- Nhận định, soi kèo Abidjan vs Al Ahly, 23h00 ngày 11/01: Tạm biệt chủ nhà
- 36 tuổi, xinh đẹp, có học vấn cao nhưng vẫn còn độc thân, tôi trở thành mối lo ngại cho cả gia đình và bạn bè đồng nghiệp. Ai cũng xúm vào mai mối cho tôi. Thậm chí có người còn làm mai cho tôi một người đàn ông đã ngoài 50 tuổi.
Trong suy nghĩ của người thân, ở tuổi này, tôi chỉ cần một tấm chồng, rồi sinh một hai đứa con. Ấy là trọn vẹn.
Tôi không nghĩ thế. Cho nên khi nghe đến đàn ông lớn tuổi, từng có vợ hay có một thói hư tật xấu nào đó, tôi không gặp gỡ hoặc không muốn gặp lại lần hai.
|
Ảnh: S.A |
Tháng trước, thầy giáo thời đại học - người mà tôi rất mến mộ gọi tôi đến gặp. Thầy nói, thầy có một học trò rất phù hợp với tôi.
Anh ta 42 tuổi, đã có bằng tiến sĩ nhưng chưa từng kết hôn. Gia đình anh ta gia giáo, nề nếp và là người Hà Nội gốc.
Gặp anh chỉ chừng 30 phút nhưng thú thật, tôi có chút rung động. Đó là thứ cảm xúc mà cả chục năm nay tôi không cảm nhận được.
Thế nhưng, lần gặp thứ hai (chỉ sau lần gặp thứ nhất 1 ngày) ở quán cafe, anh đã ngỏ lời cầu hôn tôi.
Anh nói với tôi, hiện bố anh đang bị tai biến. Mẹ anh già yếu còn các em gái đã đi lấy chồng. 1 tháng nữa anh lại phải đi Pháp làm nghiên cứu và giảng dạy. Thời gian đi khoảng 3 năm.
Vì vậy, anh muốn cưới vợ để bố mẹ yên tâm. Đồng thời cũng có người ở bên nâng giấc cho bố mẹ lúc anh vắng nhà.
Nếu tôi đồng ý, anh sẽ lập tức cưới và hứa trong tương lai sẽ không làm tôi phải thất vọng vì anh.
Nhìn anh và thông qua lời thầy giáo kể, tôi nghĩ anh là người tốt. Vì sự nghiệp nghiên cứu, học hành nên tình duyên của anh muộn màng. Tuy nhiên, quyết định cưới vội vã thế này tôi vẫn thấy khá mạo hiểm.
Mong mọi người cho tôi lời khuyên.
Nhắn tin rủ vợ bạn ngoại tình, chàng trai nhận kết đắng
Tôi chỉ nhắn tin rủ cô ấy yêu tôi cho vui, vậy mà được đồng ý. Bây giờ, cô ấy quyết bỏ tôi để về với chồng con.
" alt=""/>Tâm sự của gái ế được nam tiến sĩ cầu hôn sau một lần gặp gỡ
- - Sự việc nhóm nữ sinh đánh hội đồng bạn đã xảy ra được 3 năm nhưng mấy ngày nay lại được chia sẻ nhiều trên mạng. Nhóm nữ sinh đánh bạn và quay clip đã bị buộc thôi học 1 năm. Việc chia sẻ những thông tin cũ như vậy có ảnh hưởng gì?
Clip dài 6 phút ghi lại một nhóm bạn nữ dù chân, tay đánh hội động bạn khá dã man. Người chịu đòn là một nữ sinh chỉ biết ôm đầu, khóc và cầu xin. Suốt mấy ngày qua, trên Facebook và Youtube đã có hàng chục nghìn lượt chia sẻ, bình luận bày tỏ sự tức giận với hành động của nhóm nữ sinh trong clip này.
|
Chú thích ảnh: Ảnh cắt ra từ clip trên Facebook. Dù đã xuất hiện từ năm 2011 nhưng clip này khi được dẫn lại, chia sẻ trên Facebook hay Youtube vẫn khiến rất nhiều thành viên bức xúc. |
Tuy nhiên, đây không phải clip mới. Vụ việc này đã từng gây xôn xao vào năm 2011. Chính xác thì vụ việc diễn ra lúc 10g30 ngày 19/4/2011 tại phòng thí nghiệm vật lý của Trường THCS Nguyễn Hiền, sau tiết thí nghiệm học sinh được về sớm. Lúc này K.L (học sinh lớp 76 ) đã rủ hai bạn cùng lớp là T.N, NP và hai bạn học lớp 610 là K.L và Q.N kéo L.H (lớp 76) ra để đánh ghen và quay clip. Không chỉ đánh dã man, nhóm nữ sinh này còn dùng dao lam đe dọa và cởi áo H để bạn khác quay lại.
Nhóm nữ sinh đánh bạn và quay clip đã bị buộc thôi học 1 năm.
Khi phát hiện đây là clip cũ, nhiều người sử dụng mạng đặt vấn đề: Việc chia sẻ một thông tin đã cũ liệu có cần thiết phải khơi lại, làm ầm ĩ trong khi thời gian trôi qua, các nhân vật trong clip đã lớn dần?
Phân tích về sự việc, giảng viên Phan Kiền (Khoa Báo chí&Truyền thông, Trường ĐH Khoa học Xã hội&Nhân văn, ĐH Quôc gia Hà Nội) cho rằng: “Việc đăng lại một thông tin cũ trên mạng không có vấn đề gì cả, nếu không nói là trong nhiều trường hợp còn tốt. Khi dạy báo chí, chúng tôi vẫn dạy sinh viên là thi thoảng phải để ý lại những thông tin đã làm trước đó, một là để kiểm tra xem sự việc đã được giải quyết chưa, hai là trong nhiều trường hợp có những tình tiết mới phát sinh thì sẽ có thêm thông tin cho công chúng theo dõi”.
Theo ông Kiền: Mạng xã hội đang làm được một việc rất quan trọng là đưa những thông tin mà báo chí không có/không đăng (được). Trên báo chí Việt Nam hiện nay có nhiều bài báo chỉ thông tin sơ qua vấn đề rồi để đó.
Nhiều người viết chỉ tiếp cận sơ sài cho xong 1 cái tin hoặc một bài rồi thôi. Thực tế có rất nhiều vụ việc đã bị bỏ qua. Ở khía cạnh này, việc mạng xã hội share (chia sẻ) lại những thông tin cũ cũng là một cách để cùng kiểm chứng lại xem vấn đề đã được giải quyết thấu đáo chưa. Đó là mặt tốt.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp như trường hợp video clip học sinh đánh nhau ở trên thì lại là một trường hợp đặc thù.
"Không nên khơi lại một chuyện không đáng khơi/không đáng nghĩ lại nữa vì nó chẳng tốt đẹp gì và thậm chí còn có thể tạo ra "hiệu ứng ngược" trong thông tin với những độc giả chưa đủ nhận thức" -ông Kiền nói.
Tuy nhiên, phân tích "lý tính", ông Kiền cho rằng việc đăng lại như trường hợp trên cũng không đến mức phải phản đối bởi:
Thứ nhất, việc nhắc lại một sự việc gây sốc cho cả xã hội dưới một góc độ nghiêm túc, phản biện và cầu thị sẽ giúp chúng ta có dịp nhìn nhận lại chính mình và chính xã hội.
Thứ hai, ngay trong bài viết từ năm 2011, phóng viên đã có ý thức viết tắt tên của các nạn nhân và thủ phạm (đây là một ý thức đối xử rất cần với trẻ vị thành niên mà nhiều báo hiện nay không ý thức được. Khi xem lại thông tin này, biết đâu đấy trong nhận thức mới, các em lại có ý thức hơn trong hành động cho tương lai của mình.
" alt=""/>Sự thật clip nữ sinh đeo khăn quàng đỏ đánh, lột đồ bạn
- - Sở GD-ĐT Nam Định vừa có công văn gửi trưởng phòng GD-ĐT huyện/thành phố, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở hướng dẫn việc nghỉ Tết Nguyên đán Mậu Tuất năm 2018.
|
Ảnh minh họa: Thanh Hùng. |
Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên, người lao động thuộc cơ quan Sở, Phòng GD-ĐT các huyện/TP; các trường mầm non, phổ thông; các trung tâm; trường CĐ Sư phạm nghỉ Tết 7 ngày liên tục (kể cả ngày thứ Bảy và Chủ nhật), từ thứ Tư ngày 14/2/2018 đến hết thứ Ba ngày 20/2/2018 (tức ngày 29 tháng Chạp năm Đinh Dậu đến hết mùng 5 tháng Giêng năm Mậu Tuất).
Học sinh các trường mầm non, tiểu học nghỉ Tết 11 ngày liên tục (kể cả ngày thứ Bảy và Chủ nhật), từ thứ Bảy ngày 10/2/2018 đến hết thứ Ba ngày 20/2/2018 (tức ngày 25 tháng Chạp năm Đinh Dậu đến hết mùng 5 tháng Giêng năm Mậu Tuất).
Học sinh, học viên các trường THCS, THPT, trung tâm GDNN-GDTX nghỉ Tết 10 ngày liên tục (kể cả ngày thứ Bảy và Chủ nhật), từ Chủ Nhật ngày 11/2/2018 đến hết thứ Ba ngày 20/2/2018 (tức ngày 26 tháng Chạp năm Đinh Dậu đến hết mùng 5 tháng Giêng năm Mậu Tuất).
Sinh viên Trường CĐ Sư phạm Nam Định nghỉ Tết 15 ngày liên tục (kể cả ngày thứ Bảy và Chủ nhật), từ Chủ Nhật ngày 11/2/2018 đến hết Chủ Nhật ngày 25/2/2018 (tức ngày 26 tháng Chạp năm Đinh Dậu đến hết mùng 10 tháng Giêng năm Mậu Tuất).
Ông Cao Xuân Hùng, Giám đốc Sở GD-ĐT Nam Định cũng lưu ý các đơn vị cần đảm bảo an ninh, trật tự; quản lý học sinh, sinh viên; chấp hành các quy định trong dịp Tết.
Thủ trưởng các cơ sở giáo dục thông báo lịch nghỉ Tết tới phụ huynh học sinh, phối hợp với gia đình, chính quyền địa phương quản lý, tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn học sinh,học viên, sinh viên thực hiện nếp sống văn minh, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông; không tham gia và cổ vũ đua xe trái phép; không sử dụng rượu bia, các chất gây nghiện.
Nghiêm cấm cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên, người lao động, học sinh, học viên, sinh viên trong ngành tham gia các hình thức cờ bạc, cá cược, sản xuất, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng pháo nổ hoặc các trò chơi nguy hiểm khác.
Sau kỳ nghỉ Tết, các đơn vị cần ổn định ngay nền nếp dạy, học và làm việc bình thường.
Thanh Hùng
Lịch nghỉ Tết Nguyên đán Mậu Tuất của học sinh Hải Phòng
UBND thành phố Hải Phòng vừa có công văn gửi Sở GD-ĐT hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện việc nghỉ Tết Nguyên Đán Mậu Tuất năm 2018.
" alt=""/>Lịch nghỉ Tết Nguyên đán Mậu Tuất của học sinh Nam Định