Vợ chồng tôi đều 35 tuổi, từ tỉnh lẻ lên Hà Nội học tập, lập nghiệp với hai bàn tay trắng. Thu nhập của chúng tôi không cao, tổng khoảng 25 triệu đồng/tháng. Cuối năm 2020, vợ chồng tôi đưa ra quyết định liều lĩnh khi mua một căn nhà ở Long Biên, Hà Nội với giá hơn 2 tỷ đồng, chấp nhận vay mượn khoảng 50% giá trị nhà.Chúng tôi có nhiều nguồn vay không mất lãi từ bạn bè thân thiết, người thân ruột thịt hai bên nội, ngoại. Người cho vay 20 – 50 triệu, người cho vay 100 – 150 triệu nên chỉ sau một thời gian ngắn huy động, chúng tôi đã vay được 700 triệu đồng. 300 triệu còn lại, vợ chồng tôi dự tính vay ngân hàng.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2019/08/02/13/chuoc-no-mua-nha-vo-chong-dau-kho-ban-nhan-cuoi.jpg) |
Nhiều cặp vợ chồng từ quê ra phố như vợ chồng tôi cũng đang đau đầu tính toán mua nhà Hà Nội (Ảnh minh hoạ) |
Qua tham khảo, chúng tôi thấy có những ngân hàng quảng bá lãi suất cho hình thức thế chấp vay mua nhà chỉ hơn 5%/năm nhưng có khá nhiều quy định ràng buộc, thủ tục hơi khó khăn và thời gian giải ngân lâu. Một số ngân hàng thì ngược lại, lãi suất cao nhưng thủ tục dễ dàng. Sau quá trình cân nhắc, vợ chồng tôi đã lựa chọn cách thế chấp sổ đỏ ngôi nhà sắp mua để vay tiền một ngân hàng có lãi suất tầm trung, khoảng 8,2 – 8,9%/năm nếu thời hạn vay trong 1- 2 năm.
Thế nhưng, quá trình làm việc với nhân viên của ngân hàng đó về sau không thuận lợi. Trong các cuộc nói chuyện, cậu nhân viên này thường ngỏ ý muốn chúng tôi vay nhiều hơn vì “đằng nào cũng mất một công vay, một công làm hồ sơ, thẩm định”. Đương nhiên vợ chồng tôi không đồng ý. Sau đó cậu ấy bảo nếu chúng tôi vẫn chỉ muốn vay số tiền nhỏ trên thì mất mấy triệu phí làm hồ sơ.
Rắc rối không đáng có này khiến chúng tôi hơn ức chế. Kể chuyện này với gia đình nhà chồng, mọi người khuyên vợ chồng tôi nên thử vay mượn thêm người quen để không mất lãi. Tuy nhiên, tôi không muốn như vậy. Vay mượn tiền bạc vốn là chuyện nhạy cảm, rất dễ mất lòng nếu hai bên không có sự thân thiết nhất định.
Phải nhấn mạnh rằng, 700 triệu kia tôi chỉ vay của anh, chị, em ruột thịt, bố mẹ đẻ, bố mẹ chồng, một vài người là cô, dì ruột và những người bạn thân thiết nhất. Đương nhiên, tôi vẫn có một số mối quan hệ có thể vay thêm tiền, nhưng vì không quá thân nên tôi không muốn hỏi vay, tránh sự ngượng ngùng cho cả đôi bên. Bởi họ không cho mình vay sẽ ngại, cho vay thì sẽ thiếu tin tưởng hoặc chỉ cho vay số tiền không đáng kể.
Tâm sự chuyện của mình với một người bạn cũng từng vay mượn mua nhà, tôi được cô bạn tiết lộ cho cách mà cô ấy từng áp dụng. Đó chính là vay khoản tiền tiết kiệm của những người họ hàng không quá thân cận, kinh tế khá giả, sống ở quê, rồi trả lãi như lãi ngân hàng. Người cho vay lẽ ra gửi tiết kiệm ngân hàng chỉ được hưởng lãi suất huy động khá thấp, còn cô bạn tôi vay tiền của họ trả theo lãi suất cho vay của các ngân hàng. Người cho vay sẽ được hưởng chênh lệch lãi suất thêm vài %/năm, ví dụ bình thường họ gửi tiết kiệm ngân hàng lãi suất chỉ hơn 5% năm nhưng cho cô bạn tôi vay thì lãi suất hơn 8%/năm. Còn cô bạn tôi thì vay được tiền mà không phải qua ngân hàng, tránh được thủ tục rườm rà và các khoản phạt nếu vi phạm thời hạn trả lãi, gốc.
Chuyện của cô bạn giúp tôi tìm được đường sáng cho khoản vay 300 triệu. Quả thực ở các vùng quê, gia đình nào có điều kiện, làng trên xóm dưới đều biết. Mọi người ở quê vốn thích an toàn nên tiền tích lũy thường không dùng để đầu tư mà sẽ gửi ngân hàng lấy lãi. Tôi nhờ mẹ chồng hỏi hộ một vài người họ hàng và đưa ra mức lãi suất cao hơn mấy phần trăm. Gia đình chồng tôi ở quê được tiếng hiền lành, cũng chưa từng vay mượn ai bao giờ nên họ khá tin tưởng, vui vẻ cho vay ngay. Tùy từng người, tiền lãi sẽ trả theo tháng hoặc thành một đợt cuối năm. Tiền gốc cứ giữ nguyên. Khi nào có đủ, vợ chồng tôi sẽ trả gốc một lần vào cuối năm, coi như chấm dứt khoản vay.
Nhờ cách này, vợ chồng tôi nhanh chóng vay được 300 triệu thiếu hụt. Sau đó, quá trình sang tên sổ đỏ diễn ra nhanh gọn, không phải rắc rối với các thủ tục thế chấp sổ đỏ, vay tiền ngân hàng.
Mua được nhà, dưới áp lực nợ nần, suốt một năm qua, vợ chồng tôi cũng làm việc tích cực hơn để kiếm tiền. Nhờ vậy, bất chấp ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, thu nhập năm qua của vợ chồng tôi tốt hơn một chút so với thời điểm trước khi mua nhà. Chúng tôi đã trả được một phần khoản nợ gốc 300 triệu vay mất lãi, trả được một vài khoản nợ nhỏ 20, 30, 50 triệu vay không lãi của bạn bè, người thân vì họ có việc gấp cần dùng.
Tôi biết có nhiều cặp vợ chồng từ quê ra phố như vợ chồng tôi cũng đang đau đầu tính toán mua nhà Hà Nội. Tôi kể ra câu chuyện của mình, hy vọng mọi người có thể tham khảo thêm một cách vay mượn để bớt đi những áp lực về tài chính, tinh thần khi phải vay số tiền lớn mua nhà.
Thanh Hằng (Hà Nội)
Độc giả chia sẻ ý kiến, thắc mắc, kinh nghiệm... trong việc mua bán nhà đất xin gửi ý kiến về email: [email protected]" alt="Mua nhà tiền tỷ Hà Nội nhờ vay tiền người quen trả lãi như ngân hàng"/>
Mua nhà tiền tỷ Hà Nội nhờ vay tiền người quen trả lãi như ngân hàng
Diện mạo mới của Bình ĐịnhLà người đam mê khám phá những vùng đất mới, anh Đặng Hoàng Long (Hà Nội) đã từng có dịp tới thăm Bình Định. Khi ấy, khu kinh tế Nhơn Hội vẫn còn là một dải cát hoang vắng, khắc nghiệt, còn bán đảo Phương Mai hoang vu, biệt lập giữa những đồi cỏ cằn cỗi, bạt ngàn cát trắng.
Trở lại Bình Định vào đầu năm 2022, anh Long không khỏi ngỡ ngàng. Cung đường ven biển tỉnh Bình Định (đoạn Cát Tiến - Đề Gi) và đường vào Cảng hàng không Phù Cát khang trang, sạch đẹp cùng hàng loạt các công trình giao thông kết nối đồng bộ, hiện đại, mang đến một diện mạo mới cho đô thị Bình Định.
Khu kinh tế Nhơn Hội với sự đổ bộ của hàng loạt dự án lớn đã biến nơi đây thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ hiện đại và quy mô bậc nhất của khu vực, trong khi đó, bán đảo Phương Mai với sự phát triển của du lịch, dịch vụ, đô thị đang dần trở thành kinh đô du lịch đặc sắc hàng đầu của Việt Nam và quốc tế.
Từ một địa phương tốc độ tăng trưởng chậm, Bình Định trong 5 năm trở lại đây đã bắt đầu vực dậy, trở thành một ngôi sao sáng với tốc độ tăng trưởng vượt trội. Tổng sản phẩm địa phương (GRDP) năm 2021 tăng 4,1%. Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh năm 2021 là trên 14.535 tỷ đồng, tăng 37% so với năm 2020, lần đầu tiên chạm mốc gần 15 nghìn tỷ đồng.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2022/02/12/16/2021-binh-dinh-thu-ngan-sach-nha-nuoc-cao-nhat-tu-truoc-toi-nay.jpg) |
Bình Định không chỉ có các thắng cảnh, bãi biển, bán đảo đẹp như mơ mà còn nhiều vùng vịnh, đầm phá, cồn cát, rừng ngập mặn, rạn san hô tuyệt đẹp |
Không chỉ là 1 trong 6 địa phương tiên phong thực hiện chuyển đổi số trong quản lý thu thuế, Bình Định 2 năm liên tiếp còn là điểm sáng về giải ngân vốn đầu tư công.
Đến nay, gần như 100% vốn đầu tư công được giải ngân, nhiều công trình trọng điểm của tỉnh được hoàn thành và đưa vào sử dụng, nhất là kết cấu hạ tầng giao thông luôn đi trước 1 bước, được khơi thông, tạo thông thoáng trong thu hút đầu tư.
Cụ thể, trước đó, trong giai đoạn năm 2019 - 2020, Bình Định đón hàng loạt sự kiện quan trọng, tạo đòn bẩy lớn giúp địa phương phát triển các tiềm năng, lợi thế vốn có, như: thay đổi chiến lược đầu tư tại KKT Nhơn Hội, mở rộng lên 14.308ha; mở chuyến bay quốc tế đầu tiên đến Quy Nhơn; mở rộng cảng biển Quy Nhơn lên gần 88ha…
Luôn đi tắt đón đầu về công nghệ, cải thiện môi trường đầu tư, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục đầu tư từ 32 ngày xuống còn 25 ngày, phát triển mạnh mẽ hạ tầng giao thông, khát vọng của Bình Định là trở thành 1 trong những tỉnh thuộc nhóm dẫn đầu khu vực miền Trung.
Tâm điểm thu hút đầu tư du lịch
Theo ông Hồ Quốc Dũng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định, tỉnh đang tập trung vào 3 trụ cột chính: Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Phát triển công nghiệp; Thương mại dịch vụ, nhất là du lịch.
Một minh chứng rõ nét cho bước phát triển đột phá của du lịch Bình Định đó là lượng du khách ngày càng tăng. Trước ảnh hưởng chung của Covid-19, lượng khách đến Quy Nhơn tuy giảm nhưng đây vẫn là địa phương thu hút nhiều du khách so với các tỉnh, thành khác, góp mặt trong nhiều bài báo quốc tế và liên tiếp được bình chọn là điểm đến hấp dẫn, an toàn hàng đầu tại Đông Nam Á.
Riêng trong dịp Tết Nhâm Dần 2022, Bình Định đón hơn 155.000 lượt khách, tăng 40% so với Tết năm 2021. Tổng doanh thu du lịch ước đạt hơn 117 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ năm trước. Các cơ sở lưu trú trong tỉnh mở cửa đón khách du lịch trong dịp này đạt 70 - 90% công suất phòng.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2022/02/12/16/2021-binh-dinh-thu-ngan-sach-nha-nuoc-cao-nhat-tu-truoc-toi-nay-1.jpg) |
Bình Định đã trở thành điểm đến an toàn - thân thiện - hấp dẫn và ngày càng "sáng hơn" trên bản đồ du lịch Việt Nam và thế giới. Nguồn ảnh: Phạm Ngọc Thành |
Hội tụ đầy đủ những điều kiện để phát triển du lịch đẳng cấp quốc tế, PGS.TS Trần Đình Thiên cho rằng, du lịch Bình Định còn đang vào đà vươn tầm toàn cầu: “Quy Nhơn - Bình Định không những đặt mục tiêu phát triển du lịch mang tầm nhìn châu Á, mà hoàn toàn có thể bứt phá vươn lên tầm toàn cầu”.
Đặc biệt, với chính sách trải thảm đỏ thu hút đầu tư du lịch, nhiều “đại bàng Việt Nam” đã đáp xuống Bình Định “làm tổ”, kiến tạo những quần thể du lịch tầm cỡ châu lục, giúp du lịch Quy Nhơn - Bình Định cất cánh vươn xa trong tương lai gần!
Hàng loạt ông lớn địa ốc đã đổ bộ vào Quy Nhơn, biến nơi đây trở thành một trong những điểm nóng về đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng của cả nước. Đi đâu cũng nghe nói về Quy Nhơn, về những cơ hội, về sự phát triển rầm rộ đang diễn ra nơi mảnh đất đầy tiềm năng này.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2022/02/12/16/2021-binh-dinh-thu-ngan-sach-nha-nuoc-cao-nhat-tu-truoc-toi-nay-2.jpg) |
Các doanh nghiệp lớn cùng bắt tay đưa Quy Nhơn - Bình Định vươn tầm trở thành điểm đến mới của Châu Á. Nguồn ảnh: Tập đoàn Hưng Thịnh |
Đặc biệt, để Quy Nhơn - Bình Định vươn tầm châu Á, các doanh nghiệp lớn đã bắt tay cùng đồng hành xây dựng chiến lược thúc đẩy du lịch Quy Nhơn toàn diện, bền vững, an toàn với những giá trị khác biệt.
Cụ thể, đầu tháng 1/2022, Tập đoàn Hưng Thịnh đã hợp tác cùng Tập đoàn tư vấn Boston (Boston Consulting Group - BCG) xây dựng đề án phát triển du lịch Quy Nhơn đến năm 2030 - tầm nhìn châu Á, hợp tác chiến lược với Vietravel, Đại học Quy Nhơn, Trường Quốc tế Pegasus nhằm nâng cao tầm vóc, mở rộng, quảng bá, kết nối Quy Nhơn với các thị trường du lịch quốc tế tại châu Âu, Mỹ, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hong Kong...
Nhìn vào những quyết sách đúng đắn trong hoạch định và thực thi chiến lược dựa trên nội lực sẵn có của địa phương cùng những chiến lược đầu tư táo bạo của các doanh nghiệp lớn, có đầy đủ lý do để tin tưởng miền Đất võ Bình Định trong tương lai gần sẽ trỗi dậy mạnh mẽ, vươn lên thành điểm sáng trong bức tranh phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và là điểm đến mới của châu Á.
Gần 15.000 tỷ đồng là con số rất ấn tượng với một địa phương thuộc khu vực miền Nam Trung Bộ như Bình Định, và càng ấn tượng nếu đem so với thời điểm năm 2015 khi mà thu ngân sách của tỉnh mới chỉ đạt ngưỡng 5.500 tỷ đồng. Tổng thu ngân sách gần 15.000 tỷ đồng của Bình Định cũng vượt mức tổng thu ngân sách hơn 12.000 tỷ đồng của Khánh Hòa - nơi vốn được coi là cực tăng trưởng, trung tâm của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. |
Tấn Tài
" alt="2021, Bình Định thu ngân sách nhà nước cao nhất từ trước tới nay"/>
2021, Bình Định thu ngân sách nhà nước cao nhất từ trước tới nay