Cuối tuần qua,ãoTràMikhônggâythiệthạitớimạnglướiviễnthôla liga tây ban nha bão Trà Mi đã đổ bộ vào các tỉnh miền Trung, gây mưa lớn trên diện rộng. Tại một số địa phương, ảnh hưởng từ mưa lũ do cơn bão số 6 gây ra cũng dẫn đến tình trạng ngập lụt ở một vài nơi. Tuy vậy, việc đảm bảo thông tin liên lạc ở tất cả các tỉnh miền Trung vẫn được duy trì thông suốt.
Trao đổi với VietNamNet, ông Phạm Thanh Tân, Phó Giám đốc Sở TT&TT Quảng Bình cho biết, dù bão vừa đổ bộ, hệ thống thông tin liên lạc tại Quảng Bình không bị ảnh hưởng nhiều. Hiện tại tỉnh Quảng Bình chỉ có khu vực Lệ Thủy ngập trên báo động 3, nhưng đến sáng 28/10 nước đã bắt đầu rút.
Các trạm BTS, các tuyến cáp quang tại Quảng Bình không bị ảnh hưởng nhiều. Hệ thống thông tin liên lạc không bị mất sóng và chưa ghi nhận sự cố nào. Chỉ có một số trạm BTS bị ngập, một số vùng bị mất điện lưới, do đó đơn vị vận hành phải chuyển sang dùng máy nổ.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi tiếp tình hình, nhưng khả năng sẽ không có ảnh hưởng gì lớn”, ông Tân chia sẻ.
Theo ông Phạm Hồng Quảng, Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Quảng Nam, hạ tầng mạng lưới viễn thông tại địa phương này cũng không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi bão số 6. Do đó hệ thống thông tin liên lạc vẫn duy trì hoạt động bình thường.
Ngay khi có gió mạnh, các nhà mạng tại Đà Nẵng đã chủ động ứng phó, giảm bớt thiết bị để hạ tải trạm BTS, tất cả các tổng đài, nhà trạm đều có phương án dự phòng.
“Người dân miền trung, Đà Nẵng, Huế, Quảng Nam đã quen và có kinh nghiệm phòng chống bão từ lâu. Chỉ có những cơn bão lớn, đổ bộ trực tiếp thì hệ thống thông tin liên lạc mới bị ảnh hưởng”, Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Quảng Nam cho biết.
Tại Đà Nẵng, nơi bão Trà Mi đổ bộ, ông Lê Sơn Phong, Phó Giám đốc Sở TT&TT cho hay, trong đợt bão này, may mắn là hạ tầng mạng lưới viễn thông tại Đà Nẵng không bị ảnh hưởng. Bão chỉ làm đổ ngã cây xanh, trong khi đó, hệ thống thông tin liên lạc hiện vẫn đảm bảo 100% để phục vụ công tác chỉ đạo điều hành.
Trước đó, Bộ TT&TT đã có công điện yêu cầu Sở TT&TT các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận, các đơn vị thuộc Bộ cùng doanh nghiệp bưu chính, viễn thông phải chủ động ứng phó với bão Trà Mi.
Theo công điện, để chủ động ứng phó, các đơn vị phải triển khai và thực hiện nghiêm chế độ trực lãnh đạo, trực ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn và trực ứng cứu thông tin 24/24.
Các Sở TT&TT là đầu mối chỉ đạo các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông trên địa bàn phối hợp triển khai đồng bộ các phương án ứng phó, đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc cho lãnh đạo UBND, Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp tỉnh và chính quyền địa phương để chỉ đạo, điều hành công tác ứng phó với bão.
Các Sở TT&TT cũng cần tăng cường thông tin liên lạc tại các khu vực trọng điểm và những khu vực có thể bị ảnh hưởng của thiên tai, thông tin cho Sở Công thương các khu vực cần ưu tiên điện lưới cho các trạm BTS kiên cố chịu được rủi ro thiên tai cấp 4 để bảo đảm duy trì thông tin liên lạc...
Bộ TT&TT cũng chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn hệ thống thông tin liên lạc phục vụ công tác chỉ đạo điều hành ứng phó bão, lên phương án ứng cứu thông tin khi có sự cố xảy ra; tập trung gia cố nhà trạm, cột cao, cột anten thuộc các hệ thống đài phát, đài thu vô tuyến, hệ thống truyền dẫn và mạng ngoại vi có khả năng bị ảnh hưởng.
Sau những ảnh hưởng do cơn bão số 3 (bão Yagi) gây ra với mạng lưới viễn thông các tỉnh miền Bắc, Bộ TT&TT cũng đã xem đây như một bài học để tăng cường chuẩn bị cơ sở hạ tầng, kiên cố hóa mạng lưới viễn thông cho những tình huống thiên tai tương tự có thể xảy đến trong tương lai.
Bộ TT&TT yêu cầu nền tảng iQIYI tuân thủ pháp luật Việt NamQua giám sát, Cục PTTH&TTĐT phát hiện iQIYI vẫn cung cấp các chương trình truyền hình tại Việt Nam, không thực hiện đúng quy định pháp luật.