- Ban đầu có 500 người đăng ký hiến máu vì chỉ nghĩ lấy vài giọt, khi thấy túi máu to quá, không ai hiến nữa.Cứ đầu năm, toàn bộ cán bộ nhân viên Viện Huyết học - Truyền máu TƯ cùng tham gia hiến máu để lấp khoảng thiếu hụt sau Tết. Không ít bác sĩ đã hiến 30-80 lần. Đằng sau đó là những câu chuyện đầy ắp kỷ niệm.
Phụ huynh đến phản đối, nói ‘lừa đảo’
TS Trần Ngọc Quế, Giám đốc Trung tâm Tế bào gốc, Viện Huyết học - Truyền máu TƯ vừa tham gia đăng ký hiến máu lần thứ 50. BS Quế là 1 trong 13 người đầu tiên của cả nước tham gia phong trào vận động hiến máu tình nguyện.
BS kể, năm 1993, đang là sinh viên năm 4 ĐH Y Hà Nội, khi đi trực tại BV chứng kiến rất nhiều bệnh nhân tử vong do không có máu truyền, cảm thấy rất xót xa. Ngày ấy, người dân chỉ biết đến cụm từ bán máu.
|
BS Quế (phải) vừa đăng ký hiến máu lần thứ 50 |
GS Đỗ Trung Phấn, khi đó là Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu TƯ nghĩ đến việc khởi xướng phong trào hiến máu tình nguyện, kêu gọi sinh viên trường y tham gia hiến máu và vận động nhưng giai đoạn đầu vô cùng khó khăn vì nhiều định kiến.
CLB vận động hiến máu ra đời nhưng không dám gọi thẳng tên mà phải đặt chệch là “CLB học sinh, sinh viên hoạt động nhân đạo”.
“GS Phấn phải đăng ký các buổi tuyên truyền với sinh viên về HIV/AIDS, sau đó lồng nội dung hiến máu vào. Sinh viên dù có hiến máu cũng không dám nói bởi dư luận coi đó là bán máu với cái nhìn hết sức nặng nề”, BS Quế kể.
Một ngày đẹp trời, CLB tổ chức đăng ký hiến máu tại Xuân Đỉnh (Hà Nội), bất ngờ nhiều phụ huynh tới trường phản đối, làm um lên vì “lừa con chúng tôi để bán máu”.
“Năm 1994, CLB đến trường ĐH Sư phạm 2 để vận động. Ban đầu nhà trường đồng ý vì nghĩ chỉ lấy 1 ống nhỏ, khi biết cả túi 250ml thì không đồng ý. Sau đó chúng tôi sang trường trung cấp cơ khí Việt Xô, lấy được 12 đơn vị máu ngoại viện đầu tiên”, BS Quế nhớ lại.
Đến năm 1996, Hà Nội ra mắt chi hội thanh niên vận động hiến máu tình nguyện, từ đó phong trào nhân rộng dần. 3 năm sau, mọi người vui mừng khi biết có tới 500 người tại Ninh Bình đăng ký hiến máu.
“Nhưng khi đến nơi, không một ai ra hiến vì nhìn thấy túi lấy máu to quá, ngay cả lãnh đạo. Dù chưa đến lịch, tôi vẫn phải ngồi xuống hiến. Sau thấy mình khoẻ mạnh, đi lại bình thường, hơn 100 người mới dám cho máu”, BS Quế kể.
Theo BS Quế, thời gian đầu tuyên truyền hiến máu “như bán hàng đa cấp”, phải lân la mời bạn bè, người thân quen đi cà phê, ăn cơm bụi để “rủ rê” đi hiến máu.
“Chỉ đợi bạn gật đầu là ngay lập tức bốc lên xe chở thẳng về viện, không kể sớm tối, đêm hôm”, BS Quế cười tươi nhớ lại.
Nhờ vậy, từ 300-400 đơn vị/năm trong những giai đoạn đầu, đến nay hiến máu tình nguyện đã trở thành phong trào tình nguyện lớn nhất cả nước.
Bác sĩ rủ người yêu đi hiến máu
BS Hoàng Chí Cương, Phó trưởng Khoa Miễn dịch, Viện Huyết học - Truyền máu TƯ là bác sĩ có số lần hiến máu, tiểu cầu kỷ lục, 86 lần.
Năm thứ 3 ĐH, chứng kiến bạn học bị ung thư máu, anh Cương 2 lần hiến máu cho bạn và kêu gọi cả lớp cùng tham gia, lần đầu được 70 đơn vị, sau được 40 đơn vị nhưng gần 1 năm sau, người bạn cũng ra đi.
|
BS Hoàng Chí Cương |
Theo BS Cương, dù là sinh viên trường y nhưng thời điểm đó nhận thức về hiến máu không nhiều. Mãi đến năm 2008 khi vào Viện Huyết học làm, anh mới đi hiến máu trở lại. Khi đó BS cho biết tiểu cầu của anh cao hơn người bình thường rất nhiều, lại thuộc nhóm máu hiếm AB nên gợi ý anh hiến tiểu cầu.
Từ đó đến nay, đều đặn mỗi năm anh hiến 8-9 lần, mỗi lần 2 đơn vị tiểu cầu. Đỉnh điểm năm 2017, khi dịch sốt xuất huyết tại Hà Nội bùng phát dữ dội, cần lượng tiểu cầu lớn, anh đã hiến 11 lần.
Do tiểu cầu chỉ bảo quản được 5 ngày nên anh ghi tên mình vào danh sách ngân hàng máu sống, để khi kho hết dự trữ phục vụ bệnh nhân cấp cứu, chỉ cần nhấc điện thoại là anh có mặt để hiến.
BS Cương kể, bạn đời cũng là bác sĩ đang làm tại BV Tai mũi họng TƯ nhưng trước thời điểm 2008 chưa từng tham gia hiến máu. Sau vài lần “rủ rê”, bạn gái đã gật đầu đồng ý đi hiến nhưng ngặt nỗi không đủ cân, nên lần nào cũng chỉ đi cùng để động viên.
Mãi đến năm 2009, sau khi sinh con đầu lòng, vợ BS Cương mới thực hiện được dự định ấp ủ từ lâu. Đến nay, chị đã hiến máu đều đặn được 13 lần.
Không chỉ có BS Quế, BS Cương, hàng ngàn bác sĩ tại nhiều cơ sở y tế khác vẫn đều đặn hiến máu, trong đó có không ít trường hợp nguy cấp, cần máu ngay tắp lự. Với tất cả những người hiến máu, đơn giản đó là sự sẻ chia.
Những anh hùng cứu chàng trai bị đâm, bụng trướng đầy máu
3 nhát đâm liên tiếp khiến chàng trai 30 tuổi rách cùng lúc nhiều phủ tạng như gan, phổi, dạ dày, mạch máu to như ngón tay cũng bị đứt lìa.
" alt=""/>Bác sĩ kể thời bị đuổi vì vận động hiến máu
Trước hết, chúng ta cần nắm được những nguyên nhân cơ bản dẫn tới việc ắc quy trên ô tô bị hết điện.
Nguyên nhân dẫn tới ắc quy ô tô hết điện
Việc để ô tô trong nhà không hoạt động trong một thời gian dài có thể khiến cho điện năng trong ắc quy bị hao hụt. Chính vì vậy, dù không đi đến nhưng thỉnh thoảng (khoảng 1 tuần) chủ nhân cũng nên khởi động xe khoảng 5 - 10 phút để đảm bảo xe sẽ vận hành tốt khi cần sử dụng.
|
Ắc quy ô tô hết điện là lỗi phổ biến thường gặp |
Nguyên nhân thứ hai khiến ắc quy ô tô không có điện là do ắc quy bị hỏng, không có khả năng giữ điện. Trong nhiều trường hợp, chỉ sau 1 đêm là ô tô đã không khởi động được. Nếu gặp nguyên nhân này, chúng ta nên thay thế chiếc bình ắc quy mới.
Nguyên nhân thứ ba là khi dừng, nghỉ, lái xe quên không tắt các thiết bị tiêu thụ điện như đèn, xi nhan, đầu DVD... Vì ắc quy trì duy trì điện trong một thời gian ngắn nên việc không tắt các thiết bị điện trong xe có thể dẫn tới tình trạng ắc quy bị hết điện và không thể khởi động được xe.
Nguyên nhân thứ tư là khi di chuyển trên vùng bị ngập nước, ô tô dễ bị chập điện gây tình trạng mất hết điện tích trong ắc quy.
Đó là những nguyên nhân cơ bản dẫn tới tình trạng xe không khởi động được do yếu điện. Vậy, phải làm thế nào để khắc phục tình trạng này?
Cách khắc phục khi ô tô bị hết điện
Với xe số, lái xe có thể nhờ người đẩy rồi vào số để khởi động xe. Nên vào số cao (số 4 hoặc số 5) để việc đẩy nhẹ nhàng và xe dễ khởi động hơn. Tuy nhiên, cách này không thể áp dụng được với các loại xe trang bị số tự động.
Cách phổ biến nhất là chuẩn bị sẵn trong xe hai đoạn dây điện riêng biệt dài khoảng 2 mét để câu bình điện khi gặp sự cố. Dùng một dây đỏ để nối hai cực dương, một dây đen để nối hai cực âm.
|
Khi ắc quy hết sạc với xe còn điện theo quy ước dây đỏ cực dương, dây đen cực âm |
|
Cách đấu nối dây diện sạc ắc quy ô tô |
Cho chiếc xe vẫn đang hoạt động bình thường đấu đầu vào xe hết ắc quy để sạc điện. Sau khi vệ sinh các cực của ắc quy, nối các đầu dây theo quy ước (đỏ +; đen -). Sau khi sạc khoảng 5 đến 10 phút là ắc quy có đủ điện để khởi động xe. Cách này không dễ thực hiện khi di chuyển ở vùng đồi núi hoặc lúc đêm khuya.
Để khắc phục tình trạng này, lái xe có thể chuẩn bị một bình ắc quy hoặc thiết bị sạc pin dự phòng.
Quốc Khánh
Vì sao ô tô dễ cháy nổ?
Theo các chuyên gia kỹ thuật về ô tô, có rất nhiều nguyên nhân khiến cho xe ô tô dễ cháy nổ tài xế nên biết để kịp thời xử lý kẻo gặp họa.
" alt=""/>Không khởi động được xe vì ắc quy hết điện, phải làm sao?