Trân trọng thực tại
Luôn lo lắng cho tương lai và tiếc nuối chuyện trong quá khứ là điều mọi người hay làm. Thay vào đó, tại sao không sống cho thực tại. Mọi thứ xảy ra trong quá khứ là bước đệm định hình con người bạn ở hiện tại.
Những kinh nghiệm đó “nhào nặn” nên bạn. Hãy trân trọng quá khứ và học hỏi không ngừng để trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình.
Đừng “đứng núi này trông núi nọ”
Một người bạn của tôi một năm sau khi tốt nghiệp đại học quyết định sẽ đổi hướng trở thành diễn viên. Một anh bạn khác nhảy việc liên tục trong 6 năm ròng trước khi anh ấy bắt đầu khởi nghiệp và giờ đã có một công ty của riêng anh ta.
Một người bạn khác lại là nhân viên toàn thời gian trong suốt 12 năm và anh ấy vẫn đang tìm ra nghề nghiệp phù hợp thực sự với bản thân. Bạn biết không? Điều đó chẳng có gì đáng xấu hổ cả. Bởi vì mỗi người đều có một con đường riêng. Đừng quan tâm đến việc người khác đang làm, đừng “đứng núi này trông núi nọ”, hãy tập trung vào thứ phù hợp với bạn nhất.
Mọi thành công đều bắt nguồn từ hai chữ “khởi đầu”
Khi tôi bắt đầu khởi nghiệp, tôi muốn xây dựng một ứng dụng trên điện thoại. Tôi chỉ vướng một vấn đề: đó là tôi không có kiến thức căn bản để tạo ra ứng dụng đó. Tôi nghĩ rằng mình nên đợi sự giúp đỡ của ai đó hoặc đợi kỳ tích xảy đến.
Cuối cùng vào một ngày nọ, khi nói chuyện với người bạn của tôi về việc anh ấy xây dựng ứng dụng điện thoại như thế nào. Lúc đó tôi mới nhận ra tất cả mọi việc tôi nên làm từ lúc đầu là tự xin sự trợ giúp của người khác và tự mình học hỏi.
Một tháng sau đó, tôi có thể tự tạo ra một ứng dụng trên điện thoại iphone. Ứng dụng đó cho phép bạn tham khảo các câu hỏi sẽ được hỏi trong buổi phỏng vấn và thật bất ngờ, ứng dụng xếp vị trí thứ 3 trong danh sách những ứng dụng trả tiền trên Appstore.
Bạn thấy đấy, nếu muốn kinh doanh online, hãy bắt đầu bằng việc lập một website. Muốn thành một diễn viên, hãy bắt đầu bằng việc đi thử vai. Muốn trở thành bác sĩ, hãy bắt đầu học ngay từ bây giờ.
Đừng đợi ai đó “bật đèn xanh” hay chỉ đường vẽ lối cho bạn. Chính bản thân bạn là người quyết định đi tiếp hay chờ cho đến khi “đèn xanh” tiếp theo bật lên.
![]() |
(Ảnh: UO Blog) |
Học hỏi qua kinh nghiệm
Tôi muốn học cách xây dựng một trang web kinh doanh online. Nhưng điều quan trọng là tôi chưa bao giờ làm điều đó trước kia.
Ví dụ như tôi không chắc chắn những dịch vụ tôi mang lại cho khách hàng. Tôi chưa nắm vững giá cả thị trường. Tôi không biết trang đích nào được tối ưu hóa nhất cho kênh tiếp thị. Tôi cũng không chắc chắn loại quảng cáo nào sẽ tạo ra lượng truy cập nhiều nhất.
Vậy tôi đã làm gì sau tất cả những ngờ vực đó? Tôi thử nghiệm hết tất cả các phương pháp để tìm ra cách tiếp cận tốt nhất. Tôi tạo ra nhiều trang đích độc đáo khác nhau. Tôi viết nhiều bài báo với nội dung, phong cách và giọng điệu đa dạng. Tôi đích thân gọi tư vấn miễn phí cho 10 khách hàng để tìm ra thị hiếu của họ.
Cuối cùng, tôi có nhiều khách hàng hơn và dần dần việc kinh doanh của tôi cũng khởi sắc.
Tình yêu không chỉ là cảm giác, đó là sự lựa chọn
Sự bùng nổ của niềm phấn khởi ban đầu, tình yêu và niềm đam mê nhanh chóng không kéo dài. Nhưng một mối quan hệ chớm nở, tình yêu ví như chồi non mới mọc.
Thế rồi chồi non ấy cứ lớn dần lên, đến lúc nào đó nó cũng úa tàn và theo gió mùa đông rụng xuống. Tình yêu và niềm đam mê thường không trường tồn nhưng không phải không có sự vĩnh cửu trong tình yêu.
Tình yêu không chỉ là một cảm giác, đó là sự lựa chọn mà bạn thực hiện mỗi ngày. Chúng ta phải chọn cách để xua những phiền toái qua đi, chúng ta chọn cách tha thứ, sự tử tế, tôn trọng và chung thủy hoặc ngược lại.
Tình yêu có thể làm thay đổi con người bạn. Tình yêu đôi khi rất dễ nhưng đôi khi lại cực kỳ khó. Nó tùy thuộc vào cách chúng ta muốn hành động, suy nghĩ và mở lời như thế nào mà thôi.
Chồng van nài, nói tôi rời khỏi đây cũng được nhưng nhất định phải đợi anh, cho anh thời gian thuyết phục mẹ. Vì bố con anh cần tôi trong cuộc đời.
" alt=""/>Bài học cuộc sống: Trước tuổi 30, bạn nên nhận ra những điều này để không phải hối tiếcĐịa chỉ ăn đêm Hà Nội tiếp sức cổ động viên đi 'bão' mừng đội tuyển
Cách làm món gà hấp gừng thơm lừng sang cả nhà hàng xóm
Những món ăn chơi ngon hết xảy chốn Hà thành
Quán ăn nằm gần ngã ba đường Nguyễn Trãi – Phúc Hưng, quận 5, Sài Gòn là một trong những địa chỉ được nhiều thực khách người Hoa yêu thích. Với thâm niên hơn 30 năm, chủ hàng có bí quyết nấu nướng không phải ai cũng có được.
Theo chị Loan, quán do ba chồng chị mở cách đây đã nhiều năm. “Hiện ba tôi vẫn đứng bán buổi sáng nhưng vì lo cho sức khỏe của ba nên tôi và vài người trong nhà phụ vào buổi chiều và tối”, chị nói.
Đối với những khách quen của quán, hương vị món ăn được đánh giá là đậm đà từ cháo đến các món ăn kèm. Trong khi một số quán khác đi tìm công thức mới hoặc dung hòa cách chế biến cho phù hợp với nhiều thực khách hơn thì địa chỉ này vẫn giữ nguyên công thức lâu năm. Chủ hàng quan niệm, chất lượng món ăn còn nằm ở sự đặc biệt của mùi vị không lẫn vào những nơi khác.
Việc lựa chọn, bảo quản nguyên liệu cũng được quán chú trọng để bán được cả ngày. Mỗi tô cháo có khoảng 5 viên thịt bằm, kèm theo vài miếng lòng heo, rau tần ô.
Giá thành cho một suất ăn ở đây được đánh giá là đắt so với mặt bằng chung của các quán vỉa hè. Song, nhiều người cho rằng chất lượng của món ăn là điều khiến họ quay trở lại đây nhiều lần.
![]() |
Quán mở cửa từ sáng đến tối muộn và rất đông khách. Ảnh: Di Vỹ |
Do nằm ngoài đường nên quán mang lại cho khách sự thoải mái và thoáng mát. Khách gửi xe ở đối diện quán, không mất phí.
Quán mì gốc Hoa hai đời ‘cha truyền con nối’ ở Sài Gòn
Quán nhỏ nằm ở mặt tiền đường Võ Văn Tần, quận 3, Sài Gòn đã mở cách đây 20 năm. Anh Tâm, chủ quán hiện tại, cho biết, quán do thân sinh anh mở. Anh đã được học toàn bộ công thức nấu nướng của ông.
Thực đơn của quán anh Tâm có gần chục món, đa phần là các món mì ăn kèm hoành thánh, sủi cảo. Các bước chuẩn bị từ đi chợ, sơ chế đến nấu nướng đều do anh Tâm hướng dẫn các nhân viên làm cùng. Quá trình khép kín này được bắt đầu từ hừng đông để kịp mở quán lúc 6h sáng, bán cho đến nửa đêm. Theo chủ hàng, ngày trước, quán mở tới tận 2 – 3h sáng.
![]() |
Món ăn cũng được lòng nhiều người bởi lớp vỏ không quá dày và không bị nhão |
Bí quyết tạo nên sự thành công của món ăn nằm ở nước lèo. Vì quán chỉ có một nồi nước lèo dùng chung cho tất cả các món nên người chế biến phải rất cẩn thận khi nêm nếm để cho ra nước lèo ngon và đậm đà.
Món ngon được thực khách nhắc tới nhiều nhất đó là sủi cảo. Nhờ độ tươi của tôm mà miếng sủi cảo thêm ngọt. Tương tự, hoành thánh có nhân được nêm vừa vặn, nhỏ vừa ăn. Món ăn cũng được lòng nhiều người bởi lớp vỏ không quá dày và không bị nhão.
Mỗi tô mì hoành thánh hay mì sủi cảo có giá 40.000 đồng. Nếu chỉ ăn sủi cảo, khách sẽ trả 35.000 đồng. Bạn cũng có thể yêu cầu món yêu thích ăn kèm với nhau không theo thực đơn, chủ sẽ tính tiền riêng.
Những quán phở với hương vị lạ, lạ cả với người Việt như phở tôm hùm, phở mực nhưng lại khiến thực khách quốc tế suýt xoa.
" alt=""/>Món ngon Sài Gòn: Xe cháo vỉa hè, quán mì gốc Hoa lâu năm ở Sài Gòn![]() |
Tiến sĩ mỹ học Nguyễn Thế Hùng. |
Với ông, Tết là khoảnh khắc đáng nhớ nhất trong năm, khi 5 anh em ông được xúng xính mặc quần áo mới. Trên mâm cơm xuất hiện đĩa thịt lợn - món ăn xa xỉ mà đứa trẻ nào sinh ra trong thời kỳ ấy cũng mơ ước.
“Gần Tết tôi thường rất háo hức bởi không chỉ có bánh chưng xanh mà hơn hết anh em tôi sẽ được gặp bố.
Khi ấy, ông đang làm phó hiệu trưởng trường ĐH Tài chính (Hà Nội). Mẹ con tôi vẫn ở quê.
Tết trong ký ức của tôi là những chiều 30, 5 anh em bồn chồn, ra cổng ngóng bố. Khoảnh khắc nghe tiếng xe đạp của bố lọc cọc về đến cổng, chúng tôi như vỡ òa vì hạnh phúc”, tiến sĩ Thế Hùng nhớ lại.
Ông Hùng kể, ngày ấy bố ông đạp xe gần 100 km về quê thăm vợ con. Suốt thời gian dài không có bóng dáng bố bên cạnh nên ngày Tết được bố ôm ấp, vỗ về với những đứa trẻ thực sự thiêng liêng.
Bữa cơm ngày Tết của gia đình nghèo tươm tất hơn với giò lụa, thịt lợn luộc, bánh chưng xanh nhưng có lẽ dư vị ngọt ngào hơn cả là món canh rau tập tàng.
“Tôi nhớ như in những buổi trưa ngày 28, 29 Tết, tôi còn bé loắt loắt nhưng chịu khó ra đồng hái rau tập tàng. Thứ rau dân dã đó gồm rau dền cơm, rau rệu, rau sam. Sau khi nhặt, rửa sạch sẽ, mẹ tôi lấy chút mỡ xào với hành rồi đổ rau vào nấu.
Bát canh chẳng có tôm hay thịt nhưng mang hương vị ngon ngọt, khó cưỡng. Nhà nào khá giả mới có bắp cải, su hào ăn Tết vì hai loại rau này thuộc hàng đắt đỏ. Canh măng, bóng, mọc, súp lơ là những đồ quá xa vời”, người đàn ông này kể tiếp.
Năm 7 tuổi, gia đình tiến sĩ Thế Hùng chuyển ra Hà Nội. Lúc này, với cậu học trò nhỏ, Tết là được nghỉ học dài ngày, được đi chơi và mừng tuổi.
![]() |
Phút giây thảnh thơi bên khung đàn của nguyên giảng viên đại học. |
Thế nhưng vị tiến sĩ thừa nhận, khi trưởng thành, lập gia đình, ông lại sợ Tết vì gánh nặng cơm áo gạo tiền.
“Đồng lương nhân viên eo hẹp mà Tết phải lo đủ các lễ cho bố mẹ, thầy giáo, họ hàng và gia đình nhỏ.
Cách đây 40 năm, Tết của tôi gắn với hai từ cơ hàn. Tôi phải cặm cụi vẽ tranh đến tận đêm giao thừa để kịp giao cho khách, lấy tiền sắm Tết.
Một mình vợ vất vả lo dọn dẹp, bày biện nhà cửa. Trước giao thừa 1 tiếng, tôi mới buông cọ vẽ, ra phố mua cành đào giá rẻ về chưng trong nhà”.
Cũng theo vị tiến sĩ, ông từng gặp tình huống méo mặt vì cảnh túng thiếu.
“Lần đó, tôi chuẩn bị 1 xấp tiền trong túi đi thăm bạn bè. Chẳng ngờ đến chúc Tết, gia đình có đông trẻ con. Tôi không đủ tiền mừng tuổi, đến cháu cuối cùng thì hết tiền. Khi ấy tôi phải thú nhận là đã hết tiền mừng tuổi”, ông Hùng kể.
Thời bao cấp, mọi thứ đều khan hiếm và được phân phối. Trong suy nghĩ của người làm trụ cột gia đình, tiến sĩ Thế Hùng luôn nung nấu ý nghĩ kiếm thêm thu nhập cho vợ con.
“Nhà tôi ở khu phố cổ. Thú vui của tôi là được len lỏi khắp các phố phường, tham khảo thị trường. Một gia đình trên Hàng Mã còn thuê tôi sơn những con sư tử và dán đèn lồng…
Tôi nhận thấy nhiều nhà không có lịch treo tường nên nghĩ ra cách mua bìa cứng quét màu lên, lấy xốp trổ hình thù 12 con giáp, dán vào và gửi bán.
Mỗi tấm lịch tôi giao cho cửa hàng với giá 7 đồng. May mắn sản phẩm bán chạy, được nhiều người đặt hàng. Năm đó, tôi lo được cho vợ con một cái Tết ấm no”, ông Hùng bộc bạch.
Khi nghèo sợ Tết là vậy nhưng kinh tế đủ đầy, ông lại mong Tết đến. “Tôi tìm đến góc quán quen cùng vài người bạn thưở hàn vi, ngắm người lao động nghèo đi sắm Tết, hồi tưởng lại một thời quá vãng.
27, 28 Tết tôi đi chợ hoa, dùng máy ảnh ghi lại những hình ảnh dung dị thường nhật xung quanh. Với tôi Tết bắt đầu từ khi hoa đào khoe sắc trên phố.
Tuy nhiên tôi đánh giá cao sự tiết kiệm, tránh lãng phí trong dịp Tết. Một cành đào nho nhỏ giá 100 nghìn bày lên ban thờ cũng là không khí Tết, không nhất thiết phải cành đào lên đến vài chục triệu.
Tôi quan niệm Tết cần tiết kiệm, chi tiêu hợp lý. Đặc biệt, không sa đà vào cờ bạc, rượu chè, Tết là ngày vui nhưng đừng biến thành ngày sát phạt nhau.
Tết là ngày nghỉ ngơi, thư giãn sau 1 năm vất vả, nâng cao chất lượng sống”, vị Tiến sĩ mỹ học chia sẻ.
“Khác với những năm trước, 30 Tết năm đó, bố tôi đưa về cho chúng tôi mỗi người một cái áo, một cái quần. Số quần áo đó còn rất mới nhưng lại rộng thùng thình…”- ông Nguyễn Hùng Vỹ nhớ về kỷ niệm ăn Tết.
" alt=""/>Tết bao cấp: Khoảnh khắc vỡ òa ngày 30 Tết trong gia đình nghèo của vị tiến sĩ