng dưới mức trung bình và quay lưng với nó.
Jaguar S-Type (1999)
![]() |
Jaguar S-Type có kiểu dáng thiết kế quá lỗi thời. Ảnh: Autocar |
Vào những năm 90, hãng xe sang Jaguar đã phải trải qua giai đoạn khó khăn khi các mẫu xe của công ty sản xuất ra luôn bị người tiêu dùng đánh giá thấp. Điều này đòi hỏi Jaguar phải tự làm mới mình, thay vì tiếp tục sử dụng kiểu thiết kế cũ mà khách hàng đã ngán tận cổ.
Tuy nhiên, trái với mong đợi của người hâm mộ, ban lãnh đạo Jaguar vẫn tiếp tục tung ra mẫu S-Type, có thiết kế và cách đặt tên đã lạc hậu vài chục năm.
Phải đợi đến năm 2008, hãng xe này mới thật sự tạo ra được sự đột phá với dòng xe XF thế hệ mới.
Jaguar X-Type (2001)
![]() |
Jaguar X-Type tiếp tục lặp lại sai lầm của S-Type. Ảnh: Autocar |
Sau khi bán ra mẫu Jaguar S-Type với kiểu dáng cổ lỗ được 2 năm, Jaguar tiếp tục "bổn cũ soạn lại" khi ra mắt dòng xe sedan cỡ nhỏ Jaguar X-Type.
Được sản xuất dựa trên khung gầm cơ sở của chiếc Ford Mondeo, hãng Jaguar kỳ vọng sẽ bán được 100.000 chiếc X-Types mỗi năm. Tuy nhiên, ngay cả trong khoảng thời gian bán hàng chạy nhất, doanh số của X-Types cũng chỉ đạt 50% kỳ vọng.
Thiết kế ngoại thất lạc hậu, thiếu độ tin cậy và động cơ hao xăng là những gì khách hàng nhận xét về mẫu xe này.
Lincoln Blackwood (2002)
![]() |
Lincoln Blackwood bị chê vì không có ưu điểm gì của dòng xe bán tải. Ảnh: Autocar |
Xe bán tải rất phổ biến ở Mỹ vì chúng được trang bị hệ dẫn động bốn bánh, khoảng sáng gầm lớn, có thể đi được trên nhiều địa hình kèm khả năng chuyên chở ấn tượng.
Nhưng chiếc Lincoln Blackwood lại hoàn toàn ngược lại, mẫu xe này chỉ có dẫn động cầu sau, khoảng sáng gầm thấp, thùng sau có nắp đậy nhưng lại khiến cho khả năng chở hàng bị giảm đi đáng kể.
Hãng Lincoln chỉ sản xuất mẫu xe này trong một năm nhưng phải mất hai năm nữa để bán hết hàng tồn.
Renault Avantime (2002)
![]() |
Renault Avantime có thiết kế đẹp nhưng chất lượng hoàn thiện kém. Ảnh: Autocar |
Mặc dù được quảng cáo là một mẫu xe 4 chỗ sang trọng nhưng thực chất hàng ghế sau của Renault Avantime rất chật chội.
Phần nội thất bên trong xe có chất lượng kém, trong khi xe có trọng lượng rất nặng khiến nó trở nên ì ạch và hao xăng. Tuy ý tưởng thiết kế là rất tốt nhưng hãng Renault đã đã không chú trọng vào khâu hoàn thiện chất lượng sản phẩm khiến Avantime thất bại một cách đáng tiếc.
Rover CityRover (2003)
![]() |
Rover CityRover, sản phẩm "treo đầu dê bán thịt chó". Ảnh: Autocar |
Hãng xe MG Rover đã tự đánh giá họ là một thương hiệu hạng sang tương đương với các thương hiệu cao cấp như BMW và Audi, hoặc chí ít cũng bằng Volkswagen hoặc Volvo.
Đó là lý do tại sao hãng xe này cố gắng bán chiếc Rover CityRover, một phiên bản cải tiến từ chiếc Tata Indica do Ấn Độ sản xuất cho những khách hàng ở Anh. Có tin đồn rằng MG Rover đã mua Tata Indica với giá dưới 1000 Bảng, sau đó cố gắng bán chúng với giá 7000 Bảng trở lên.
Tất nhiên, chiến lược này đã không thể thành công. Mẫu xe này bị ngừng sản xuất vào năm 2005 cùng với sự phá sản của công ty MG Rover.
Saturn Ion (2003)
![]() |
Saturn Ion, giá rẻ nhưng chất lượng thua xa hàng Nhật. Ảnh: Autocar |
Mẫu Saturn Ion được hãng General Motors tung ra vào năm 1985, với sứ mệnh quan trọng là cạnh tranh với các mẫu xe cỡ nhỏ, giá rẻ đến từ Nhật Bản.
Yếu tố giá rẻ đã đạt được nhưng chất lượng của Saturn Ion lại thua xa hàng Nhật.
Chiếc "sao Thổ" của GM bị đánh giá có thiết kế không khoa học, khả năng điều khiển kém. Ngoài ra, quy trình sản xuất cũng gặp lỗi dây chuyền khiến cho GM phải tiến hành hơn 10 đợt triệu hồi sản phẩm. Đây là một trong những lý do chính dẫn đến sự thất bại và dừng sản xuất của Saturn Ion vào năm 2010.
Subaru Tribeca (2006)
![]() |
Subaru Tribeca bỏ lỡ cơ hội tại Anh vì chọn nhầm động cơ. Ảnh: Autocar |
Subaru luôn là một thương hiệu nhỏ, ít tiếng tăm tại thị trường xe Anh quốc. Nhưng vào giai đoạn trào lưu xe SUV đang thịnh hành, đáng lẽ chiếc Subaru Tribeca cũng đã tạo được một dấu ấn đáng kể.
Tuy nhiên, thị hiếu khách hàng tại đây đang chuộng động cơ diesel mà hãng xe Nhật Bản lại chỉ cung cấp phiên bản động cơ xăng 6 xi-lanh ngốn nhiên liệu.
Dễ hiểu, khách hàng tại Anh đã không để ý mẫu xe này.
Ford Ecosport (2014)
![]() |
Ford Ecosport bị đánh giá thấp về thiết kế. Ảnh: Autocar |
Kể từ khi Mondeo xuất hiện vào năm 1993, hãng xe Ford liên tục tung ra các mẫu xe chất lượng và được đánh giá cao .
Tuy nhiên, chiếc Ecosport 2014 lại là ngoại lệ. Hệ thống truyền động của xe hoạt động không mượt mà cộng với kết cấu khung gầm thô cứng làm hỏng cả danh tiếng mà Ford đã cố công xây dựng.
Alfa Romeo 4C (2013)
![]() |
Alfa Romeo 4C vẫn còn thiếu nhiều thứ để trở nên hoàn hảo. Ảnh: Autocar |
Trong lịch sử của Alfa Romeo, hãng xe này đã có nhiều lần bỏ lỡ cơ hội đáng tiếc. Điển hình trong số đó phải kể đến là sự ra mắt của mẫu Alfa Romeo 4C, một chiếc xe thể thao có thân vỏ bằng sợi carbon nguyên khối với kiểu dáng tuyệt đẹp.
Tuy nhiên, hệ thống treo của Alfa Romeo 4C lại không được tinh chỉnh chính xác dẫn đến một số lỗi khả năng xử lý. Đồng thời việc chỉ cung cấp phiên bản số tự động cũng làm cho những người yêu thích loại xe số sàn thấy nuối tiếc.
Quỳnh Anh (Theo Autocar)
Trân trọng mời bạn đọc cộng tác, gửi tin bài, video về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Xin cảm ơn!
Thiết kế xấu, lỗi kỹ thuật liên tục, giá thành quá cao là những lý do khiến những mẫu xe sang dưới đây của những hãng tên tuổi như Aston Martin, Cadillac, Jaguar, Audi...có tuổi thọ ngắn ngủi trên thị trường.
">Vận hành kém, siêu xe 400.000 USD bị ngôi sao quần vợt trả lại hãng
Trao đổi với phóng viên ICTnews tại buổi ký kết hợp tác giữa Đông Dương Telecom và công ty điện lực TP.Hà Nội, ông Chiến cho biết Đông Dương Telecom hiện đang đám phán sử dụng hạ tầng di động của Viettel để cung cấp dịch vụ ảo.
">Quý 3/2011, Đông Dương Telecom khai trương mạng di động ảo
Hôm nay, lực lượng Cảnh sát hình sự công an TP Cần Thơ cho biết vừa triệt phá 1 trường gà cực lớn trên địa bàn quận Cái Răng vào chiều qua.
![]() |
Gần 30 người tham gia đá gà ăn tiền bị công an bắt gọn |
Theo cảnh sát, chiều qua các trinh sát hình sự công an TP Cần Thơ phối hợp cùng công an quận Cái Răng bắt gọn 29 đối tượng đang sát phạt ăn thua với hình thức đá gà ăn tiền tại một bãi đất trống thuộc tổ 68 (KV 10, phường Hưng Phú, quận Cái răng).
![]() |
Tang vật công an thu giữ tại hiện trường |
Tại hiện trường, lực lượng chức năng đã thu giữ hơn 270 triệu đồng tiền mặt, 27 ĐTDĐ, 7 con gà và nhiều tang vật có liên quan.
Theo lời khai ban đầu, các đối tượng tự “cáp độ” với nhau qua điện thoại, sau đó đến điểm hẹn là bãi đất trống để đá gà ăn thua bằng tiền.
Trước đó, chiều 28/1 (mùng 1 Tết), các trinh sát lực lượng Cảnh sát hình sự Công an TP Cần Thơ cũng bắt quả tang 42 đối tượng đang sát phạt ăn thua bằng hình thức đá gà ăn tiền tại một bãi đất trống tại phường Long Hoà, quận Bình Thuỷ.
![]() |
Tiền và tang vật của vụ đá gà ngày mùng 1 Tết bị công an thu giữ |
Cảnh sát đã bắt gọn 42 đối tượng, thu giữ hơn 145 triệu đồng, 36 ĐTDĐ, 12 con gà và 40 xe máy.
Hoài Thanh
">Tin nóng: Triệt phá trường gà 'khủng', thu hàng trăm triệu đồng
Nhận định, soi kèo Iberia vs Gareji, 22h00 ngày 14/4: Bức tranh tương phản
Đây là một trong những vị trí trên xe mà bạn không nên trang trí. Bởi nếu không cẩn thận, những đồ trang trí có thể ảnh hưởng đến hoạt động của túi khí khi xảy ra tai nạn hoặc gây vướng víu cho tài xế khi vào cua hay rẽ đột ngột.
Bảng điều khiển
![]() |
Bảng điều khiển cũng là vị trí không nên đặt quá nhiều đồ trang trí (Ảnh: Amazon) |
Nhiều người thường có thói quen đặt tượng phật, đồ chơi hay các thiết bị điện tử trên bảng điều khiển của xe. Tuy nhiên, trên thực tế, những vật này có thể là nguyên nhân dẫn đến tai nạn nếu không được giữ, cố định chắc chắn.
Trong trường hợp xe phanh gấp, những đồ vật này có thể văng ra, đập vào người ngồi trên xe và gây thương tích. Chưa kể, chúng còn thu hẹp tầm nhìn của tài xế trong nhiều tình huống.
Gương chiếu hậu
![]() |
Đồ trang trí trên gương chiếu hậu có thể làm giảm tầm nhìn của tài xế (Ảnh: Amazon) |
Một trong những lí do chính mà bạn không nên treo đồ trang trí trên gương chiếu hậu là chúng có thể cản trở tầm nhìn của bạn khi tham gia giao thông.
Bên cạnh đó, nếu treo những đồ vật quá nặng trong thời gian dài thì gương chiếu hậu của xe có thể không chịu được, dẫn đến bị gãy hoặc bị vỡ khi đồ trang trí va, đập vào. Điều này rất nguy hiểm cho tài xế khi tham gia giao thông.
Biển số xe
![]() |
Biển số xe cũng là vị trí cần lưu ý (Ảnh: Thanh Phong Auto) |
Nhiều chủ xe hay dán các decal trang trí vào biển số xe của mình mà không lường trước được nguy cơ bị cảnh sát “tuýt còi”. Việc dán decal nếu không cẩn thận có thể che khuất tầm biển số khiến chủ xe bị phạt nặng. Tại Việt Nam, hành vi che chắn biển số có thể bị phạt từ 100.000 đồng – 200.000 đồng.
Bên cạnh việc chú ý trang trí đúng vị trí trên xe mà bạn cũng nên cân nhắc và lựa chọn mua các phụ kiện chính hãng nếu có ý định “tân trang” cho xế cưng của mình. Trên thực tế đã có không ít trường hợp mua phải những đồ trang trí, phụ kiện không chính hãng khiến chủ xe tiền mất tật mang.
Mai Lý (Theo The News Wheel)
Mọi ý kiến, tin bài, video cộng tác xin gửi về Ban Ô tô xe máy, email: otoxemay@vietnamnet.vn. Xin cảm ơn!
Thời gian gần đây, nhiều mẫu xe giá rẻ bất ngờ biến mất khỏi trang thông tin chính thức của các hãng làm dấy lên thông tin những mẫu xe này đã bị "khai tử" tại thị trường Việt Nam.
">Những vị trí không nên trang trí trên xe ô tô
Tỷ phú Jeff Bezos đã đầu tư 1 tỷ USD mỗi năm để đưa du lịch vũ trụ trở thành hiện thực trong tháng 7 này.
">Tencent tiếp tục 'nuốt' các startup, trợ lý Google lén ghi âm người dùng
Nhà vật lý thiên văn Nguyễn Quang Riệu tại đài quan sát không gian Onsala, Thụy Điển năm 1982. Ảnh: VNP.
Những cuốn sách nổi tiếng của ông có thể kể đến như: "Vũ trụ phòng thí nghiệm thiên nhiên vĩ đại", "Lang thang trên dải Ngân Hà", "Sông Ngân khi tỏ khi mờ", "Bầu trời tuổi thơ".
Từ năm 1976, ông thường xuyên về nước tham gia phát triển, phổ biến ngành vật lý thiên văn và vật lý môi trường, hai lĩnh vực nghiên cứu còn non trẻ ở Việt Nam.
Giáo sư Nguyễn Quang Riệu là một trong số rất ít nhà khoa học gốc Việt trên thế giới đạt được những thành công trong thiên văn, ngành khoa học ít điều kiện phát triển tại Việt Nam. Ngoài ra, ông còn là một trong những khoa học gia tiên phong trong phổ biến, gợi mở tình yêu của giới trẻ Việt đối với thiên văn.
Giáo sư Trịnh Xuân Thuận
Giáo sư Trịnh Xuân Thuận hiện là Giáo sư ngành vật lý thiên văn tại Đại học Virginia, Mỹ. Sinh năm 1948 tại Hà Nội, sau đó ông theo gia đình vào TP.HCM sinh sống. Năm 1966, ông sang Thụy Sỹ học ngành vật lý. Một năm sau, ông giành được học bổng lên thẳng năm thứ hai của ba trường đại học danh tiếng bậc nhất nước Mỹ.
Giáo sư Thuận cũng là nhà văn với nhiều cuốn sách có giá trị cao về vũ trụ học, bàn về suy nghĩ trong mối tương quan giữa khoa học và niềm tin bản thân.
Ông được trao nhiều giải thưởng trong lĩnh vực thiên văn và văn hoá xã hội: Năm 2007, ông được trao Giải Moron của Viện Hàn lâm Pháp cho tác phẩm “Les Voies de la lumière” (Những con đường của ánh sáng) và Giải Kalinga 2009 của UNESCO về các đóng góp trong đại chúng hóa khoa học.
Giáo sư Trịnh Xuân Thuận còn là nhà văn với nhiều cuốn sách bàn về vũ trụ học và tôn giáo. Ảnh: Victorforero. |
Năm 2012, ông lại được trao giải Prix mondial Cino del Duca (Giải thưởng Thế giới của Fondation Simone et Cino del Duca) của Viện Pháp.
Năm 2014, Chính phủ Pháp trao Huân chương Bắc Đẩu Bội tinh cho ông vì những đóng góp thúc đẩy sự phát triển văn hóa khoa học, hợp tác xuyên Đại Tây Dương trong lĩnh vực vật lý thiên văn.
Trịnh Hữu Châu - phi hành gia bay vào vũ trụ
Trịnh Hữu Châu (còn gọi là Eugene Trinh) sinh năm 1950 tại Sài Gòn. Năm 2 tuổi ông sang Paris sinh sống cùng gia đình, đến năm 1968 bắt đầu định cư tại Mỹ.
Ông tốt nghiệp Đại học Columbia năm 1972, sau đó nhận học bổng và hoàn thành luận án thạc sĩ vật lý và triết học trong hai năm 1974 và 1975. Hai năm sau, ông nhận bằng tiến sĩ vật lý ứng dụng ở Đại học Yale. Năm 1979, ông làm việc tại phòng thí nghiệm về sức đẩy phản lực của NASA. Hiện tại, ông là Giám đốc bộ phận khoa học tự nhiên tại trụ sở của NASA ở thủ đô Washington, Mỹ.
![]() |
Phi hành gia Trịnh Hữu Châu cùng phi hành đoàn tàu con thoi Columbia 12 số hiệu STS-50. Ảnh: NASA. |
Cùng với phi hành đoàn tàu Columbia STS-50, ông thí nghiệm động lực học chất lỏng, kỹ thuật điều khiển chất lỏng trong điều kiện không bình chứa trên quỹ đạo trong gần 14 ngày (cuối tháng 6 đến đầu tháng 7 năm 1992).
Trịnh Hữu Châu trở thành người Mỹ gốc Việt đầu tiên bay vào vũ trụ vào ngày 25/6/1992 trong chuyến bay STS-50 của NASA, ở ngoài vũ trụ 13 ngày 19 giờ 30 phút. Sau anh hùng Phạm Tuân, đây là dòng máu Việt thứ 2 bay vào vũ trụ.
Trong một buổi thuyết trình, khi được hỏi ông đã nhìn thấy gì lúc ở trên quỹ đạo, Trịnh Hữu Châu trả lờ: "Đó là Việt Nam. Tôi đã nhìn thấy quê hương tôi. Nó mới hiền hòa làm sao".
Viện sĩ Viện Hàn lâm Không gian Quốc tế Nguyễn Xuân Vinh
Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh sinh năm 1930 tại Yên Bái. Năm 1950, ông tốt nghiệp Trung học Phổ thông chương trình Pháp tại Hà Nội với văn bằng Tú tài toàn phần. Từ khi còn nhỏ, ông đã là người có năng khiếu toán. Ông viết sách từ rất sớm. Khi còn là học sinh, ông đã có sách được xuất bản.
Năm 1962, ông đến Mỹ để bắt đầu sự nghiệp khoa học khi 32 tuổi. Năm 1965, ông là người đầu tiên được cấp bằng Tiến sĩ về Khoa học Không gian tại Đại học Colorado. Ba năm sau, ông làm giảng sư tại Đại học Michigan. Năm 1972, ông được phong hàm Giáo sư. Cũng trong năm này, ông lấy tiếp bằng Tiến sĩ toán học tại Đại học Sorbonne, Paris, Pháp.
Năm 1982, ông là giáo sư của ngành Toán ứng dụng tại Đại học Quốc gia Thanh Hoa, Đài Loan. Hai năm sau, Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh là người Mỹ thứ ba và là người châu Á đầu tiên được bầu vào Viện Hàn lâm Quốc gia Hàng không và Không gian Pháp. Đến năm 1986, ông trở thành Viện sĩ chính thức của Viện Hàn lâm Không gian Quốc tế.
![]() |
Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh trong một cuộc phỏng vấn năm 2016. Ảnh: YouTube. |
Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh là người Việt Nam đầu tiên, cũng là người đầu tiên ở Đại học Colorado được cấp bằng Tiến sĩ Khoa học Không gian sau khi thực hiện thành công nghiên cứu công trình tính toán quỹ đạo tối ưu cho Phi thuyền do NASA tài trợ.
Những lý thuyết của ông đã góp phần quan trọng đưa các phi thuyền Apollo lên Mặt Trăng thành công, đồng thời ứng dụng vào thu hồi các phi thuyền con thoi trở về Trái Đất an toàn. Ông còn là nhà văn với bút danh Toàn Phong với nhiều tác phẩm nổi tiếng được xuất bản.
Ông thường xuyên được mời tham gia thuyết trình thỉnh giảng tại nhiều đại học lớn và các hội nghị quốc tế.
Năm 1999, ông nghỉ hưu. Đại học Michigan phong tặng ông danh hiệu Giáo sư Danh dự ngành Kỹ thuật Không gian vì những đóng góp cho khoa học và giáo dục.
Lưu Lệ Hằng – nhà thiên văn nữ đoạt “Nobel Thiên văn”
Lưu Lệ Hằng (còn gọi Jane Lưu) là nhà thiên văn học người Mỹ gốc Việt sinh năm 1963, quê gốc Bắc nhưng lớn lên ở miền Nam. Năm 1975, bà sang Mỹ định cư. Năm 1984, bà là thủ khoa Cử nhân vật lý tại Đại học Stanford, sau đó là bằng Thạc sĩ Cao học tại Viện Berkeley thuộc Đại học California. Năm 1990, bà nhận bằng Tiến sĩ vật lý thiên thể của Viện Công nghệ Massachussetts (MIT).
Năm 1991, bà nhận Giải thưởng Annie J. Cannon trong Thiên văn học từ Hội thiên văn học Mỹ. Năm 1992, bà nhận bằng tiến sĩ tại Viện Kỹ thuật Massachusetts, nhận học bổng Hubble của Đại học California-Berkeley.
![]() |
Giáo sư Hằng cùng đồng nghiệp, thầy hướng dẫn David Jewitt được tôn vinh vì phát hiện vành đai Kuiper. Ảnh: Shawprize. |
Sau nhiều năm tìm kiếm, bà cùng đồng nghiệp và là thầy hướng dẫn David Jewitt đã khám phá ra vật thể đầu tiên trong vành đai Kuiper. Nhờ những nghiên cứu sau đó về vành đai Kuiper, hai người cùng với Michael E. Brown được trao giải thưởng Kavli năm 2012 của Na Uy trong lĩnh vực thiên văn vật lý. Tiểu hành tinh 5430 Luu được đặt theo tên của bà để vinh danh. Hai người cũng được trao giải Shaw năm 2012 về lĩnh vực thiên văn học.
Từ năm 1994, bà là giảng sư khoa thiên văn học tại Đại học Harvard. Hiện bà làm việc tại Phòng thí nghiệm Lincoln tại Viện Công nghệ Massachusetts.
(Theo Zing)
ictnews Ông Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho biết, trong danh sách 50 người giàu nhất Việt Nam chưa có nhiều người hoạt động liên quan đến khoa học công nghệ (KHCN). Do đó, chỉ khi nào có nhiều người làm giàu nhờ KHCN, Việt Nam mới có thể tiến kịp những nước phát triển.
">Những người Việt Nam nổi tiếng trong thiên văn quốc tế
友情链接