Soi kèo góc Cagliari vs Monza, 17h30 ngày 30/3: Lợi thế sân bãi
本文地址:http://slot.tour-time.com/news/56c594413.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Nữ Tigres UANL vs Nữ FC Juarez, 08h06 ngày 31/3: Hang hùm đi dễ khó về
Lương Nguyệt Anh mời gọi 'người yêu' về miền quê Kinh Bắc. |
Nguyệt Anh sinh ra và lớn lên ở Bắc Giang, miền Kinh Bắc gây thương nhớ với những làn điệu quan họ say đắm đã nuôi dưỡng cô lớn lên, cho cô giọng hát ngọt ngào như ngày hôm nay. Nên, khi hát “Hãy về quê em”, Nguyệt Anh đã hát bằng cả tình cảm của một người con Kinh Bắc yêu tha thiết quê hương mình, ngỏ lời mời của người Quan họ mời gọi “người yêu” về với đất Kinh Bắc bình yên, nên thơ mà thấm đẫm tình người…
Theo lời mời ngọt lịm “Hãy về quê em”, “người yêu” của Lương Nguyệt Anh đã tìm về với Kinh Bắc, cùng người con gái Kinh Bắc dịu hiền đi thăm những nơi đã gắn bó với đời sống của cô.
Vẻ đẹp Kinh Bắc dần hiện lên qua làn điệu quan họ du dương cùng tà áo phấp phới duyên dáng của liền chị, liền anh quan họ, qua những con đường xanh mướt màu lúa non, dòng sông Thương hiền hoà, qua những đường nét kiến trúc cổ kính của mảnh đất có nền văn hiến lâu đời.
Nguyệt Anh và Mạnh Hưng đều thể hiện rất “ngọt” và tự nhiên vai diễn của mình. |
Toàn bộ MV được quay tại những điểm gắn liền với vẻ đẹp Kinh Bắc như sông Thương, chùa Bổ Đà…, cũng như lời ca mộc mạc chân tình của ca khúc, đạo diễn đã tập trung khắc họa một hình ảnh Kinh Bắc bình yên, giản dị mà để lại biết bao quyến luyến cho người đi xa.
Những hình ảnh cô gái Kinh Bắc quét sân nhà sáng sớm, phơi chiếu ngày nắng, dạy "người yêu” thử mít chín, cùng nắm tay người yêu trong những đêm trăng hò hẹn, tựa vai nhau ngắm dòng sông quê hương… thật bình yên, êm đềm.
Lương Nguyệt Anh chia sẻ: “Tôi thích ca khúc “Về miền quê em” vì sự giản dị mà êm đềm của những hình ảnh nhạc sĩ Lê Xuân Bắc đã viết. Anh đã khơi gợi lại trong mỗi người quê Kinh Bắc rất nhiều những hình ảnh vô cùng gần gũi và thân thương, mà tôi tin chắc người con Kinh Bắc nào chỉ cần nghe cũng thấy quê hương như đang bên mình.
Trong MV, diễn viên Mạnh Hưng, nam diễn viên từng ghi dấu ấn với vai Cảnh Toàn trong “Hôn nhân trong ngõ hẹp”, Danh trong phim “Khi đàn ông goá vợ bật khóc”… vào vai “người yêu” của Nguyệt Anh. Mạnh Hưng từng bị “đóng đinh” bởi các vai diễn có phần đểu cáng, hèn hạ trên phim, nhưng khi sánh đôi với Nguyệt Anh lại phút chốc “biến hình” thành chàng trai thư sinh, hiền lành, hết sức chân thành khi lặn lội về Kinh Bắc thăm người yêu.
Tuy lần đầu đóng cặp nhưng cả Nguyệt Anh và Mạnh Hưng đều thể hiện rất “ngọt” và tự nhiên vai diễn của mình.
Thu Hà
- Do cả hai đều khá bận rộn nên Phương Mai và chồng ngoại quốc đã lựa chọn chụp ảnh cưới tại một studio ở Hà Nội.
">Lương Nguyệt Anh mời gọi 'người yêu' về miền quê Kinh Bắc
Xu hướng cắt đứt quan hệ độc hại với họ hàng ngày càng phổ biến với người trẻ Trung Quốc. Ảnh minh họa: Ruanredelinghuys.
Thanh niên Trung Quốc cắt đứt quan hệ với người thân nổi lên như chủ đề nóng trên mạng xã hội xứ tỷ dân sau khi tạp chí Sanlian Lifeweekchia sẻ câu chuyện của Pan Duola (33 tuổi). Trong đó, cô cho biết lý do mình và bố mẹ không còn duy trì liên hệ với họ hàng, theo Zaobao.
Trên ifeng.com, bài viết có tiêu đề “Vì sao giới trẻ cắt đứt mối quan hệ với người thân” thu hút 2,9 triệu lượt đọc trong một giờ.
Các chủ đề tương tự thường xuyên trở thành xu hướng trên Internet Trung Quốc. Mỗi dịp Tết đến xuân về, cư dân mạng lại tranh luận về nguyên nhân giới trẻ ngày nay không về thăm người thân.
Thậm chí, không ít người trẻ tham gia các hội, nhóm chuyên phàn nàn về những người họ hàng “khó đỡ” trong gia đình.
Tạp chí Sanlian Lifeweek tiến hành cuộc khảo sát trực tuyến để thăm dò ý kiến về hiện tượng này. Kết quả, 50.000 trong số 116.000 người được hỏi cho biết họ “ủng hộ” những thanh niên cắt đứt quan hệ với họ hàng vì một số người thân thực sự không đáng để dành thời gian.
Bên cạnh đó, 57.000 người khác cho rằng hành động của người trẻ là “bình thường” vì mối quan hệ với họ hàng thường hời hợt do ít tiếp xúc.
Chỉ 3.924, tức 3% tổng số người được hỏi, nghĩ rằng việc thăm người thân vẫn là “cần thiết” vì giúp mang lại nhiều sự hỗ trợ hơn.
![]() |
Trong xã hội Trung Quốc truyền thống, duy trì mối quan hệ với họ hàng rất quan trọng, nhưng giới trẻ ngày nay không còn nghĩ vậy. Ảnh minh họa: The Farewell. |
Về phía những người chỉ trích hiện tượng cắt đứt quan hệ với người thân, họ cho rằng điều đó làm nổi bật sự thờ ơ và dửng dưng của thế hệ trẻ đối với các mối quan hệ gia đình. Với họ, đây là hành động “thiếu lòng hiếu thảo” và sẽ gây hối hận.
Một số khác liên tưởng xu hướng này với tỷ lệ sinh thấp của Trung Quốc, cho rằng nó sẽ gây bất lợi cho sự phát triển lâu dài của đất nước.
Hu Xiaowu, Phó giáo sư tại trường Khoa học Xã hội và Hành vi của Đại học Nam Kinh, nhận định người càng trẻ càng ít có khả năng tương tác với người thân. Hiện tượng này đặc biệt phổ biến trong thế hệ sinh sau những năm 1990 và những năm 2000 ở Trung Quốc.
Cắt đứt quan hệ với người thân trên thực tế trở thành chuẩn mực xã hội và sẽ tiếp tục sâu sắc hơn cùng với quá trình đô thị hóa, sự phát triển của Internet.
Ông Hu cũng cho rằng khi cắt đứt quan hệ trong gia đình, thế hệ trẻ đang hành động khác với cha mẹ của họ. Đây là kết quả của những thay đổi xã hội do quá trình đô thị hóa mang lại, gây ra sự biến đổi về tài chính, không gian sống và lối sống.
Phó giáo sư Hu nói với Southern Weeklyrằng ông không coi hiện tượng này là vấn đề xã hội mà là kết quả khách quan.
Nói từ trải nghiệm của mình, Hu cho biết ông lớn lên xa cách họ hàng sau khi chuyển từ quê hương Giang Tây đến siêu đô thị Nam Kinh hơn 2 thập kỷ trước.
Mặc dù em gái của ông Hu sống ở Chiết Giang và con cái của hai người là họ hàng gần, họ chỉ gặp nhau 1-2 lần/năm nếu rảnh rỗi trong những dịp lễ.
Theo ông Hu, sự xa cách này được tạo ra bởi thời gian và không gian do quá trình đô thị hóa của Trung Quốc mang lại, khiến cấu trúc của xã hội thay đổi.
![]() |
Theo chuyên gia xã hội học, xu hướng cắt đứt quan hệ xa cách trong gia đình là kết quả của những thay đổi xã hội do quá trình đô thị hóa mang lại. Ảnh minh họa:Sim Chi Yin/NPR. |
Hiện đại hóa cũng khiến người dân Trung Quốc bớt phụ thuộc vào “đại gia đình”.
Ông Hu nói rằng trong các xã hội nông nghiệp hoặc tiền hiện đại, mối quan hệ họ hàng rất được coi trọng vì việc mở rộng gia đình có thể nâng cao sự tồn tại và phát triển của đại gia đình. Do đó, tìm cách kết nối với người thân được coi là sự khôn ngoan sống còn.
Tuy nhiên, ngày nay, học sinh quay cuồng với việc học, trong khi người lớn bù đầu với công việc. Các mối quan hệ xã hội được hình thành trong quá trình này đều không phải là gia đình.
Với sự ra đời của Internet, mỗi người có quyền truy cập vào nhiều loại hình dịch vụ, giải trí ngay cả khi sống một mình và có thể tự chăm sóc mình. Trong bối cảnh như vậy, mối quan hệ họ hàng dần trở thành tùy chọn hơn là cần thiết.
Tờ Southern Metropolis Dailynhận định thay vì lo lắng giới trẻ bỏ rơi “gia đình”, cắt đứt quan hệ nên được coi là sự nâng cao nhận thức và xem xét lại các mối quan hệ hiện đại.
Nhiều người nhìn chung không thích những màn trò chuyện gượng gạo với họ hàng sau thời gian dài xa cách. Họ cũng cảm thấy khó chịu bởi một số hành động đi quá giới hạn của người thân.
Pan Duola cho biết cô sinh ra ở một thành phố cấp 3 ở tỉnh Quảng Đông, nơi tất cả họ hàng sinh sống. Cha cô là con trai cả và phải gánh vác hầu hết trách nhiệm tài chính trong đại gia đình, chẳng hạn như chăm sóc người già đau ốm và lo liệu ma chay.
Pan thường xuyên bị người thân chế giễu vì thành tích học tập kém, mắng mỏ vì nghe nhạc pop và gắn cho cái tiếng lười biếng, ham chơi.
“Người lớn không dạy tôi điều hay lẽ phải, mà chỉ bắt nạt tôi để trút bỏ áp lực cuộc sống”, cô nói.
Nhưng khi Pan được nhận vào trường âm nhạc danh tiếng, thái độ của họ hàng hoàn toàn thay đổi. Trong các cuộc họp gia đình, họ thúc giục con cái học hỏi từ cô.
Tất cả khiến Pan bối rối và căng thẳng. Cuối cùng, cô cắt đứt liên lạc với họ hàng và chỉ dành những ngày lễ, Tết bên cha mẹ.
Câu chuyện của Pan nhận được sự đồng cảm từ nhiều người.
“Có những người họ hàng lâu lắm mới gặp và chỉ nhăm nhe gây áp lực buộc tôi phải kết hôn, sinh con hay khoe công việc và tiền lương của họ, so sánh con rể và con dâu”, một người kể.
Trong hầu hết trường hợp, người trẻ Trung Quốc khó có thể nói chuyện với người lớn tuổi hơn.
![]() |
Mối quan hệ họ hàng dần trở thành tùy chọn hơn là cần thiết phải có với người trẻ Trung Quốc. Ảnh minh họa: Maria Orlova/Pexels. |
Nhà xã hội học Zhai Xuewei nói với The Beijing Newsrằng trong xã hội Trung Quốc truyền thống, có nền văn hóa “giữ thể diện” trong quan hệ họ hàng, cũng như người vế dưới phải tâng bốc bề trên trong bữa ăn.
Tuy nhiên, trên mạng xã hội Trung Quốc, chân dung người họ hàng lý tưởng được gọi là “dì út”. Trào lưu này trở nên phổ biến trong dịp Tết Nguyên Đán năm 2023.
TờLifeweek mô tả “dì út” là “em gái út của các thành viên lớn tuổi trong gia đình”. Đây là người lớn lên trong gia đình truyền thống, nhưng có cá tính mạnh mẽ, dám thể hiện bản thân.
“Dì út” không soi mói con, cháu mà đối xử bình đẳng và khuyến khích họ mạnh dạn là chính mình. Đối với thế hệ trẻ, đây là người chị và tri kỷ của họ.
Do đó, không phải những người trẻ không cần họ hàng, mà hy vọng mối quan hệ gia đình dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và độc lập. Họ cũng có thể khao khát được sống sao cho phù hợp với mình nhất, giống như “dì út”.
Tuy nhiên, ngay cả khi nhiều người trẻ phàn nàn về họ hàng và ủng hộ việc “cắt đứt quan hệ”, hành động của họ lại nói lên câu chuyện khác.
Trên thực tế, việc săn vé trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán hàng năm vẫn là cuộc chiến. Sau một năm làm việc xa nhà, hầu hết người Trung Quốc vẫn khao khát được trở về nhà và ăn bữa cơm sum họp với gia đình.
Có lẽ, chính cuộc đấu tranh nội tâm giữa việc “cắt đứt quan hệ hay không” dẫn đến việc một số người trút giận trên mạng về việc họ hàng của họ kỳ quặc như thế nào.
Rõ ràng, khi Trung Quốc chuyển đổi từ xã hội nông nghiệp truyền thống sang xã hội hiện đại, các mối quan hệ họ hàng cũng cần phải phát triển. Câu hỏi được đặt ra là liệu người Trung Quốc có đạt được những gì họ hình dung là mối quan hệ họ hàng lý tưởng?
Sự thật là sau nhiều năm thực hiện chính sách một con, nhiều người trưởng thành không có anh chị em. Các gia đình Trung Quốc cũng ngày càng nhỏ hơn.
Vài thế hệ nữa, những người bà con xa xôi như “dì Bảy”, “cô Tám” sẽ không còn nữa, theo Think China.
Do đó, như học giả Hu Xiaowu nói, không cần phải lo lắng về xu hướng “cắt đứt quan hệ” hay thậm chí làm bất cứ điều gì khi thực tế, mỗi người ngày càng có ít họ hàng và quy mô gia đình thu hẹp hơn.
Theo Zing
Thế hệ từ mặt họ hàng, bà cô, ông chú ở Trung Quốc
Ngày 25/6, đại diện công an tỉnh Bình Phước cho biết, đơn vị đã chỉ đạo Công an TP. Đồng Xoài (tỉnh Bình Phước) xác minh, xử lý nghiêm vụ việc một tài xế bị hành hung dã man trong đêm.
Trước đó, mạng xã hội lan truyền đoạn clip dài khoảng 3 phút ghi lại cảnh một tài xế trong lúc đón khách thì bị khách hành hung dã man. Theo đó, sự việc được xác định xảy ra khoảng 23h25 tối 23/6.
Vào thời điểm này, nam tài xế taxi đón 4 khách gồm 2 người phụ nữ, một thanh niên và một trẻ em trên ôtô 4 chỗ của mình. Trong lúc xe di chuyển, nam hành khách văng tục nên tài xế phản ứng.
Lúc này, nam thanh niên hỏi: “Mày thích đánh nhau không?”, sau đó dùng tay liên tục đấm vào mặt, đầu, người tài xế. Người phụ nữ đi cùng nam hành khách, ngồi ghế phía sau ra sức can ngăn.
Tuy nhiên, người này vẫn không dừng tay mà tiếp tục hung hãn hành hung tài xế. Sự việc khiến đứa bé trên xe khóc thét. Trong khi đó, nam hành khách vẫn ra sức vừa chửi rủa vừa thách thức tài xế.
Sau khi đăng lên mạng xã hội, đoạn clip được lan truyền với tốc độ chóng mặt khiến người xem phẫn nộ. Đa số người xem đều lên án mạnh mẽ hành vi côn đồ của nam hành khách và đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc xử lý.
“Người này có cách hành xử rất côn đồ cần phải có chế tài trừng trị thích đáng để răn đe chung. Hơn thế, trong lúc cả nước đang gồng mình chống dịch mà anh này lại không đeo khẩu trang. Nếu không xử lý triệt để hành vi này, các tài xế sẽ rất thiệt thòi”, tài khoản có tên LongQuangNguyen cho biết.
"Tôi bị choáng ngay cú đánh đầu tiên"
Trao đổi với PV, anh N.V.T. (ngụ tỉnh Bình Phước) cho biết, anh là tài xế bị hành hung trong đoạn clip được phát tán trên mạng xã hội những ngày qua. “Hiện, tôi vẫn đang làm việc với công an phường Tân Bình (TP. Đồng Xoài) về việc bị một hành khách tấn công vào đêm 23/6 vừa qua”, anh T. nói.
Dù được người phụ nữ cùng đi can ngăn nhưng nam hành khách vẫn không chịu dừng tay. (Ảnh cắt từ clip). |
Cũng theo anh T., đêm xảy ra vụ việc, anh nhận được khách đặt xe và đến địa điểm khách đặt lúc 23h cùng ngày. Anh T. kể: “Điểm đón khách là một quán ăn. Đến nơi, tôi gọi điện thoại cho khách đặt xe thì có một người phụ nữ bắt máy”.
“Lúc này, tôi cũng nghe trong điện thoại vọng lại tiếng trẻ em nói: “Xe đến rồi bố ơi”. Sau đó, người phụ nữ dắt theo một bé trai ra xe. Tiếp đó, người chồng vừa đi ra vừa nói chuyện với chủ quán. Hình như hai người đã xảy ra mâu thuẫn, xích mích với nhau bên trong”, anh T. kể thêm.
Ra đến xe, người phụ nữ yêu cầu anh T. chở gia đình mình đến nhà nghỉ T.A. Tuy nhiên, khi xe vừa di chuyển, nam hành khách có hành vi gác chân lên táp-lô xe ô tô. Anh T. nói: “Anh này quay sang tôi, hỏi “Gác chân được không?”.
“Tôi quay sang thấy anh có mang giày nên nói: “Dạ, anh bỏ giày xuống rồi gác thoải mái”. Tuy nhiên, anh này bất ngờ văng tục, chửi bới tôi rồi thách thức, đòi dừng xe để đánh nhau”, nam tài xế nói thêm.
![]() |
Suốt 5 năm làm nghề tài xế, đây là lần đầu tiên anh bị hành khách hành hung. (Ảnh nhân vật cung cấp). |
Mặc dù rất bất ngờ về việc nam hành khách vô cớ gây hấn, văng tục, thách thức, anh T. vẫn bình tĩnh giải thích. Tuy nhiên, không đợi anh T. nói thêm, nam hành khách bất ngờ lao đến tấn công anh tới tấp. Quá bất ngờ, anh T. bị nam hành khách côn đồ đánh trúng mặt và gục đầu chịu trận.
“Ngay cú đấm đầu tiên, tôi bị bất ngờ và choáng, không kịp mở cửa xe để chạy. Thế nên, anh ta có cơ hội đánh tôi liên tiếp. Mặc dù những người trên xe ra sức khuyên can nhưng anh này vẫn liên tiếp tấn công tôi. Thậm chí, khi đứa bé trên xe khóc thét, anh ta vẫn không chịu dừng tay”, anh T. nói.
Anh T. cho biết, anh không hề quen biết với nam hành khách nói trên. Trước và sau khi người này lên xe, anh và những người này cũng không hề xảy ra mâu thuẫn, cự cãi. Sau khi hành hung anh T., nam hành khách trên xuống xe, đi bộ về nhà.
Trong khi đó, anh T. đã đến bệnh viện khám, chụp phim để kiểm tra sức khỏe. “Tôi được các bác sĩ xác định chỉ bị thương phần mềm và được cho về nhà. Tôi đã làm nghề tài xế suốt 5 năm qua. Tuy nhiên, đây là lần đầu tôi gặp và bị hành khách hành hung như thế”, anh T. chia sẻ.
Nguyễn Sơn
Một bà mẹ đơn thân từng là lái xe cho hãng xe công nghệ Uber vừa nhận bằng cử nhân nhờ lòng tốt của một khách đi xe cách đây 3 năm.
">Tài xế taxi Bình Phước kể phút bị người đàn ông hành hung trên xe
Nhận định, soi kèo Cerezo Osaka vs Fagiano Okayama, 17h00 ngày 2/4: Không hề dễ nhằn
Bộ phim ‘Tình yêu không có lỗi, lỗi ở bạn thân’ đang dần đi đến chặng cuối khi từng bước hé lộ kết thúc. Nhiều đồn đoán xung quanh số phận của 2 nữ chính Lee và Katun. Dựa vào những tình tiết gay cấn của phần 5 tập 2 vừa lên sóng, có nhiều dự đoán về kết thúc của bộ phim đã được đưa ra.
Thiện thắng ác chiều lòng khán giả
Dễ thấy, đây là kết thúc được khán giả mong chờ nhất sau chuỗi những hành động ‘không yêu thương nổi’ của Lee. Từ người bạn thân luôn sát cánh bên nhau vượt qua khó khăn, Lee dần cướp đi hạnh phúc, công việc và những mối quan hệ xung quanh Katun. Người hâm mộ hẳn không quên phân đoạn Katun dắt tay Lee đi đánh ghen, phá đám lễ cưới của người yêu cũ rồi xót xa cho cô khi phải tự mình làm điều đó trong đám cưới của bạn trai mình và cô bạn chí cốt 20 năm. Thương Tun bao nhiêu, khán giả càng ‘ghét bỏ’ Lee. Trong mắt fan Việt, Lee như ác nữ mà người ta thường gọi là hồ ly tinh chuyên giành giật hạnh phúc của người khác.
![]() |
Đã đến lúc Katun phải vùng lên đáp trả 'ác nữ' Lee. |
Theo quy luật thường thấy của những bộ phim có hậu, không khó để hình dung ra cái kết của cô gái luôn làm điều xuất như Lee. Cô nhất định phải thua trong cuộc chiến ‘thiện – ác’ để ra đi với 2 bàn tay trắng.
Nhiều khán giả cho rằng ‘cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra’, nhờ sự thông minh và bản lĩnh, Katun sớm muộn sẽ vạch trần bộ mặt thận của cô bạn đểu. Cô sẽ phải trả giá bằng sự ghẻ lạnh của cả thế giới. Những người đàn ông mù quáng như Man và Nat sẽ dần nhận ra ai mới đích thực là người con gái đáng được yêu thương. Tận mắt chứng kiến sự phũ phàng Man từng làm với Katun để chạy theo Lee, fan ‘Tình yêu không có lỗi…’ lắc đầu với sự tái hợp giữa Man và Tun. Điều đáng được mong chờ nhất là 1 ‘Happy Ending’ cho cô nàng đanh đá và chàng ngốc mắt 1 mí Nat.
Tình yêu vô vọng đằng sau những dã tâm
Những ngày gần đây, cư dân mạng xôn xao về kết thúc không ngờ của bộ phim. Nhiều người cho rằng không phải ngẫu nhiên Lee từ 1 cô gái hiền lành, thánh thiện bỗng chốc có thể trở thành người đàn bà mang nhiều dã tâm. Đằng sau những ganh ghét, thù hận chắc chắc ẩn chứa nhiều bi kịch. Khán giả cho rằng, Lee là một người đồng tính. 20 năm qua, cô dành tất cả trái tim để yêu đơn phương mặc cho Katun vô tâm, hờ hững. Họ nghi ngờ tình bạn ngót nghét 2 thập kỷ ấy thực chất không phải tình bạn, đó là tình yêu nhưng chỉ 1 phía!
Không đáp lại tình yêu vô vọng của Lee, Katun có cho riêng mình những cuộc vui khác. Cô yêu Man 5 năm và sau đó là Nat. Lee bị phụ tình đã tìm đủ mọi cách để phá hủy cuộc đời Katun. Cô mồi chài Man, cướp đi Nat và quấy rối mỗi nơi Katun qua. Trong tập cuối của phần 1, hoạt cảnh 2 nữ chính gặp nhau dưới cơn mưa, Lee có nhìn thẳng vào mắt Katun và hét lên: ‘Lỗi lầm của người khác thì mày ghi nhớ, còn những tội lỗi của mày sao lại quên?’. Đây chính là mấu chốt để khán giả tin rằng, Katun đã làm đau Lee, chỉ là cô không thể nhớ!
![]() |
Đằng sau sự căm hận Katun của Lee phải chăng chính là tình yêu? |
Nếu vậy, cái kết này thật đau lòng và khó xử cho tất cả những nhân vật chính. Khi Tun không thể bù đắp những tổn thương Lee phải chịu suốt 20 năm, cũng chẳng thể tiếp tục trách móc những lỗi lầm của cô bạn. Và dù Tun chọn ai, Man hay Nat, thì vẫn có ít nhất 2 người phải chịu đau khổ.
Không ai phải khổ đau
Dù cướp Man trong tay Katun để ‘hợp thức hóa’ cái thai trong bụng, nhưng tình yêu Lee dành cho Man là có thật! Khán giả từng chứng kiến nhiều luồng tâm trạng hụt hẫng, cô đơn khi Man bất ngờ lạnh nhạt của Lee. Cả những ghen tuông khi Man tìm đến Katun sau những sóng gió cũng khẳng định Lee yêu Man rất nhiều. Suy cho cùng, Lee cũng chỉ là 1 cô gái mong mong yếu đuối. Trải qua những tổn thương khi bị người tình phụ bạc, Lee ghen tỵ với hạnh phúc của chính cô bạn thân. Luôn song hành cùng nhau, Lee tận mắt chứng kiến Man chiều chuộng, nâng niu Katun – Điều mà cô không có được từ bạn trai cũ.
Hơn nữa, cái thai trong bụng ngày càng to nhưng không ai chấp nhận làm cha đứa trẻ. Lòng dạ đàn bà đã xúi giục Lee làm những điều đáng trách. Ở góc độ vị tha, có thể hiểu Lee làm vậy vì bất đắc dĩ. Cô cho rằng Tun quá xinh đẹp và hấp dẫn, không Man thì cũng có nhiều người đàn ông khác sẵn sàng bao bọc và yêu thương Tun. Nhưng trớ trêu thay, sau đám cưới không lâu thì Man phát hiện mình bị lừa, quay lại van lơn tình yêu của Tun khiến Lee phát điên.
![]() |
Sự dịu dàng của Man khiến Lee ghen tuông với hạnh phúc của cô bạn. |
Chi tiết Man xô ngã khiến Lee sảy thai cũng là mấu chốt của nhiều tình tiết bi kịch. Rất có thể Lee cho rằng vì lưu luyến Katun nên Man đã đối xử tệ, khiến cô mất con. Từ đó hận Tun nhiều hơn và gia sức phá hoại.
Giả sử, nếu mọi chuyện chỉ dừng lại ở việc Man cưới Lee rồi cưu mang mẹ con cô, thì liệu Lee có tiếp tục âm mưu cướp Nat và quấy rối công việc của Katun như những gì xảy ra ở phần 2? Rốt cục 4 người họ có thể cùng nhau giải quyết những mâu thuẫn, kẻ biết điểm dừng, người mở lòng rộng lượng để rồi ‘đôi nào vào đôi nấy’ như các bộ phim truyền thống? Tất cả sẽ có trong những tập cuối của bộ phim Thái Lan gây sốt nhất thời gian vừa qua ‘Tình yêu không có lỗi, lỗi ở bạn thân’.
![]() |
Hạnh phúc sẽ mỉm cười với cả 4 nhân vật của 'Tình yêu không có lỗi' ? |
Kết thúc phim tình yêu không có lỗi lỗi ở bạn thân
Học viện mẹ chồng tập 2: Lâm Khánh Chi quỳ gối 'van xin' mẹ chồng để bảo vệ tổ ấm
Tổng cục Thống kê ghi nhận lao động một số địa phương có tốc độ tăng thu nhập cao hơn so với quý II, như Hà Nội đạt 10,7 triệu, tăng 6,6% tức 659.000 đồng; Nam Định 7,6 triệu, tăng 5,7%, tức 406.000 đồng.
Một số tỉnh thu nhập lao động giảm so với quý II, như Sơn La 3,6 triệu, giảm 7,8%, khoảng 305.000 đồng; Lạng Sơn 5,8 triệu, giảm 4,9% tương ứng 298.000 đồng; Cao Bằng giảm 3,5%, khoảng 114.000 đồng, chỉ còn 3,2 triệu mỗi tháng.
Thu nhập bình quân lao động quý III đạt 7,6 triệu đồng mỗi tháng
友情链接