Nhận định, soi kèo Farul vs Unirea Slobozia, 21h30 ngày 7/4: Khó thắng cách biệt
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
Nhận định, soi kèo Nice vs Nantes, 1h45 ngày 5/4: Đến lúc bừng tỉnh
Dương Thị Nhật Lệ được người hâm mộ bóng đá Việt Nam biết đến khi bật khóc trên khán đài 4 năm trước. Cuộc sống hiện tại của cô nàng 9x này đã có nhiều thay đổi.
Trong trận chung kết giải Vô địch U19 Đông Nam Á mở rộng, ngay sau khi U19 Việt Nam thua U19 Nhật Bản, hình ảnh cô gái trẻ mặc áo cờ đỏ sao vàng, đôi mắt ngấn lệ đã thu hút được sự chú ý của nhiều người.
Dương Thị Nhật Lệ - cô gái được người hâm mộ bóng đá Việt Nam biết đến khi bật khóc trên khán đài 4 năm trước. Dương Thị Nhật Lệ (1993, Thanh Hóa) bỗng nhiên trở nên nổi tiếng. Cô gái sinh năm 1995 được mệnh danh là “Crying girl” vào thời điểm đó.
Tuy nhiên bên cạnh sự đồng cảm, Nhật Lệ cũng nhận được không ít những chỉ trích khi cho rằng cô nàng diễn trước máy quay.
Trước lời lẽ nặng nề đó, cô gái quê Thanh Hóa đã khóa trang Facebook cá nhân.
Cô gái 9x từng chia sẻ trên facebook: “Mình yêu bóng đá. Khi biết U19 Việt Nam đá gần giờ với Arsenal, mình đã chọn xem U19 Việt Nam đá, mặc dù là fan Arsenal...
Vì khi xem U19 Việt Nam thi đấu, cảm giác như đang xem Arsenal đá vậy, có quá nhiều cảm xúc. Khi biết được đi xem U19 Việt Nam trong trận chung kết, thật sự mình rất vui, đã thông báo ngay cho bố để chia sẻ niềm vui ấy”.
Từ khi nổi tiếng vào năm 2014 đến nay, cuộc sống của Nhật Lệ cũng đã có nhiều thay đổi.
Được biết, ngay sau khi tốt nghiệp Học viện Tài chính, Nhật Lệ lựa chọn về công tác tại một cơ quan nhà nước ở quê nhà Thanh Hóa. Cô nàng cho biết mình thích một cuộc sống bình yên và an toàn.
Mới đây, Nhật Lệ khiến mọi người ngỡ ngàng khi chia sẻ hình ảnh mặc váy cưới lung linh trên trang Facebook cá nhân. Chồng của cô gái trẻ công tác ở lĩnh vực ngân hàng.
Cô nàng chia sẻ hình ảnh mặc váy cưới lung linh trên trang cá nhân. Nhắc đến mối tình về người chồng hơn 2 tuổi của mình, Nhật Lệ từng chia sẻ trên một tờ báo mạng: “Mới gặp mặt chồng đã nói rõ với mình quan điểm “yêu chân thành, cưới nghiêm túc”. Mình choáng lắm vì còn trẻ quá mà nhưng không hiểu sao vẫn cho bản thân và anh ấy cơ hội”.
Đám cưới của Nhật Lệ đã được tổ chức vào ngày 21/5 vừa qua. Đám cưới của Nhật Lệ đã được tổ chức vào ngày 21/5 vừa qua. Hiện tại, cuộc sống làm vợ, làm dâu và mọi thứ đối với “Crying girl” rất bình yên và nhẹ nhàng.
Nữ MC gợi cảm nhận 'mưa' lời khen sau bình luận sắc sảo trên VTV
Xuất hiện trên sóng VTV, nữ MC Đoàn Lại Vân Anh khiến nhiều người thán phục với bình luận sắc sảo trước trận đấu giữa Thụy Điển và Hàn Quốc.
" alt="Hot girl bật khóc trên khán đài 4 năm trước giờ ra sao?" />Hot girl bật khóc trên khán đài 4 năm trước giờ ra sao?"'Chửi' ai chưa biết nhưng khi dựng vở, ngoài việc muốn xem hay, hấp dẫn, có thông điệp, đôi chút lãng mạn thì đặc biệt khán giả thích vở của chúng tôi phải 'chửi', 'chửi' theo kiểu phê phán một cái gì đó thật mạnh mẽ, dù báo chí đã làm mạnh lắm rồi", NSƯT Chí Trung chia sẻ.
Chí Trung trong chương trình Táo quân Nhà hát Tuổi trẻ vừa hoàn thành và cho ra mắt vở diễn "Lời nói dối cuối cùng", kịch bản của cố nhà văn Lưu Quang Vũ và công bố dự án "Chắp cánh niềm tin - kết nối tương lai" - mang vở diễn tới tất cả các tỉnh thành trên cả nước với kinh phí lên tới 4 tỷ đồng. Nhân dịp này NSƯT Chí Trung đã có những chia sẻ rất thật xung quanh chuyện làm nghề và quá trình dựng vở.
"Lời nói dối cuối cùng" vở kịch do đạo NSND Phạm Thị Thành dàn dựng cho lớp diễn viên tài năng của Nhà hát Tuổi trẻ ngày ấy như Lê Khanh, Lan Hương, Chí Trung, Đức Hải... được công diễn vào tháng 12/1985 và được khán giả đón nhận mạnh mẽ.
Cảnh trong 'Lời nói dối cuối cùng'. Hỏi NSƯT Chí Trung lý do tại sao hay chọn kịch bản của Lưu Quang Vũ để dựng, có phải bởi cái tên Lưu Quang Vũ đã là vé đảm bảo để vở diễn được chú ý ngay từ đầu?
Anh chia sẻ: "Khi đọc kịch bản, dù đã hơn 30 năm nhưng vở diễn với những thông điệp vẫn đúng, đủ bởi bản thân trong vở diễn đã hội đủ tính thông điệp, dự báo. Đặc biệt vở diễn kết cấu chặt chẽ, nhân vật xuất hiện có số phận, có sự tươi sáng, cái kết mang lại hạnh phúc đủ đầy cho người xem và người diễn. Ngày xưa khán giả cái gì cũng xem, miễn là của Lưu Quang Vũ và của Nhà hát Tuổi trẻ. Nhưng bây giờ khán giả khó tính hơn nhiều. Họ có nhiều lựa chọn, kể cả ngồi nhà không mặc gì họ cũng xem được cả thế giới. Nên tôi rất hiểu khán giả trẻ của tôi hiện nay, họ không chỉ muốn xem hay, hấp dẫn, có thông điệp, đôi chút lãng mạn và đặc biệt là họ muốn chúng tôi 'chửi', 'chửi' ai không biết nhưng cứ phải 'chửi', kiểu phê phán một cái gì đó thật mạnh mẽ, mặc dù báo chí đã làm.
Kịch bản văn học rất hay, từng lời văn có thơ mà từng lời thơ hàm ý văn học, giàu tính biểu tượng. Nói thế thôi, hay thì rất hay nhưng khi bắt tay vào làm lại khó vô cùng. Vì là vở cổ, với câu chuyện cổ xoay quanh nhân vật Cuội, Bờm, Lụa. Mà những câu chuyện cổ bây giờ đâu tiếp cận được với khán giả, nhất là khán giả trẻ. Chưa kể áp lực với tôi là phải giữ nguyên được nguyên tác. Thực ra là tôi tự gây áp lực cho mình. Tôi luôn muốn giữ hết mức nguyên tác của tác phẩm chứ không như nhiều đạo diễn khác là xé toang tác phẩm ra, chỉ lấy cái tên. Nên vấn đề đưa những thứ hấp dẫn khác, có điểm nhấn vào tác phẩm khiến tôi đau đầu. Lần này tôi đã nhớ tới nhạc sĩ Quốc Trung phụ trách âm nhạc dân gian cho tôi, anh đã đưa hip hop, rap vào", NSƯT Chí Trung chia sẻ.
Vẫn là Chí Trung với lối dàn dựng tác phẩm như một 'nồi lẩu thập cẩm' nhưng các vị đưa vào đều hài hòa? - PV hỏi. Đạo diễn Chí Trung cho biết: "Tôi luôn luôn lắng nghe xem khán giả của mình thích gì, tôi làm chiều theo khán giả. Hôm sơ duyệt, khán giả 600 người không ai bỏ về, duy chỉ có một cặp vợ chồng trẻ, tôi chạy ra hỏi ngay, lý do họ về là con họ khóc quá. Tôi thở phào nhẹ nhõm. Những bài đồng dao kiểu Bờm, Cuội nhạc sĩ Quốc Trung đã biến thành đọc hip hop. Nếu cứ để khán giả xem một vở cổ mà không đưa hơi thở thời đại vào thì làm sao giữ chân được họ lâu. Phần âm nhạc cũng được đầu tư nhiều nhất với tác phẩm sân khấu, bình thường chỉ 30 triệu đồng nhưng tôi đầu tư lên tới 50 triệu đồng".
"Lời nói dối cuối cùng" sẽ ra mắt ngày 17/9 tại Nhà hát Tuổi trẻ.
T.Lê
Chú rể điển trai hát cực hay tặng cô dâu trong đám cưới khiến dân mạng "tan chảy".Hotgirl đọ sắc hoa hướng dương khổng lồ ở Sa Pa" alt="Chú rể hát trong đám cưới khiến dân mạng sốt rần rần" />Chú rể hát trong đám cưới khiến dân mạng sốt rần rần
Nhận định, soi kèo TPHCM vs Sông Lam Nghệ An, 19h15 ngày 6/4: Bước tiến mạnh mẽ
- Nhận định, soi kèo Polissya vs Karpaty, 22h00 ngày 7/4: Đứt mạch bất bại
- Phục dựng vở kịch ‘Lời nói dối cuối cùng’
- Đói liên tục do bệnh gì?
- Tự hào với 22 di sản thế giới tại Việt Nam
- Siêu máy tính dự đoán Real Madrid vs Valencia, 21h15 ngày 5/4
- Bạn muốn hẹn hò tập 381: Ngoại hình chàng lái xe tải khiến MC Cát Tường xuýt xoa
- Xuân Bắc làm Phó Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam
- Giao lưu với các diễn viên Trung Anh, Thu Quỳnh, Tuấn Tú 'Về nhà đi con'
-
Nhận định, soi kèo Real Madrid vs Valencia, 21h15 ngày 5/4: Bắt nạt con mồi quen
Nguyễn Quang Hải - 05/04/2025 09:09 Tây Ban N ...[详细]
-
Bảo tàng trưng bày bồn cầu đúc bằng vàng 18 carat
Chiếc bồn cầu có một không hai do nhà điêu khắc Italia đúc bằng vàng khối 18 carat được trưng bày tại bảo tàng Guggenheim, thành phố New York.
Nghệ sĩ điêu khắc Maurizio Cattelan tạo ra sản phẩm này có đầy đủ chức năng sử dụng được lấy cảm hứng từ sự bất bình đẳng về kinh tế.
Một phóng viên của New York Times may mắn có cơ hội sử dụng trước ngày mở cửa cho công chúng chia sẻ rằng chiếc bồn cầu rất đẹp, lấp lánh, sử dụng rất tốt.
Việc trưng bày bồn cầu vàng giúp công chúng có điều kiện tiếp cận với sản phẩm xa xỉ mà lâu nay chỉ dành cho giới giàu có. Theo bảo tàng việc trải nghiệm các tác phẩm nghệ thuật là không phân biệt giàu nghèo.
Sản phẩm này có thể ra mắt sớm hơn nhưng do gặp khó khăn trong việc lắp đặt cũng như việc tìm nhà đầu tư nên nó bị trì hoãn cho tới bây giờ.
Theo Infonet
" alt="Bảo tàng trưng bày bồn cầu đúc bằng vàng 18 carat" /> ...[详细] -
Nhà thờ Tổ Hoài Linh, Cát Phượng bênh Hoài Linh: Nhà thờ Tổ không phải để kinh doanh
Hôm qua, ngày giỗ Tổ nghề sân khấu được tổ chức tại nhà thờ Tổ mới khánh thành của nghệ sĩ Hoài Linh ở Quận 9 (TP HCM) đã thu hút được sự tham dự của đông đảo nghệ sĩ và khán giả hâm mộ sân khấu phía Nam.
Cát Phượng chụp ảnh chung với Hoài Linh trong ngôi nhà thờ Tổ mới khánh thành.
Ngôi nhà thờ Tổ được xây dựng hoành tráng, trang trí lộng lẫy của nghệ sĩ Hoài Linh vẫn là tâm điểm chú ý của dư luận. Người khen cũng lắm mà người xì xào cho rằng Hoài Linh xây nhà thờ Tổ để kinh doanh và đánh bóng tên tuổi cũng có. Trước những thông tin trái chiều về bậc đàn anh trong nghề, nghệ sĩ Cát Phượng đã không giấu nổi bức xúc. Chị viết trên trang cá nhân:
"Có rất nhiều nguồn tin cho rằng: Hoài Linh Xây nhà thờ Tổ Nghiệp để bán vé kinh doanh, để Hoài Linh đánh bóng tên tuổi ...Và cũng có rất nhiều người nói: với số tiền cả trăm tỷ hơn sao Hoài Linh không làm từ thiện? Còn quá nhiều người nghèo ...
Dạ, thay mặt Hoài Linh Cát đây xin thưa: Đền Thờ Tổ xây lên với tiêu chí để các bậc tiền bối cũng như các con em, các cháu tề tựu cùng giữ gìn nền văn hoá, luôn mở rộng cửa chào đón tất cả mọi người mọi lúc mọi nơi, không bán vé kinh doanh khi vào...
Tên tuổi Hoài Linh hiện đang trên đỉnh của đỉnh chưa ai qua mặt, thế thì việc xây Đền Thờ Tổ Nghiệp để đánh bóng tên tuổi là chính đáng?
Vẫn biết người nghèo còn rất nhiều, và nghệ sĩ chúng tôi phải có trách nhiệm với những người nghèo hay sao? Làm thiện thì Hoài Linh đã từng làm rất nhiều. Nhưng giúp cái Ngặt không ai giúp nổi cái Nghèo các bạn ạ."Khi thoải mái đưa ra hoàng loạt những lý do thanh minh cho việc xây dựng nhà thờ Tổ của Hoài Linh là đúng đắn, Cát Phượng đã thông báo tin vui tới mọi người: Tin vui cho tất cả những ai yêu thương anh Hoài Linh cũng như muốn đến Đền Thờ tham quan thì cứ đến thả cửa nhé. Ăn mặc lịch sự, nghiêm túc ..Mở cửa từ 6h sáng đến 7h tối ngày 12/9".
Theo Dân Việt" alt="Nhà thờ Tổ Hoài Linh, Cát Phượng bênh Hoài Linh: Nhà thờ Tổ không phải để kinh doanh" /> ...[详细] -
Nhận định, soi kèo Atalanta vs Lazio, 22h59 ngày 6/4: Hụt hơi
Phạm Xuân Hải - 06/04/2025 07:07 Ý ...[详细]
-
'Những trái tim dũng cảm' đoạt giải Nhất cuộc thi ảnh Vì bình yên cuộc sống 2016
- Chiều ngày 25/10, 17 tác phẩm xuất sắc đã được Ban Tổ chức vinh danh trong lễ trao giải thưởng cuộc thi ảnh “Vì bình yên cuộc sống 2016” do Báo CAND phát động và tổ chức.
Sau 4 tháng phát động, Cuộc thi Ảnh với chủ đề “Vì Bình yên cuộc sống năm 2016” trên Báo Điện tử CAND đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo các nhà nhiếp ảnh ở hầu khắp địa phương trong và ngoài nước tham gia.
Ban tổ chức đã nhận được gần 8.000 phẩm của hơn 500 tác giả thuộc 51 tỉnh, thành phố trong cả nước gửi đến dự thi. Hà Nội có số lượng tác giả tham gia dự thi đông nhất với hơn 200 tác giả, Thành phố Hồ Chí Minh có hơn 100 tác giả cùng rất nhiều tác giả tới từ các địa bàn như Điện Biên, Cà Mau, An Giang, Bình Dương…
Tác phẩm "Những trái tim dũng cảm" đoạt giải Nhất
17 tác phẩm đoạt giải:
1 Giải nhất
- Tác phẩm "Những trái tim dũng cảm" đoạt giải Nhất của tác giả Nguyễn Tiến Anh Tuấn đến từ Hà Nội.
2 Giải nhì
- Tác phẩm "Mang niềm vui đến với các bệnh nhi" của tác giả: Trịnh Đình Thắng. (Hà Nội).
- Tác phẩm "Niềm vui của hai Cảnh sát bà đỡ” của tác giả Phạm Thuần Thư (Hà Nội).
4 Giải ba
- Tác phẩm "Cọc tiêu sau bão" của tác giả Lan Hương (Vĩnh Phúc)
- Tác phẩm "Giải cứu thiên thần từ lòng đất" của tác giả Đoàn Như Phú (Bình Dương).
- Tác phẩm "Đã có chúng con bên mẹ" của tác giả Danh Quốc (Thái Nguyên).
- Tác phẩm "Gồng mình chống lũ" của tác giả Vũ Tiến Tầm (An Giang).
Tác phẩm "Mang niềm vui đến với các bệnh nhi" đoạt giải Nhì
10 Giải khuyến khích
- Tác phẩm "Tình người nơi đất trại" của tác giả Trần Anh Tuấn (Quảng Bình)
- Tác phẩm "Bài học về an toàn giao thông"của tác giả Nguyễn Văn Đông (Khánh Hòa)
- Tác phẩm "Hiệp đồng chiến đấu" của tác giả Vũ Hoàng Anh (Hà Nội)
- Tác phẩm "Hà Nội, thành phố vì hòa bình" của tác giả Nguyễn Xuân Chính (Hà Nội)
- Tác phẩm "Con bình an rồi" của tác giả Nông Việt Linh (Hà Nội)
- Tác phẩm "Công việc thường ngày" của tác giả Hồ Sĩ Trung (Hà Nội)
- Tác phẩm "Tiếp cận mục tiêu" của tác giả Trà Minh Thiết (Quảng Trị)
- Tác phẩm "Phút tri ân" của tác giả Lê Hoàng Tùng Linh (Điện Biên)
- Tác phẩm "Vượt lũ" của tác giả Huỳnh Hữu Hoài Trung (Tiền Giang).
- Tác phẩm "Tuyên truyền nhân dân không mắc mưu kẻ xấu" của tác giả Hoàng Xuân Sang (Điện Biên)
P.T
" alt="'Những trái tim dũng cảm' đoạt giải Nhất cuộc thi ảnh Vì bình yên cuộc sống 2016" /> ...[详细] -
Chuyện thật của phóng viên chiến trường
- "Người phóng viên chiến trường không cần thiết phải hiện diện như một nhân vật trong ký sự về chiến tranh mà mình đang phản ánh", nhà thơ Nguyễn Quang Thiều chia sẻ.
Phóng viên chiến trường thường được coi là loại tác nghiệp báo chí nguy hiểm nhất nhưng cũng danh giá bậc nhất. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - người đã từng có mặt ở Pakistan trong lúc đất nước này rơi vào tình trạng báo động cao nhất của cuộc chiến tranh chia sẻ với VietNamNet quan điểm của mình về phóng viên chiến trường.
Nhà báo Lê Bình đang gây tranh cãi với phóng sự ở Syria "Tôi nhớ năm 2002 tôi và nhà báo Như Phong nay là TBT Báo điện tử Petrotimes sang Pakistan chứng kiến cuộc tấn công của quân đội Mỹ vào thành trì của một nhà nước hồi giáo cực đoan Taliban. Thực ra chúng tôi mới chỉ đứng ở vòng ngoài của cuộc chiến tranh chứ chưa thực sự đứng trong cuộc chiến cho dù muốn. Nhưng dù ở vòng ngoài thì nó cũng mang lại một cảm giác rất lạ lùng bởi ở đó đang trong tình trạng báo động cao nhất của cuộc chiến tranh và mọi điều đều có thể xảy ra.
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều. Hành trình chuẩn bị cho chuyến đi gồm những thứ nhẹ nhất, gọn nhất, tinh nhất và có thể hoà vào người dân ở đó để tham dự và đưa tin về cuộc chiến này. Chúng tôi tham gia vào các cuộc biểu tình, đến những nơi đánh bom cảm tử, lần mò vào vùng biên giới giữa Afganistan và Pakistan đầy rãy nguy hiểm ở đó. Chúng tôi vào những trung tâm đào tạo những đứa trẻ để trở thành những cảm tử quân mà sau này có thể sẵn sàng đánh bom cảm tử - Tử vì đạo và những nơi đó chứa đựng rất nhiều bí ẩn. Nhưng tất cả mới chỉ ở vòng ngoài, tôi khẳng định một lần nữa như vậy.
Theo tôi, nhà báo chiến tranh thực thụ phải là các nhà báo trong cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ họ cầm súng cụ thể, họ chiến đấu cụ thể, họ nằm trong chiến hào cụ thể, họ bị tấn công cụ thể, bị vây ráp... Còn sau này chúng tôi đi chỉ đưa tin hay tạo dựng một cái gì đó trong cái không khí phần nào đó trong cuộc chiến tranh đấy mà thôi. Cho nên cái trải nghiệm đó chưa thực sự là một trải nghiệm của một nhà báo viết về chiến tranh hay tham gia về chiến tranh. Tôi nghĩ rằng chuyến đi của chúng tôi hồi đó cũng chỉ mang lại một cảm giác hay một kinh nghiệm quan sát nhỏ nhặt như thế mà thôi.
Cái quan trọng nhất của một phóng viên chiến trường là người ta phải lột tả được, phải tập trung được vào những gì đang diễn ra trong cuộc chiến, còn tất cả các cảm xúc của phóng viên, sự thể hiện của phóng viên, quan điểm của phóng viên nhìn nhận cuộc chiến đó như thế nào, hay là sự chia sẻ của phóng viên với những nạn nhân ở vùng chiến sự đó nó lại thông qua các việc gián tiếp, nó ẩn ở sau những hình ảnh về cuộc chiến chứ không phải là chúng ta như một nhân vật hiện diện trong cuộc chiến đó.
Khi chúng ta xem một phim ký sự về chiến tranh, xem các bài báo viết về chiến tranh, hay đặc biệt là một phóng sự bằng hình ảnh về các cuộc chiến tranh lâu nay hay các cuộc chiến tranh đang diễn ra hay những cuộc xung đột lớn đang diễn ra trên thế giới thì ở đó chúng ta ít khi nhìn thấy các phóng viên, ít khi nhìn thấy các nhà báo mà chúng ta thấy hình ảnh trực tiếp về các cuộc chiến đó đang nổ súng thực sự, đang chảy máu thực sự và đang hy sinh thực sự, đang mất mát thực sự.
Nhưng các hình ảnh đó mặc dù là các hình ảnh trực tiếp của cuộc chiến tranh nhưng nó lại là cách nhìn của một phóng viên đối với cuộc chiến đó. Ngoài nghiệp vụ của báo chí, ngoài nghiệp vụ của một phóng viên thì ở đó chứa đựng quan điểm của người phóng viên về cuộc chiến đó, nhận thức về cuộc chiến đó và kêu gọi của người phóng viên để làm sao chấm dứt cuộc chiến đó để không mang lại những đau khổ, mất mát của cả hai phía. Tôi nghĩ đó là một quan điểm của người phóng viên chiến trường.
Và như vậy, tất cả hình ảnh của cuộc chiến tranh có thể là súng đạn, có thể là bom rơi, có thể là gương mặt của kẻ thù hay là của bên này hay của bên kia nữa chính là ẩn đằng sau nó chính là chân dung của một người phóng viên chứ người phóng viên không cần thiết phải hiện diện như một nhân vật trong cuộc chiến đó trong một ký sự đó.
Tình Lê (ghi)
" alt="Chuyện thật của phóng viên chiến trường" /> ...[详细] -
Nhận định, soi kèo Girona vs Liverpool, 00h45 ngày 11/12: Tính toán đường dài
...[详细]
-
Nhận định, soi kèo MU vs Man City, 22h30 ngày 6/4: Cái dớp của Pep
Phạm Xuân Hải - 06/04/2025 06:48 Ngoại Hạng A ...[详细]
-
Những thay đổi của bài thi TOEFL iBT năm 2024
Bà Đoàn Nguyễn Vân Khanh, Giám đốc điều hành IIG Việt Nam - đơn vị tổ chức bài thi này ở Việt Nam, cuối tháng 10 cho biết thông tin trên. Bài thi do Viện khảo thí Giáo dục Mỹ (ETS) thiết kế, đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anh ở 4 kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết.
Sau khi rút ngắn, cấu trúc bài gồm phần Đọc với 20 câu hỏi (35 phút); phần Nghe có 28 câu (36 phút), phần Nói 4 câu hỏi (16 phút) và Viết gồm hai câu (29 phút). Thời gian cho cả 4 phần thi là một tiếng 56 phút. Điểm tối đa mỗi phần là 30, tổng 120.
" alt="Những thay đổi của bài thi TOEFL iBT năm 2024" /> ...[详细]
Nhận định, soi kèo Nữ Úc vs Nữ Hàn Quốc, 16h30 ngày 7/4: Lại gieo sầu
Chôn nhời 4: Phạm Đông Hồng muốn dung hòa hài Nam
Là người đã có tới 22 năm làm đạo diễn những phim hài tết (khởi đầu là tác phẩm Râu Quặp), hài Tết đang bị chê đi vào lối mòn và kém duyên, vậy năm nay 2017 hài tết có gì khác với mọi năm?"Thực tế là các chương trình hài, gameshow… trên truyền hình cũng ngày một nhiều lên tới mức bão hòa", đạo diễn Phạm Đông Hồng.
- Khác chứ. Chưa năm nào tôi làm hài Tết nhiều như năm nay, tới 3 phim: Enter, Bờm và Chôn nhời 4.
Có lẽ lâu lắm rồi tôi không làm đề tài hiện đại. Enternhắm tới đối tượng trẻ là đối tượng dễ bị tổn thương bởi môi trưởng ảo.
Với hài hiện đại này, tôi mời khá nhiều diễn viên 2 miền Nam - Bắc như: Tường Vi, NSƯT Công Lý, NSƯT Chí Trung, NSND Tiến Đạt, Hiệp gà, Lê Thị Dần, Khanh Chi Lâm…
Trong khi đó,Bờmvà Chôn nhờivẫn là hài dân gian - đề tài mà tôi theo đuổi nhiều năm qua.
Chôn nhờinăm nay là năm thứ 4 làm Chôn nhời với fomat cũ nhưng nội dung mới và con người mới: Các sự kiện được báo chí quan tâm trong năm 2016 được chắt lọc rồi hài hước hóa trong phim, khi xem mọi người sẽ thấy những vấn đề xã hội như: Làm việc tốt như dọn rác tại sao cũng phải xin phép, xây chuồng gà cũng phải xin phép, Chọn cá hay chọn sắt?...
Đạo diễn Phạm Đông Hồng Nhưng tôi được biết, Chôn nhời nhiều năm qua đã có mặt NSƯT Phạm Bằng, với fomat cũ, ông làm thế nào để lấp được chỗ trống một cách hợp ký nhất khi NSƯT Phạm Bằng đã là người thiên cổ?
- Đây là một điều đáng tiếc với chúng tôi và Chôn nhời. Tiếc rằng ở Chôn nhời 4chúng tôi thiếu vắng đi một diễn viên được đông đảo công chúng yêu mến, đó là NSƯT Phạm Bằng. Nhưng chúng tôi sẽ cho NSƯT Phạm Bằng vào một vị trí mới và thay vào đó là Tân Tri Phủ do NSƯT Đức Khuê đóng.
Tôi có thấy ông mời các nghệ sĩ hài: Nam - Bắc kết hợp trong các tiểu phẩm hai của ông. Ông làm thế nào để kết hợp nghệ sĩ 2 miền vào tiểu phẩm hài khi mà vẫn có phân biệt rằng, nghệ sĩ hài miền Nam thường diễn ngẫu hứng, nghệ sĩ miền Bắc thì chăm chăm kịch bản?
- Việc mời nghệ sĩ hài hai miền tham gia diễn xuất trong phim của tôi là việc làm tôi đã làm từ lâu chứ không phải năm nay mới làm, trong nhiều năm trước ở tiểu phẩm: “Ăn vạ”, “Một ngày ở trần gian” và “ Trẻ con không ăn thịt chó”… tôi đã mời nghệ sĩ Hoài Linh, Hồng Vân… tham gia cùng các nghệ sĩ hài miền Bắc trong cùng một chương trình hài Tết.
Hiện nay, hài của chúng ta đang mang yếu tố vùng miền, bởi một lẽ phong tục tập quán khác nhau. Lý do nhiều năm tôi mời cả nghệ sĩ hài miền tham gia phim hài của tôi cũng chỉ có một nguyện vọng làm sao dung hòa được người xem của cả hai miền Bắc và Nam.
Năm nào cũng vậy, Tết đến xuân về là đĩa hài nở rộ. Doanh thu lớn từ các đĩa hài có phải là động lực để ông và ekip sản xuất nhiều hài Tết cho năm 2017 đến thế? Cái khó của làm hài là gì thưa ông?
- Chính khán giả là những người làm tôi có động lực mỗi khi nghĩ đến làm hài Tết. Nhiều năm nay tôi nhận được những lời động viên, khen ngợi của khán giả trong và ngoài nước. Có những người viết thư, nhắn tin trên mạng xã hội rằng: "Nhìn thấy chú (anh) là thấy Tết rồi". Hoặc "Tết nào nhà cháu (em) ngoài bánh chưng, đào, quất… cũng đều muốn có một cái đĩa hài của bác (anh) trong nhà". Chỉ bấy nhiêu thôi cũng làm tôi bao nhiêu năm nay vẫn say sưa với những dự án hài Tết.
Còn cái khó ư? Đó là phải vượt qua chính bản thân mình, sao cho năm nay phải làm hay hơn, mới hơn năm trước và điều đó làm tôi trăn trở hàng đêm mỗi khi có dự định làm hài Tết. Một cái khó nữa là luôn phải cân bằng giữa 2 con người trong tôi: đạo diễn (vì nghệ thuật) và Nhà sản xuất (vì tiền). Sự đấu tranh trong con người tôi luôn dai dẳng và cuối cùng thì con người đạo diễn luôn thắng.
Có cầu ắt có cung, nhu cầu giải trí mỗi dịp Tết đến của khán giả là có thật. Ông đánh giá như thế nào về chất lượng cung trong thị trường hài Tết?
- Những năm gần đây nhiều cá nhân cũng như tổ chức làm hài Tết, dường như cái “chợ” dần đông lên đó là theo quy luật của thị trường có cung ắt có cầu. Xong một vấn đề thực tế là các chương trình hài, gameshow… trên truyền hình cũng ngày một nhiều lên tới mức bão hòa. Người xem cũng có quyền xem chương trình này, không xem chương trình khác và đặc biệt trong dịp nghỉ Tết nguyên đán người Việt ta thường quây quần bên gia đình, họ hàng và không gì bằng những tiếng cười trong những ngày đó.
Hơn bao giờ hết, ngày nay công chúng là những người thông thái nhất, người ta có thể chọn những sản phẩm nào phù hợp với thị hiếu, hoàn cảnh của họ để xem trong dịp tết và tôi hy vọng những hài dân gian mà tôi làm sẽ đem lại tiếng cười tới từng gia đình người dân Việt Nam trong nước và ở nước ngoài.
Lằn ranh để khán giả biết đâu là hài nhảm, là hài chất lượng cũng rất mong manh, biết lắng nghe và khi làm bất cứ việc gì đều phải trăn trở, phải yêu cái nghề mình đã chọn tôi nghĩ, sẽ thành công và thị trường hài ngày càng chất lượng.
- Cảm ơn ông về những chia sẻ!
T.Lê
" alt="Chôn nhời 4: Phạm Đông Hồng muốn dung hòa hài Nam" />
- Nhận định, soi kèo Mainz vs Holstein Kiel, 20h30 ngày 5/4: Tiếp tục nỗ lực
- Tự hào với 22 di sản thế giới tại Việt Nam
- Sững sờ trước bảo vật kim ấn, sách vàng triều Nguyễn
- Căn bệnh khiến danh ca Elton John mất thị lực 6 tháng
- Siêu máy tính dự đoán Everton vs Arsenal, 18h30 ngày 5/4
- Hai cô gái bị Kang Ji Hwan cưỡng hiếp phải điều trị tâm thần
- Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện: Bộ VHTT&DL đang đi lầm đường