Gói 30 nghìn tỷ đồng hỗ trợ nhà ở cho người có thu nhập thấp là một trong những dẫn chứng điển hình của việc bỏ tiền ra để đánh đổi lấy sự mất... niềm tin mà nhiều đại biểu Quốc hội nhắc đến sau khi họ lắng nghe tiếng nói từ người dân.
Phó đoàn đại biểu Quốc hội Phú Yên, ông Nguyễn Thái Học nói "Có những chủ trương, nghị quyết của Quốc hội, của Chính phủ rất đúng, rất hợp lòng dân, được người dân đồng tình ủng hộ, nhưng khi triển khai thực hiện thì rất chậm, kết quả không cao, làm cho người dân thiếu tin tưởng. Nổi bật trong đó là gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng của Chính phủ về hỗ trợ nhà ở cho người có thu nhập thấp".
Thêm động lực để lao dốc
Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ môi trường của Quốc hội, ông Phùng Đức Tiến cũng chung quan điểm như vậy, "gói hỗ trợ này triển khai quá chậm chạp, gặp nhiều vướng mắc, gây phiền hà và chưa đáp ứng được lòng mong mỏi của người dân".
Còn Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, bà Lê Thị Công bày tỏ sự khó hiểu trong đường đi nước bước phát triển của Bộ Xây dựng, tác giả chính của gói 30 nghìn tỷ đồng rằng tung tiền ra hỗ trợ nhằm đạt đến mục đích thực sự là gì?
Nữ đại biểu còn dẫn ra số liệu của Bộ Xây dựng hiện cả nước có 4.015 dự án phát triển đô thị, phát triển nhà ở đã được quy hoạch và cấp phép đầu tư. Với tổng mức đầu tư lên đến 4.486.674 tỷ đồng và tổng diện tích đất quy hoạch là 102.228 hécta. Kết quả rà soát cho thấy có 19% số dự án với tổng diện tích đất khoảng 20.660 hécta đang đắp chiếu.
Trong khi gói 30 nghìn tỷ đang trên đường lao dốc niềm tin, thì gần đây lại được thêm "động lực" mới để gói này lao dốc nhanh hơn. Đó là tình trạng các doanh nghiệp lợi dụng gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng để trục lợi, còn đối tượng chính của gói hỗ trợ là người thu nhập thấp lại gặp khó khăn khi tiếp cận gói vay này, cho thấy cơ quan quản lý chưa có giải pháp ngăn chặn doanh nghiệp trục lợi, khiến người dân phải chịu thiệt hại.
Trong cuộc họp báo Chính phủ tháng 8, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên đã phải trả lời về vấn đề này. Ông Nên cho biết, sau hơn 2 năm thực hiện (đến 31/5/2015), tổng số tiền cam kết cho vay đối với khách hàng khoảng 14.161 tỷ đồng (đạt gần 50% tổng số tiền của gói hỗ trợ), trong đó có hơn 18.000 hộ gia đình, cá nhân với số tiền là gần 9.000 tỷ đồng.
"Vừa qua, báo chí phản ánh về tình hình một số doanh nghiệp lợi dụng chính sách hỗ trợ này để trục lợi, Bộ Xây dựng đã giao Thanh tra Bộ và Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản kiểm tra làm rõ, đồng thời tiến hành rà soát, tiếp tục hoàn thiện các quy định về đối tượng và điều kiện cho vay để tránh việc lợi dụng.
Ngân hàng Nhà nước cũng đã chỉ đạo rà soát kỹ quy trình cho vay, việc giải ngân vốn vay đảm bảo đúng mục đích, đúng đối tượng theo quy định và sẽ phối hợp với các địa phương kiểm tra các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn, trước hết là ở những địa phương mà báo chí phản ánh, xử lý nghiêm các vi phạm", người phát ngôn Chính phủ khẳng định.
Bỏ thì thương, vương thì tội
Bộ Xây dựng cũng phát đi thông điệp để tránh việc lợi dụng chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước để trục lợi bất chính, đồng thời kiểm soát chặt để thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, ổn định, Bộ Xây dựng đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, theo chức năng và nhiệm vụ được Chính phủ giao, chỉ đạo các tổ chức tín dụng được giao triển khai thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP và Nghị quyết số 61/NQ-CP của Chính phủ, khẩn trương rà soát, kiểm tra lại quy trình cho vay, việc giải ngân vốn vay... đối với các đối tượng vay để mua nhà ở thương mại từ gói tín dụng hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ đồng.
Việc cho vay cần phải bảo đảm đủ điều kiện, đúng đối tượng theo quy định tại Nghị quyết số 02/NQ-CP và Nghị quyết số 61/NQ-CP của Chính phủ.
Đến giờ, vẫn chưa biết liệu có xử lý nghiêm được trường hợp trục lợi nào hay không, chỉ thấy rằng đây tiếp tục là một cú sốc về niềm tin nữa với gói hỗ trợ 30 nghìn tỷ đồng.
Song, sóng gió vẫn chưa qua đi, khi lại đang tiếp tục nổi lên thông tin khiến người dân không biết nên hiểu thế nào cho đúng về "tuổi thọ" của gói này. Theo Thông tư 11 của Ngân hàng Nhà nước thì gói tín dụng 30.000 tỷ sẽ được triển khai đến ngày 30/6/2016.
Nhưng theo khẳng định của Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản, ông Nguyễn Mạnh Hà thì "không có chuyện dừng triển khai gói 30.000 tỷ đồng sau ngày 30/6/2016.
Vì sau thời gian đó, theo quy định của Luật Nhà ở hiện nay, các chính sách nhà ở xã hội sẽ tiếp tục thực hiện và được triển khai tại Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Nhà nước cũng phải có quy định các ngân hàng thương mại dành ra một tỷ lệ tín dụng phù hợp để cho vay đối với nhà ở xã hội".
Cho đến đầu tháng 7/2015, gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng mới được giải ngân khoảng 30% dành cho người thu nhập thấp bởi các ngân hàng.
Nhiều người trong giới chuyên gia kinh tế cũng như các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đều cho rằng nếu cứ duy trì theo kiểu này thì chỉ khiến tất cả các bên liên quan đều mỏi mệt.
Nhưng nếu dừng triển khai thì ước mơ mua nhà thu nhập thấp càng trở nên mịt mùng hơn. Vì vậy, Chính phủ phải sớm tìm ra được giải pháp để khắc phục được tình cảnh bỏ thì thương, vương thì tội này, kẻo không sẽ khiến niềm tin ngày càng mai một hơn.
Theo VnEconomy
Nhà xã hội nguy cơ chết yểu cùng gói 30.000 tỷ" alt=""/>Gói 30 nghìn tỷ: Bỏ tiền mua sự... mất niềm tinTheo kết luận điều tra, khoảng tháng 11/2022, An và Lành bàn bạc cùng nhau mở lớp nhận trông giữ trẻ em tại thôn Vạn Điểm, xã Vạn Điểm, huyện Thường Tín.
An, Lành thuê nhà của một người dân làm cơ sở trông trẻ, song không có giấy phép mở cơ sở theo quy định của pháp luật.
Ngày 27/12/2022, UBND xã Vạn Điểm kiểm tra và đình chỉ hoạt động với cơ sở trông giữ trẻ. Tuy nhiên, An và Lành không chấp hành, vẫn duy trì hoạt động.
Đến giữa tháng 2/2023, gia đình chị Phùng Thị Tuyên (SN 1981), trú tại xã Vạn Điểm, gửi con trai SN 2021 cho An và Lành trông giữ.
Khoảng 7h30 ngày 23/2, chị Tuyên đưa con đến giao cho An trông giữ cùng 6 cháu bé khác. Sau đó, Lành đến cùng trông giữ.
Khoảng 9h30 cùng ngày, An và Lành đưa các cháu vào phòng ngủ để quản lý, thì bé trai khóc chạy ra đứng bên ngoài cửa phòng ngủ.
Lành bực tức chạy theo sau dùng 2 tay bế xốc cháu bé ném xuống đệm xốp. Nạn nhân tiếp tục khóc, Lành dùng tay phải tát vào mặt rồi ra ghế ngồi. Lúc này, thấy cháu bé vẫn khóc, An không dỗ cháu bé mà tiếp tục bạo hành.
“An dùng chân đạp vào bụng, ngực khiến cháu nằm nghiêng rồi tiếp tục dùng chân dẫm đứng lên đầu vùng tai trái của cháu bé rồi bước qua… Sau đó, An để cho cháu bé tự nín và chơi cùng các bạn”, kết luận điều tra nêu.
Đến khoảng 16h30 cùng ngày, người mẹ đến đón con như mọi ngày, phát hiện 2 tai bị bầm tím, lúc này Lành giải thích cháu tự ngã.
Sáng 26/2, bé trai tiếp tục được mẹ đưa đến lớp giao cho An trông giữ. Khoảng 9h30 cùng ngày, cháu bé khóc quấy, An đã bế xốc nách lên cao khoảng 20cm và ném cháu xuống thảm xốp. Cháu bé vẫn khóc, An dùng chân phải tiếp tục bạo hành rồi đi ra ngoài dọn phòng.
Khoảng 10 phút sau, An vào phòng thấy nạn nhân nằm bất tỉnh, miệng nôn trớ nên bế dậy và lay mạnh, nhưng cháu không có phản xạ.
“An dùng tay tát 2 cái vào má trái nhưng cháu bé không tỉnh. An lúc này gọi báo cho Lành, được Lành hướng dẫn lấy nước ấm cho nạn nhân uống nhưng cháu bé vẫn không có phản xạ gì”, theo kết luận điều tra.
CQĐT đã trưng cầu giám định ADN mẫu máu thu tại hiện trường, kết quả xác định không phải là máu của cháu bé 17 tháng tuổi.
Ban đầu, An và Lành đều khai vô ý làm cháu bé ngã, không thừa nhận việc đánh đập. Tuy nhiên, trước những tài liệu, chứng cứ thu thập được, cả 2 thừa nhận hành vi bạo hành với cháu bé.
CQĐT đã làm việc với các phụ huynh của 6 cháu bé được gửi cùng nạn nhân tại cơ sở và đề nghị cho các cháu đi kiểm tra thương tích. Các gia đình đã không đồng ý.
" alt=""/>Đề nghị truy tố 2 bảo mẫu bạo hành bé trai 17 tháng tuổi tử vong