当前位置:首页 > Bóng đá > Nhận định, soi kèo Al 正文
标签:
责任编辑:Nhận định
Nhận định, soi kèo Gareji Sagarejo vs Dila Gori, 23h00 ngày 24/4: Khó bắt nạt đối thủ
![]() |
Từ một ý tưởng tưởng chừng có phần hơi điên rồ: Hai ca sĩ đổi ca khúc cho nhau! Thế vậy mà Tùng Dương và Lê Cát Trọng Lý lại làm thật. Không thể tưởng tượng một "chàng quái" Tùng Dương luôn dị trong biểu diễn lại có thể khoác lên mình khúc ca Chênh vênhcủa thiếu nữ sẽ thế nào! Một trải nghiệm quá đỗi thú vị cho đêm nhạc của Dương Lý... |
Ông Đỗ Hoài Nam - Chủ tịch Không gian làm việc chung Up đã nói vui như vậy khi trả lời câu hỏi “vốn khởi nghiệp ở đâu ra?” trong buổi tọa đàm “Start-up – Từ ý tưởng đến hiện thực” diễn ra sáng ngày 18/3 trong khuôn khổ cuộc thi ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp sinh viên lần thứ nhất do Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam tổ chức.
![]() |
Ông Đỗ Hoài Nam - Chủ tịch Không gian làm việc chung Up, một nhà đầu tư thiên thần ở Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Thảo |
Nhà đầu tư thiên thần này khuyên các bạn trẻ khi đã có ý tưởng, hãy đi tìm những người tin tưởng vào con người mình, chứ không chỉ là tin vào ý tưởng kinh doanh. “Chúng tôi vẫn nói với nhau rằng cuối cùng con người vẫn là quan trọng nhất. Hãy đi tìm những người tin tưởng vào con người các bạn. Đừng mất thời gian với những người không tin”.
Ông cũng cho rằng thời sinh viên là thời điểm rất tuyệt vời để khởi nghiệp, bởi các bạn chưa có gì để mất. “Những thứ như thời gian, công sức mà các bạn đầu tư vào – tôi không nghĩ rằng những cái đó gọi là mất đi. Đó là chúng ta đánh đổi để chúng ta tiến bộ hơn, để một ngày nào đó chúng ta có thể làm được những điều to lớn hơn, tạo ra nhiều của cải và giá trị cho xã hội hơn. Bất kể thời điểm nào trong cuộc đời nếu muốn khởi nghiệp, chúng ta đều phải đánh đổi. Sinh viên vẫn là thời điểm chúng ta mất ít nhất”.
Lê Nguyễn Hoài Thương, sinh viên ĐH Yersin Đà Lạt, tác giả dự án “Nuôi heo bằng trà xanh” xin ý kiến các nhà đầu tư về vấn đề của nhóm mình trong một dự án khác mà nhóm đang thực hiện: muốn phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nhưng hướng đi này lại chưa thành công do thiếu sức cạnh tranh trên thị trường Đà Lạt, trong khi đó doanh thu lại đến từ khách du lịch đến tham quan. Thương cho rằng nhóm mình đang đi sai đường và chưa tìm được cách tháo gỡ.
Trả lời câu hỏi này, ông Nguyễn Hồng Trường - Phó Chủ tịch Qũy đầu tư mạo hiểm IDG Ventures Vietnam - khẳng định: “Điều đó rất bình thường. Cho dù là đầu tư mạo hiểm hay đầu tư thiên thần, giữa phác thảo đầu tiên với sản phẩm cuối cùng phần lớn là không giống nhau. Đừng nghĩ rằng đó là thất bại, hay đang đi sai đường. Nếu như mình muốn làm nông nghiệp công nghệ cao mà lại thành du lịch sinh thái hay gì đó thì mình lại phải tự đặt câu hỏi: có đủ năng lực đi theo hướng đó hay không. Nhìn ở khía cạnh khác, điều đó lại giúp em kiếm được vốn để làm nông nghiệp công nghệ cao”.
![]() |
Các khách mời tham dự tọa đàm "Start-up - Từ ý tưởng đến hiện thực" trao đổi về vấn đề khởi nghiệp với các sinh viên. Ảnh: Nguyễn Thảo |
Về vấn đề hỗ trợ cho sinh viên khởi nghiệp, ông Trường tâm đắc với mô hình của nhiều trường đại học lớn trên thế giới. Đó là coi các cựu sinh viên chính là tài sản quý giá nhất của trường, mang lại uy tín cho trường, và họ cũng chính là những người quay lại đóng góp cho trường và hỗ trợ các thế hệ sinh viên sau.
Kể câu chuyện của ĐH Passion - ngôi trường dạy khởi nghiệp hàng đầu của Mỹ, ông Trần Quang Hưng – Phó ban Thanh niên trường học Thành đoàn Hà Nội chia sẻ: “Ngày 17/3, toàn bộ hội đồng cố vấn của trường đã sang Việt Nam và có buổi chia sẻ về giáo trình dạy khởi nghiệp với đại diện một số trường như ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Ngoại thương".
"Họ nói rằng có một số cách đưa khởi nghiệp vào chương trình học một cách tự nhiên. Khóa học không nhất thiết là yếu tố duy nhất. Cụ thể, ngay từ năm nhất trường đã cấp một số vốn nhất định, và để sinh viên đi ra ngoài tự làm dự án của mình trong một thời gian nhất định. Nếu dự án tốt sẽ được đưa vào vươn ươm của trường. Sinh viên thành công thì quay lại đóng góp cho trường. Tôi cho rằng đó là cách tạo văn hóa ủng hộ khởi nghiệp trong môi trường đại học”.
“Một thành viên cố vấn của trường có chia sẻ mà tôi rất tâm đắc: “Ở Passion, nếu bạn không thử sai thì các bạn không có lý do gì ở đây cả”.
![]() |
Ông Nguyễn Minh Triết – Trưởng ban Thanh niên trường học, Trung ương Đoàn chia sẻ về những dự án thiết thực mà TƯ Hội Sinh viên đang thực hiện để hỗ trợ sinh viên hội nhập. Ảnh: Nguyễn Thảo |
Trả lời câu hỏi “hội sinh viên đã làm những gì để hỗ trợ cho sinh viên khởi nghiệp?”, ông Nguyễn Minh Triết – Trưởng ban Thanh niên trường học, Trung ương Đoàn cho biết: “Cuộc thi ngày hôm nay cũng là một ví dụ về sự hỗ trợ, tạo điều kiện của Đoàn thanh niên, Hội sinh viên để thanh niên, sinh viên hội nhập”.
“Trong xu hướng hội nhập chung, thanh niên, sinh viên chúng ta không thể đứng ngoài. Trong thế giới phẳng, cạnh tranh không biên giới này mà chúng ta không bắt đầu xới xáo lên, tìm hiểu thông tin, hoàn thiện bản thân thì tôi e rằng chúng ta sẽ bị tụt hậu” – ông nói thêm.
Cụ thể, ông cho biết, TƯ Hội Sinh viên cũng đang định hướng chọn những nội dung rất cụ thể để bồi dưỡng, đào tạo, hỗ trợ sinh viên hội nhập. Ví dụ như TƯ Hội đang lắng nghe ý kiến, tham mưu để triển khai đề án Anh văn cho sinh viên, thanh niên Việt Nam – một kỹ năng nhất định phải có để có thể tự tin hội nhập, tham gia vào thị trường lao động thế giới.
![]() |
Một sinh viên đặt câu hỏi cho các khách mời. Ảnh: Nguyễn Thảo |
Nói về thị trường khởi nghiệp ở Việt Nam dưới góc nhìn một nhà đầu tư, ông Đỗ Hoài Nam cho biết, hiện thị trường rất thiếu ý tưởng và con người để thực hiện ý tưởng, và đó cũng chính là cơ hội cho các bạn trẻ.
“Bọn anh đến đây không phải là vì ý tưởng, mà là để tìm những con người, những gương mặt sáng giá. Có thể bây giờ các em chưa thành công, nhưng tương lai sẽ thành công. Hi vọng các em ngồi đây hiểu được điều đó. Thi không phải để đạt giải. Thi là để có cơ hội lọt vào mắt xanh của nhà đầu tư, để tìm được những người đồng hành, cùng chia sẻ tầm nhìn với mình, tạo cơ hội cho mình trong tương lai" - ông nói.
“Các em hãy suy nghĩ, tự đặt câu hỏi mình thiếu cái gì. Rất ít công ty thành công với ý tưởng ban đầu. Việc thay đổi là bình thường khi mọi thứ thay đổi, từ con người, xã hội, kiến thức. Vì thế phải linh hoạt, đo lường thị trường, không ai có thể dạy được ai cả – đó là cái khó của khởi nghiệp”.
Nhận định, soi kèo Nữ Gyeongju KHNP vs Nữ Mungyeong Sangmu, 17h00 ngày 24/4: Trái đắng xa nhà
TIN BÀI KHÁC:
Cụ thể, theo nội dung thỏa thuận về đào tạo nghiên cứu khoa học, VECOM, Lameco, Ecom sẽ tham gia hoạt động hướng dẫn, cung cấp nền tảng để sinh viên PTIT thực hành các học phần kiến thức liên quan đến thương mại điện tử; thẩm định đề cương học phần, hướng dẫn và đánh giá kết thúc học phần; hướng dẫn thực tập tốt nghiệp và đánh giá khóa luận tốt nghiệp.
Hiệp hội và các doanh nghiệp sẽ cung cấp tài liệu dưới hình thức “tình huống nghiên cứu” sử dụng trong các giáo trình, bài giảng, thực hành của PTIT; tổ chức các buổi chia sẻ về những chủ đề liên quan đến thương mại điện tử, tổ chức cuộc thi hướng nghiệp, ngày hội tuyển dụng… nhằm tư vấn và định hướng nghề nghiệp cho sinh viên PTIT.
VECOM, Lameco và Ecom sẽ tiếp nhận sinh viên của PTIT kiến tập, thực tập; hỗ trợ PTIT phát triển nghiên cứu khoa học công nghệ để thúc đẩy các hoạt động đổi mới sáng tạo cho giảng viên và sinh viên ngành thương mại điện tử.
Về hợp tác phát triển nguồn nhân lực, VECOM, Lameco và Ecom sẽ căn cứ vào nhu cầu thực tế và mức độ đáp ứng yêu cầu công việc để ưu tiên tuyển dụng sinh viên có kết quả học tập tốt của PTIT. Nhà trường sẽ triển khai chương trình do VECOM và Mạng lưới các cơ sở đào tạo thương mại điện tử phát động nhằm tìm kiếm, tôn vinh sinh viên tài năng.
Ngoài ra, PTIT và VECOM, Lameco và Ecom còn hợp tác truyền thông và quảng bá thương hiệu thông qua các hoạt động như ngày hội tuyển dụng, hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế do PTIT tổ chức hoặc đăng cai tổ chức.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Hoài Bắc, Giám đốc PTIT nhấn mạnh, nhà trường luôn mong muốn hoạt động đào tạo có sự đồng hành của các doanh nghiệp, hiệp hội chuyên ngành. “Sau lễ ký, các nội dung hợp tác sẽ đi vào chiều sâu, thường xuyên, liên tục để đem lại lợi ích cho các bên, nhất là các sinh viên của trường, những người sẽ đóng góp vào sự phát triển của chuyển đổi số, thương mại điện tử”.
PTIT mở ngành đào tạo thương mại điện tử từ năm 2018. Từ đó đến nay, nhà trường đã phối hợp với hơn 10 doanh nghiệp trong việc tiếp nhận sinh viên thực tập, hỗ trợ hệ thống đào tạo, tổ chức các cuộc thi chuyên môn như công ty Sapo, Fado, VNPT Hà Nội…
Vân Anh
Theo đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, những năm gần đây, Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng cao về chuyển đổi số và thương mại điện tử, được đánh giá cao về tiềm năng số hóa các dịch vụ, lĩnh vực, ngành nghề.
" alt="Chuyên gia VECOM, Lameco, Ecom tham gia đào tạo sinh viên ngành Thương mại điện tử của PTIT"/>Chuyên gia VECOM, Lameco, Ecom tham gia đào tạo sinh viên ngành Thương mại điện tử của PTIT
Việt Nam đang trở thành thị trường lớn thứ 2 khu vực Đông Nam Á với dân số trẻ và lượng người dùng Internet đông đảo. Theo ước tính, số lượng người tiêu dùng mua sắm trực tuyến ở Việt Nam lần đầu tiên có thể sẽ chạm mốc 60 triệu, chiếm tới gần 74,8% số người sử dụng Internet. Với con số này, Việt Nam là thị trường có tỷ lệ người tiêu dùng mua sắm trực tuyến cao thứ 2 trong khu vực.
Dự đoán, doanh thu TMĐT Việt Nam sẽ cán mốc 39 tỷ USD trong 3 năm tới với mức tăng trưởng 2 con số. Như vậy, Việt Nam chỉ xếp sau Indonsia và là một trong những thị trường có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ.
Các số liệu thống kê trước đó cho thấy, từ khi bắt đầu đại dịch đến nửa đầu năm 2021, Việt Nam đã có thêm 8 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số mới, có tới hơn một nửa trong số họ đến từ các khu vực không phải thành phố lớn. 99% người tiêu dùng kỹ thuật số Việt Nam có ý định tiếp tục sử dụng những dịch vụ trực tuyến trong tương lai, cho thấy mức độ gắn bó rất cao với các dịch vụ, sản phẩm kỹ thuật số của người dùng Việt Nam. Đây là động lực giúp TMĐT nước ta tăng trưởng tốt.
Theo dữ liệu nghiên cứu của Metric.vn hồi đầu năm, Shopee, Lazada, Tiki và Sendo là 4 sàn TMĐT nổi bật nhất tại Việt Nam. Con số thống kê tính từ tháng 11/2021 đến tháng 5/2022 chỉ ra rằng Shopee đang là sàn TMĐT chiếm thị phần lớn nhất thị trường Việt Nam với doanh số lên tới 43.118 tỷ đồng, chiếm 72% thị phần.
Đứng thứ 2 là Lazada với thị phần 20,9%, tương ứng 12.539 tỷ đồng. Trong khi đó, dù xếp ngay sau nhưng Tiki và Sendo bị bỏ xa so với hai đối thủ phía trên.
Duy Vũ
Thay vì phải thanh toán ngay, khách mua hàng thương mại điện tử có thể chọn phương thức trả góp với nhiều thời hạn khác nhau.
" alt="Việt Nam lần đầu cán mốc 60 triệu người mua hàng trực tuyến"/>