Khách hàng bối rối với các thủ tục chuyển mạng
Theo Đơn khiếu nại của khách hàng là Công ty cổ phần Tư vấn và đầu tư xây dựng CCIC Hà Nội (Cty CCIC), đơn vị này phải mất tới 18 ngày với rất nhiều lần cán bộ công ty đi lại làm việc, trao đổi qua điện thoại, thư điện tử... tại VinaPhone 97 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội, thủ tục chuyển mạng giữ số mới được hoàn tất.
"Cũng trong thời gian này, nhà mạng tiếp nhận thuê bao đã 4 lần lập hóa đơn, gửi cho thuê bao Công ty 2 thẻ SIM để sử dụng khi việc chuyển mạng giữ số hoàn tất nhưng bị vô hiệu", đơn khiếu nại của Cty CCIC viết.
Nhiều thuê bao di động gặp khó khăn khi tiến hành chuyển mạng giữ số |
Khách hàng CCIC cũng trình bày trong đơn rằng, "Trung tâm chuyển mạng giữ số 1441 đã 4 lần gửi yêu cầu chuyển mạng giữ số cho thuê bao sang để VinaPhone để xử lý (lần cuối là lúc 10:46:26 ngày 05/12/2018). Đến 14:24:40 ngày 05/12/2018, Trung tâm 1441 thông báo: VinaPhone đồng ý yêu cầu chuyển mạng của thuê bao với lịch dự kiến vào ngày 08/12/2018. Sau đó VinaPhone cho ngắt sóng với thuê bao.
Do thời gian dự kiến chuyển mạng quá dài (03 ngày) khi thuê bao cần giao dịch và xử lý thông tin giải quyết công việc, công ty chúng tôi lại phải cử cán bộ làm việc với VinaPhone để đến trưa 06/12/2018 mới hoàn tất việc chuyển mạng giữ số."
Diễn biến sự việc cho thấy: Khách hàng còn nhiều vướng mắc khi thực hiện thủ tục chuyển mạng giữ số tại VinaPhone, đến khi chuyển mạng được thì không thể sử dụng điện thoại.
Phản hồi từ phía VinaPhone
Theo bản Thông tin trả lời VietNamNet của VinaPhone, việc yêu cầu chuyển mạng giữ số của khách hàng bị kéo dài do VinaPhone tuân thủ theo quy định của Bộ TT&TT trong quy trình chuyển mạng giữ số cho khách hàng.
VinaPhone cho biết, để chuyển mạng giữ số, tại thời điểm kiểm tra thông tin, thuê bao đăng ký chuyển mạng cần đáp ứng đồng thời 11 điều kiện với thuê bao muốn chuyển mạng giữ số.
"Cụ thể thuê bao 0913xxxxxx của Công ty Cổ phần Tư vấn và đầu tư xây dựng CCIC có nhu cầu muốn chuyển sang nhà mạng khác thì giấy tờ đăng ký trên hệ thống của VinaPhone là Chứng minh nhân dân của cá nhân, trong khi Đơn yêu cầu chuyển mạng (YCCM) từ Viettel là giấy phép kinh doanh của Doanh nghiệp do vậy không đảm bảo được điều kiện “Thông tin thuê bao đăng ký chuyển mạng trùng khớp với thông tin thuê bao đăng ký tại nhà mạng chuyển đi. Bao gồm: số giấy tờ, ngày cấp, nơi cấp, đối tượng khách hàng (cá nhân/doanh nghiệp)” của Bộ TT&TT.
Ngay sau khi thuê bao của khách hàng hoàn thiện thông tin trùng khớp giữa hai nhà mạng, đáp ứng đồng thời các điều kiện trên của Bộ TT&TT, nhà mạng VinaPhone đã thực hiện YCCM cho khách hàng thành công.", phản hồi của VinaPhone cho biết.
Trả lời về việc khách hàng phản ánh hệ thống gửi tin nhắn thông báo thời gian dự kiến chuyển mạng giữ số trong 3 ngày, VinaPhone thông tin:
"Đến ngày 05/12/2018, khi YCCM của khách hàng được khai báo thành công, VinaPhone đã ngay lập tức thực hiện các thủ tục chuyển mạng cho khách hàng và gửi thông tin lên Bộ TT&TT để thực hiện YCCM.
Tại sau thời điểm này, hệ thống của Trung tâm chuyển mạng quốc gia tự động tiếp nhận và gửi tin nhắn SMS thông báo cho khách hàng với thời gian thực hiện chuyển mạng dao động từ 0-3 ngày theo quy định.
Như vậy, khoảng thời gian kể từ khi hệ thống gửi SMS thông báo YCCM thành công đến lúc hoàn tất chuyển mạng cho khách hàng hoàn toàn không nằm trong thẩm quyền quyết định của VinaPhone.".
Khách hàng hiểu sai thông báo về thời gian chuyển mạng?
Sau khi nhận được thông tin phản hồi từ VinaPhone, PV VietNamNet đã liên hệ lại với thuê bao của công ty CCIC để xác minh thêm thông tin. Theo đó, kể từ ngày 19/11 đến ngày 5/12, phía CCIC đã bổ sung thông tin thuê bao với nhà mạng đăng ký chuyển đến tổng cộng 4 lần để trùng khớp với thông tin thuê bao đăng ký tại nhà mạng chuyển đi là VinaPhone.
Trao đổi với VietNamNet, cán bộ tên Huyền của CCIC là người trực tiếp thực hiện thủ tục chuyển mạng cho biết: "Phía nhà mạng chuyển đến đã 2 lần cung cấp SIM trắng để chờ tiếp nhận nhưng vẫn phải hủy SIM, nên đã trao đổi là khi yêu cầu chuyển mạng được chấp thuận sẽ mang SIM đến tận nơi để khách hàng đỡ mất công đi lại. Nhưng cũng phải thêm 2 lần bổ sung thông tin và thực hiện yêu cầu chuyển mạng nữa thì mới thành công."
![]() |
Thông báo tiếp nhận chuyển mạng thành công từ tổng đài 1441 của Trung tâm chuyển mạng Quốc gia (Cục Viễn thông - Bộ TT&TT). |
Điểm mấu chốt khiến khách hàng CCIC bức xúc là ngay sau khi nhận được thông báo từ tổng đài 1441 về việc "VinaPhone đồng ý yêu cầu chuyển mạng của thuê bao với lịch dự kiến vào ngày 08/12/2018", số thuê bao của khách hàng lập tức bị cắt sóng làm gián đoạn dịch vụ, khiến khách hàng hiểu sẽ không thể sử dụng được số điện thoại trong 3 ngày. Tuy nhiên, thời điểm tổng đài 1441 nhắn tin thông báo và sau đó VinaPhone cắt sóng chính là thời điểm thuê bao đã được chuyển mạng thành công và có thể lắp SIM mới của nhà mạng tiếp nhận để sử dụng.
Theo các thông tin được Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) công bố, khoảng thời gian "lịch dự kiến 8/12/2018 14:24:40" trong nội dung thông báo của tổng đài 1441 được hiểu là khoảng thời gian thực hiện một giao dịch chuyển mạng, tính từ thời điểm thông báo nhà mạng chuyển đi đã đồng ý với yêu cầu chuyển mạng của thuê bao. Thời hạn thực hiện này tối đa là 2 ngày đối với thuê bao cá nhân và 3 ngày đối với thuê bao tổ chức.
Thời gian thực hiện này khác với thời gian gián đoạn dịch vụ, vốn là khoảng thời gian từ khi nhà mạng chuyển đi cắt sóng, bàn giao thuê bao cho Trung tâm chuyển mạng quốc gia tiếp nhận xử lý và chuyển tiếp đến nhà mạng tiếp nhận. Theo quy trình của Cục Viễn thông, khoảng thời gian chuyển đổi này tối đa là 1 giờ, còn thông thường chỉ kéo dài vài giây là đã có thể sử dụng SIM của nhà mạng tiếp nhận.
Trong trường hợp của công ty CCIC, do số thuê bao phải thường xuyên liên lạc, và hiểu lầm nội dung thông báo là gián đoạn dịch vụ trong 3 ngày, nên phía CCIC đã liên hệ lại với VinaPhone để kiểm tra, sau đó được xác nhận đã hoàn tất chuyển mạng. Sang ngày 6/12, phía CCIC mới nhận SIM mới từ nhà mạng chuyển đến để sử dụng dịch vụ di động.
Ngoài ra, phía nhà mạng tiếp nhận thuê bao cũng chưa hướng dẫn chi tiết để khách hàng có đủ thông tin. Khi nhận được thông báo từ tổng đài 1441 với nội dung nhà mạng chuyển đi đã đồng ý yêu cầu chuyển mạng, tiếp sau là SIM cũ bị cắt sóng, thì khách hàng cần biết rằng giao dịch chuyển mạng giữ số đã hoàn tất và có thể lắp SIM của nhà mạng mới vào để sử dụng.
Đăng ký chuyển mạng giữ số sẽ gián đoạn dịch vụ trong bao lâu? Theo quy trình chuyển mạng được đưa ra bởi Cục Viễn thông (Bộ TT&TT), thời gian thực hiện một giao dịch chuyển mạng tối đa là 2 ngày kể từ khi nhắn tin đăng ký đối với thuê bao cá nhân và 3 ngày đối với thuê bao là tổ chức. Thời gian gián đoạn dịch vụ khi thực hiện chuyển đổi giữa 2 nhà mạng tối đa là một giờ. Thông thường, những giao dịch kiểu này chỉ diễn ra trong vòng một vài giây. Trong quá trình đăng ký chuyển mạng, thuê bao không được chấp nhận khi đăng ký dịch vụ viễn thông cơ bản và dịch vụ giá trị gia tăng mới. Dịch vụ chuyển mạng không bao gồm việc tiếp tục cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng mà thuê bao đăng ký đang sử dụng tại thời điểm đó. |
Huy Phong - Hải Nguyên
Dưới đây là một vài lưu ý cơ bản mà người dùng di động thường hay thắc mắc khi đăng ký dịch vụ chuyển mạng giữ nguyên số thuê bao.
" alt=""/>VinaPhone cố tình níu kéo gây khó với khách hàng chuyển mạng giữ số?Gói độ mạ vàng trên chiếc SUV hạng sang này có tên gọi Mercedes GX63 Heritage Edition., trong đó từ “X” mang ý nghĩa “Exclusive”.
Theo chia sẻ của anh Quang Minh – nhà chế tác kim hoàn và CEO của đơn vị thi công, đây là chiếc độc bản đầu tiên tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á được nâng cấp gói độ có tính cá nhân hóa cao như vậy. Dự kiến, chỉ có 8 chiếc G 63 AMG thuộc phiên bản này. Các chi tiết mạ vàng trên xe là loại 22K và 24K.
Nguyên bản, xe sơn màu đen mờ Matte Black. Sau khi bàn giao cho đơn vị thi công, tông màu này đã được đổi sang màu sơn đen bóng mang tên Black Diamond.
Được phát triển dựa trên chiếc Mercedes-AMG G 63 độ Brabus thân rộng, vì vậy nhiều chi tiết đã được đơn vị thi công làm mới bằng chất liệu carbon đúc (Forged Carbon).
Cản trước, cản sau, vòm bánh xe là những chi tiết được mở rộng. Nắp ca-pô mang đến diện mạo hầm hố hơn cho chiếc xe. Trên mui xe bổ sung bộ ốp tích hợp dải đèn LED. Tất cả những chi tiết bằng chất liệu carbon đúc của xe cần đến 480 giờ để sản xuất thủ công.
Tuy nhiên, tất cả các chi tiết bằng sợi carbon thô chỉ làm nền cho những điểm nhấn mạ vàng bắt mắt.
Đầu tiên, lưới tản nhiệt AMG bổ sung các thanh ốp nằm ngang, đi kèm logo chữ H viết tắt cho từ “Heritage”. Hốc gió trước cũng bổ sung chi tiết tương tự.
Logo Mercedes trên nắp ca-pô cũng không ngoại lệ, tuy nhiên có thêm dòng chữ “Bespoked By E.A.C”.
Với thân xe, do thuộc phiên bản Heritage Edition nên nhà chế tác đã khéo léo sử dụng hiệu ứng Dynamic Rising để tạo nên các họa tiết chữ H. Chi tiết này được vẽ hoàn toàn thủ công và tốn gần 100 giờ làm việc liên tục.
Vòm bánh trước thay thế logo Brabus hay AMG bằng dòng chữ “Heritage” và “One Of Eight” – đánh dấu cho một trong tám chiếc G 63 của bản độ này.
Bên trên vòm bánh sau là dòng chữ “HERITAGE EDITION” mạ vàng kéo dài ra phía đuôi xe, đi kèm huy hiệu Exclusive.
Chụp ống xả thể thao của xe cũng không ngoại lệ khi được mạ vàng nhằm tạo sự đồng bộ với các chi tiết ở ngoại thất.
Phần đuôi xe không thay đổi nhiều ngoài nắp hộc chứa bánh xe dự phòng bằng chất liệu carbon đúc, viền ngoài mạ vàng sáng bóng đi kèm huy hiệu Heritage màu đen trên nền màu cam nổi bật.
Một điểm nhấn khác trên chiếc Mercedes-AMG G 63 mạ vàng bản Heritage Edition là bộ mâm kích thước 22 inch, mạ vàng 22K kết hợp cùng tông màu đen. Đây cũng là thành quả của sự hợp tác giữa nghệ nhân Việt và thương hiệu sản xuất la-zăng xe của Singapore.
Đặc biệt, logo của đơn vị thi công bản độ đặt tại vị trí trung tâm luôn đứng thẳng dù xe chuyển động – một phong cách thường thấy trên những chiếc xe sang đến từ Rolls-Royce.
Bên trong khoang nội thất là tông màu cam rực rỡ, được bọc lại da mới theo sở thích của chủ nhân chiếc xe, trong đó có da Nappa nhập khẩu từ Đức và vật liệu Alcantara nhập khẩu từ Italia. Đây là tông màu “hot” trong năm 2022 khi khá nhiều tay chơi xe đổi nội thất sang màu này.
Vô-lăng, táp-lô, táp-pi hay ốp bảng điều khiển đều sử dụng chất liệu carbon đúc thay cho carbon vân quen thuộc mà hãng xe Đức cung cấp tùy chọn.
Tương tự ngoại thất, tất cả các chi tiết làm bằng kim loại bên trong nội thất đều được mạ vàng 22K mang đến không gian sang trọng hơn cho chiếc SUV hạng sang.
Màng loa của Burmester cao cấp của xe cho đến khóa chốt cửa, nút bấm chỉnh ghế, nút chỉnh kính hay lẫy chỉnh cửa gió điều hòa hàng ghế sau cũng mạ vàng, điều đó cho thấy sự tỉ mỉ đến từng chi tiết nhỏ của bản độ độc lạ này.
Bầu trời sao cá nhân hóa trên chiếc Mercedes GX63 Heritage Edition chế tác bằng công nghệ cơ khí chính xác CNC, trong đó hai vật liệu chính được sử dụng là Silicone Brass và Carbon.
Chìa khóa xe “khoác lớp áo mới” và dùng vàng 22K, có chữ H và hoa văn như trên thân xe.
Chiếc Mercedes-AMG G 63 phiên bản mạ vàng này vẫn sử dụng động cơ V8 tăng áp kép 4.0L, sản sinh công suất 577 mã lực và 850 Nm mô-men xoắn, đi kèm hộp số tự động 9 cấp và hệ dẫn động 4 bánh. Nhờ đó, chiếc xe có thể tăng tốc từ 0-100 km/h chỉ trong 4,5 giây trước khi đạt vận tốc tối đa 240 km/h.
Tiến Dũng
Bạn đang sở hữu một chiếc xe độc hay bản độ siêu đẹp? Hãy chia sẻ video, thông tin tới Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Trao đổi với VietNamNet, giám đốc của một trung tâm đăng kiểm xe cơ giới lớn tại Hà Nội cho biết, tại cơ sở này thường xuyên từ chối tiếp nhận đối với rất nhiều phương tiện đến đăng kiểm bởi xe đã bị thay đổi các hạng mục kết cấu hoặc thông số kỹ thuật,...
Theo chia sẻ, nếu như những lỗi liên quan đến khí thải, hệ thống đèn, phanh hoặc thay đổi kết cấu bên trong xe,... phải đưa vào dây chuyền mới biết thì rất nhiều trường hợp bằng mắt thường cũng đã có thể nhận ra, đa số liên quan đến lắp, độ chế sai so với thông số ban đầu của xe. Tỷ lệ xe bị "trả về" ngay trước khi làm thủ tục và đưa vào làn kiểm định tại trung tâm này vào khoảng 10%.
"Ngay từ khi các xe đến xếp hàng, chúng tôi đã bố trí nhân viên kiểm tra bằng mắt để lọc bớt những trường hợp này và yêu cầu đưa về khắc phục, tránh phải xếp hàng chờ làm mất thời gian của cả hai bên", giám đốc này nói.
Cũng theo đại diện đơn vị đăng kiểm, một số lỗi thường gặp và có thể phát hiện bằng mắt thường sẽ bị từ chối kiểm định, chủ xe cần lưu ý như sau:
- Lắp thêm cản trước, cản sau, giá nóc: Khi lắp thêm cản trước, cản sau, giá nóc của xe làm cho kích thước xe vượt tiêu chuẩn lần lượt dài x rộng x cao là 4x3x4 (cm) sẽ bị từ chối đăng kiểm.
- Lắp thêm đèn Led, độ đèn Bi:Thường thấy nhất là chủ xe tự lý lắp thêm các dàn Led bar hoặc độ đèn Bi Led, Bi halogen siêu sáng, lắp đèn ở phía sau,... sai so với thiết kế ban đầu của xe.
- Lắp thêm ghế: Lỗi này thường gặp ở các loại xe van chỉ có hai ghế ngồi ở cabin, trường hợp này sẽ bị mời về vì xe bị thay đổi sai so với công năng thiết kế về chỗ ngồi trên xe.
- Dán decal toàn bộ xe:Nếu dán decal toàn bộ hoặc phần lớn diện tích xe có thể bị từ chối đăng kiểm vì lỗi làm thay đổi màu sơn xe.
- Lắp thêm cánh gió thể thao: Đây cũng là lỗi thường gặp khi một số chủ xe lắp thêm nhưng lại không có trong thiết kế ban đầu của xe.
- Sử dụng sai cỡ lốp: Lên cỡ cho la-zăng và lốp xe sai so với thông số ghi trong sổ đăng kiểm cũng là trường hợp bị từ chối đăng kiểm.
Ngoài các lỗi dễ nhận biết nói trên, vị giám đốc trung tâm đăng kiểm cũng khuyến cáo chủ xe nên kiểm tra trước tình trạng phạt nguội, hệ thống đèn (cháy một hoặc nhiều bóng) và các hạng mục kỹ thuật khác của xe. Đặc biệt là để ý đến hạn đăng kiểm của xe, bởi dù chỉ quá 1 ngày cũng có thể bị CSGT xử phạt nặng.
Mức phạt đối với ô tô quá hạn đăng kiểm theo Nghị định 123/2021/NĐ-CP: - Đối với lái xe:Phạt tiền 3-4 triệu đồng đối với việc điều khiển xe có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đã hết hạn sử dụng dưới 1 tháng; phạt tiền từ 4-6 triệu đồng đối với việc điều khiển xe có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đã hết hạn từ 1 tháng trở lên. Đồng thời, lái xe còn bị tước GPLX từ 1-3 tháng với cả hai trường hợp trên. - Đối với chủ xe: Phạt tiền 4-8 triệu đồng với chủ xe là cá nhân hoặc 8-12 triệu đồng với chủ xe là tổ chức khi để xe có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật đã hết hạn sử dụng dưới 1 tháng tham gia giao thông; phạt tiền 6-8 triệu đồng với chủ xe là cá nhân hoặc 12-16 triệu đồng với chủ xe là tổ chức khi để xe có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật đã hết hạn sử dụng từ 1 tháng trở lên tham gia giao thông. |
Hoàng Hiệp
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!